Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc thể hiện sự tức giận một cách thích hợp hoặc gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc mạnh mẽ này, chúng có thể cần sự trợ giúp của chuyên gia sức khỏe tâm thần. Điều trị sẽ cung cấp kỹ năng cần thiết để trẻ cảm thấy tốt hơn. Sau đây AVAKids sẽ giúp bạn nhận ra 5 dấu hiệu cho thấy trẻ cần được giúp đỡ để kiểm soát cơn giận dữ.
Trẻ tức giận khó chịu. Nguồn hình Pixabay
Những nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy tức giận hoặc bộc lộ sự tức giận theo những cách thách thức thường gồm nhiều yếu tố. Những cảm xúc đau buồn liên quan đến việc cha mẹ ly hôn hoặc mất người thân chưa được giải quyết, có thể là gốc rễ của vấn đề. Trẻ từng bị chấn thương hoặc từng bị bắt nạt cũng có thể là lý do dẫn đến những cơn tức giận.
Một số cơn bộc phát tức giận còn có thể do vấn đề rối loạn sức khỏe tâm thần. Trẻ em bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn thách thức chống đối, hoặc rối loạn tăng động - giảm chú ý phải vật lộn để điều chỉnh cảm xúc của mình.
Bài viết liên quan: Khủng hoảng xa cách là gì? Ba mẹ nên làm gì để xoa dịu tâm lý cho trẻ?
Một số trẻ em dường như được sinh ra với sức chịu đựng thấp. Trẻ có thể thiếu kiên nhẫn, cố chấp hoặc hung hăng khi không vui. Đối phó với những hành vi không thể đoán trước của trẻ có thể gây căng thẳng cho cả gia đình.
Mặc dù lứa tuổi mẫu giáo trẻ cũng thường hay không kiểm soát được cơn tức giận nhưng điều quan trọng là cha mẹ cần để ý đến những hành vi khác với hành vi bình thường thời thơ ấu. Những dấu hiệu cảnh báo sau đây có thể cho thấy rằng cha mẹ nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia cho con mình.
Đánh anh chị em là điều bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi những cơn tức giận bộc phát của trẻ ngăn cản trẻ duy trì tình bạn hoặc cản trở việc phát triển mối quan hệ lành mạnh với các thành viên trong gia đình, thì đã đến lúc cha mẹ cần giải quyết vấn đề.
Bạn không cần phải đi nhẹ nói khẽ trong nhà của mình vì sợ con tức giận. Nếu hành vi tức giận của con gây ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn các hoạt động trong cuộc sống của cha mẹ và người thân thì bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến chuyên gia trị liệu. Việc bỏ qua các buổi đi chơi hoặc cho con đi chơi để tránh phiền muộn là những giải pháp tạm thời nhưng sẽ dẫn đến các vấn đề lâu dài.
Trẻ giải quyết tức giận bằng đánh nhau
Đánh nhau nên là phương sách cuối cùng để giải tỏa cơn giận dữ. Nhưng đối với những đứa trẻ có vấn đề về giận dữ, việc đả kích người khác thường trở thành phản ứng đầu tiên. Khi trẻ đấu tranh để giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột hoặc yêu cầu sự giúp đỡ, trẻ có thể đang sử dụng sự hung hăng như một cách để giải tỏa vấn đề của bản thân. Cha mẹ nên dạy cho con các kỹ năng khác để giải tỏa cơn tức giận, khi đó trẻ sẽ nhận ra hành vi bạo lực là không cần thiết.
Mặc dù những đứa trẻ 2 tuổi ném mình xuống sàn và đá vào chân khi chúng nổi điên là điều bình thường, nhưng điều đó không bình thường đối với một đứa trẻ 8 tuổi. Sự bộc phát tức giận phải giảm tần suất và cường độ khi con bạn trưởng thành. Nếu cơn giận dữ của trẻ có vẻ ngày càng trở nên tồi tệ, đó là dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ đang gặp khó khăn trong việc điều tiết cảm xúc của mình.
Khi trẻ trưởng thành, trẻ sẽ tăng cường khả năng chịu đựng các hoạt động gây khó chịu. Nếu một đứa trẻ 7 tuổi ném đồ chơi xây khối khi tác phẩm của trẻ bị lật đổ hoặc một đứa trẻ 9 tuổi vò nát giấy tờ mỗi khi trẻ làm sai bài tập về nhà, thì trẻ có thể đang cần được giúp đỡ để xây dựng khả năng chịu đựng sự thất vọng.
Trẻ phá đồ chơi vì thất vọng
Bài viết liên quan: Bí quyết để giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non - Ba mẹ có thể áp dụng ngay từ hôm nay
Nếu cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc giúp trẻ cảm thấy tốt hơn, giải tỏa những vấn đề trong lòng thì hãy cân nhắc nhờ đến sự trợ giúp của nhà tư vấn tâm lý. Một chuyên gia sức khỏe tâm lý - tâm thần có thể hỗ trợ cha mẹ trong việc dạy con các chiến lược quản lý cơn giận dữ. Họ cũng có thể giải quyết bất kỳ vấn đề sức khỏe tâm lý nào mà con bạn gặp phải.
Hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về những lo lắng của bạn. Bác sĩ có thể loại trừ bất kỳ vấn đề y tế nào góp phần gây ra vấn đề và sau đó giới thiệu đến chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Quỳnh tổng hợp từ verywellfamily
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!