1.1 Đồng giao là gì?
Đồng dao là thể loại thơ ca dân gian truyền miệng, thường được người lớn hoặc trẻ nhỏ hát khi chơi các trò chơi dân gian. Các bài đồng dao có âm điệu vui nhộn, sử dụng vần điệu, lặp từ giúp bé dễ ghi nhớ và tiếp cận ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Đồng dao không chỉ là những câu thơ, bài ca mang một hình thức giải trí mà còn là một phần quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ, tư duy và khả năng sáng tạo của trẻ em. Đây là những câu chuyện, hình ảnh tưởng tượng, hoặc các bài học về cuộc sống được truyền tải qua các hình thức nghệ thuật đơn giản, mang tính giáo dục.
1.2 Nguồn gốc các bài đồng giao
Đồng dao có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ sinh hoạt đời sống của người dân Việt Nam. Thời xưa, khi chưa có tivi, điện thoại, trẻ em thường tụ tập chơi các trò chơi dân gian, kết hợp hát đồng dao để tạo không khí vui vẻ và gắn kết.
Các bài đồng dao được truyền miệng qua nhiều thế hệ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi vùng miền lại có những biến thể lời ca khác nhau, phản ánh đặc trưng ngôn ngữ và phong tục địa phương.
Các bài đồng dao được truyền miệng qua nhiều thế hệ,
Đồng dao không chỉ là hình thức giải trí, mà còn mang đến nhiều giá trị giáo dục sâu sắc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển sớm của trẻ nhỏ:
Đồng dao không chỉ là hình thức giải trí, mà còn mang đến nhiều giá trị giáo dục
Bài 1: Kéo Cưa Lừa Xẻ
Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ
Bài 2: Cái Bống
Cái bống là cái bống bang
Khéo sảy khéo sàng giúp mẹ nấu cơm
Mẹ bống đi chợ đường trơn
Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng.
Bài 3: Nu Na Nu Nống
Nu na nu nống
Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Gót đỏ hồng hào
Không bẩn tí nào
Được vào đánh trống.
Bài 4: Ù À Ù Ập
Ù à ù ập
Bắt chập lá tre
Bắt đè lá uống
Bắt cuống lên hoa
Bắt gà mổ thóc
Bắt học học cho thông
Cày đồng cho sớm
Nuôi lợn cho chăm
Nuôi tằm cho rỗi
Dệt cửi cho mau
Nuôi trâu cho mập
Ù à ù ập.
Bài 5: Thằng Bờm
Thằng Bờm có cái quạt mo
Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy trâu
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè
Phú ông xin đổi một bè gỗ lim
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi
Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Bài 6: Dung Dăng Dung Dẻ
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.
Bài 7: Bắc Kim Thang
Bắc kim thang: cà, lang, bí rợ,…
Cột qua kèo là kèo ba cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi
Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi: Tò tí te! Tò te.
Bài 8: Chim Ri Là Dì Sáo Sậu
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác bồ nông
Bồ nông là ông sáo sậu
Sáo sậu là cậu chim ri
Chim ri là…
Bài 9: Bồ Các Là Bác Chim Ri
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri.
Bài 10: Tay Đẹp
Một tay đẹp
Hai tay đẹp
Ba tay đẹp
Tay dệt vải
Tay vãi rau
Tay buông câu
Tay chặt củi
Tay đắp núi
Tay đào sông
Tay cạo lông
Tay mổ lợn
Tay bắt vượn
Tay bắt voi
Tay bẻ roi
Tay đánh hổ.
Bài 11: Con Kiến Mà Leo Cành Đa
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra, leo vào
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra.
Bài 12: Con Mèo Mà Trèo Cây Cau
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo.
Bài 13: Mười Ngón Tay
Mười ngón tay
Ngón đi cày
Ngón tát nước
Ngón cầm lược
Ngón chải đầu
Ngón đi trâu
Ngón đi cấy
Ngón cầm bay
Ngón đánh cờ
Ngón chèo đò
Ngón giữ biển
Tôi ngồi đếm
Mười ngón tay.
Bài 14: Hai Bàn Tay
Tay này có
Tay này không
Xòe tay này
Xòe tay nọ.
Tay này có
Tay này không
Tay có bông
Dâng tặng mẹ.
Bài 15: Chi Chi Chành Chành
Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngủ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập.
Bài 16: Ai Làm Gì Đó
Khù khà khù khò
Ai làm gì đó?
A ! Là chú chó
Đang ngủ khò khò
Cút ca cút kít
Ai làm gì đó?
A! Là chuột chít
Dùng răng cắn gỗ
Hí hí ha ha
Ai làm gì đó?
A ! Ra là bé
Đang cười rất to.
Bài 17: Con Chim Se Sẻ
Con chim se sẻ
Nó ăn gạo tẻ
Nó hót líu lo
Nó ăn hạt ngô
Nó ăn lép nhép
Nó ăn gạo nếp
Nó vãi ra sân
Ở láng giềng gần
Đuổi con chim sẻ.
Bài 18: Con Vỏi Con Voi
Con vỏi con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Câu chuyện con voi.
Bài 19: Các Loài Kiến
Kiến mẹ kiến con
Kiến ở trên non
Là con kiến nhót
Hay đi lót nhót
Là con kiến hôi
Chân vướng nhọ nồi
Là con kiến nhện
Vừa đi vừa liệng
Là con kiến bay…
Bài 20: Nhong Nhong Nhong
Nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn
Nhong nhong nhong…
Bài 21: Tập Tầm Vông
Tập tầm vông, tay không tay có?
Tập tầm vó, tay có tay không?
Tay nào không? Tay nào có?
Tay nào có? Tay nào không?
Bài 22: Nói Ngược
Bong bóng thì chìm
Gỗ lim thì nổi
Đào ao bằng chổi
Quét nhà bằng mai
Hòn đá dẻo dai
Hòn xôi rắn chắc
Gan lợn thì đắng
Bồ hòn thì bùi
Hương hoa thì hôi
Nhất thơm thì cú
Đàn ông to vú
Đàn bà rậm râu
Hay cắn là trâu
Hay cày là chó.
Bài 23: Bê Vàng
Bê là bê vàng
Bê đứng rền ràng
Bê đi với mẹ
Bê chạy xuống bể
Bê chạy lên ngàn
Mà cọp mang
Mà sấu nuốt
Đi tìm nơi cỏ tốt
Bê gặm cho ngon
Bê là bê con
Bê là bê vàng.
Bài 24: Bí Ngô Là Cô Đậu Nành
Đậu nành là anh dưa chuột
Dưa chuột là ruột dưa gang
Dưa gang họ hàng dưa hấu
Dưa hấu là cậu bí ngô
Bí ngô là….
Bài 25: Bịt Mắt Bắt Dê
Một bầy trẻ nhỏ
Bịt mắt bắt dê
Dê vấp bờ hè
Ngã kềnh bốn vó
Mọi người cười rộ
Cố đuổi vòng quanh
Dê chạy thật nhanh
Túm ngay một chú.
Bài 26: Bà còng đi chợ trời mưa
Bà còng đi chợ trời mưa
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng
Đưa bà đến quãng đường đông
Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà
Tiền bà trong túi rơi ra
Tép, tôm nhặt được trả bà mua rau.
Bài 27: Cục ta cục tác
Cục ta cục tác
Diều con hung ác
bay lượn trên đầu
Gà con chơi đâu
Mau về mẹ ủ
Mẹ con đông đủ
Chẳng sợ diều hâu
Cục ta cục tác
Bài 28: Cái ngủ
Cái ngủ mày ngủ cho lâu
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được con trắm con trê
Kéo cổ lôi về cho cái ngủ ăn
Bài 29: Gà con giúp mẹ
Gà mẹ nằm ngủ
Hai chú gà con
Lon ton lon ton
Nhảy lên lưng mẹ
Se sẽ, se sẽ
Nhặt những bọ gà
Con giúp mẹ cha
Ai mà chẳng mến.
Bài 30: Tu hú là chú bồ các
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các...
Bài 31: Mẹ em đi chợ đàng trong
Mẹ em đi chợ đàng trong
Mua em cây mía vừa cong vừa dài
Mẹ em đi chợ đàng ngoài
Mua em cây mía vừa dài vừa cong.
Bài 32: Mau mau tỉnh dậy
Tiếng con chim ri
Gọi dì, gọi cậu
Tiếng con sáo sậu
Gọi cậu, gọi cô
Tiếng con cò cò
Gọi cò, gọi chú
Tiếng con tu hú
Gọi chú, gọi dì
Mau mau tỉnh dậy
Mà đi ra đồng.
Bài 33: Con gà cục tác cục te
Con gà cục tác cục te
Hay đỗ đâu hè, hay chạy rông rông
Mà gà thì đỏ hồng hồng
Cái mỏ thì nhọn, cái mông thì tươi
Cái chân hay đạp hay bươi
Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay.
Bài 34: Giã gạo thổi cơm
Giã gạo thổi cơm trưa
Còn thừa để đến tối
Ai vay thì nói dối
Nhà tôi hết gạo rồi
Chống cối lên!
Bài 35: Hạt mưa hạt móc
Tôi ở trên trời
Tôi rơi xuống đất
Tưởng rằng tôi mất
Chẳng hoá tôi không
Tôi chảy ra sông
Nuôi loài tôm cá
Bài 36: Cái cò đi đón cơn mưa
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm chốn cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh
Bài 37: Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Chú Cuội ngồi gốc cây đa
Để trâu ăn lúa gọi cha ơi ơi
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Ông thì cầm bút cầm nghiên
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa
Để giúp bé học thuộc và yêu thích các bài đồng dao, cha mẹ nên áp dụng các cách sau:
Khi đọc đồng dao, hãy khuyến khích bé vỗ tay, nhún nhảy
Chọn bài phù hợp độ tuổi: Với bé dưới 3 tuổi, nên ưu tiên những bài đồng dao ngắn gọn, vần điệu đơn giản, dễ hát và dễ nhớ. Từ 4 tuổi trở lên, có thể chọn các bài dài hơn, có nội dung phong phú, mang tính giáo dục nhẹ nhàng.
Tránh bài có từ ngữ khó hoặc nội dung khó hiểu: Hãy chọn những bài sử dụng từ ngữ quen thuộc, dễ hiểu để bé không bị hoang mang, giảm hứng thú học.
Tăng cường sự tương tác: Thay vì để bé chỉ nghe hoặc xem video một chiều, cha mẹ nên cùng đọc, hát và chơi với con để tăng sự gắn kết và giúp bé tiếp thu tốt hơn.
Gắn liền với kỹ năng sống: Ưu tiên các bài có nội dung liên quan đến bài học đạo đức, vệ sinh cá nhân, yêu thương gia đình, lễ phép... để giúp bé tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên.
Đổi mới thường xuyên: Để tránh nhàm chán, hãy thay đổi bài hát theo tuần hoặc theo chủ đề như động vật, gia đình, mùa hè, trung thu...
Đồng dao không chỉ là trò chơi tuổi thơ, mà còn là chiếc cầu nối giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cảm xúc và gắn bó với cội nguồn văn hóa dân tộc. Chỉ với những vần thơ ngắn gọn, vui tươi, bé có thể học được rất nhiều điều bổ ích. Bố mẹ hãy cùng con đọc, hát và chơi với những bài đồng dao mỗi ngày để tuổi thơ của bé tràn đầy tiếng cười và yêu thương.
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!