Thay vì phạt con trong nước mắt, ba mẹ thông thái sẽ làm những điều này

Đóng góp bởi: Võ Thị Ngọc Hà
Cập nhật 31/08
828 lượt xem

Cha mẹ tốt có những đặc điểm chung nào? Những điều nào cha mẹ tốt (hoặc không tốt) đã làm?... là những câu hỏi mà nhiều người làm cha mẹ quan tâm. Tất nhiên, những đặc điểm của cha mẹ tốt không cố định hay tuyệt đối, những điều phù hợp với cha mẹ này nhưng lại không phù hợp với người khác. Nhưng nhìn chung, những đặc điểm và thói quen mà cha mẹ nuôi dạy con tốt điều có sự tương đồng.

Trẻ sẽ hưởng được nhiều lợi ích nếu cha mẹ luôn quan tâm, chăm sóc và yêu thương trẻ. Ảnh: freepik

Trẻ sẽ hưởng được nhiều lợi ích nếu cha mẹ luôn quan tâm, chăm sóc và yêu thương trẻ. Ảnh: freepik

Mỗi đứa trẻ, mỗi bậc cha mẹ và mỗi gia đình đều có những nhu cầu, hoàn cảnh riêng. Nhưng hầu hết trẻ sẽ được nhiều lợi ích khi cha mẹ luôn nỗ lực quan tâm, chăm sóc và yêu thương trẻ vô điều kiện. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu những cách để trở thành cha mẹ tốt nhé!

1Hãy hướng dẫn, hỗ trợ - Đừng ra lệnh và thúc ép

Cha mẹ thường muốn con mình thành công, hay giỏi trên một lĩnh vực như: phải biết chơi giỏi nhạc cụ, chơi thể thao xuất sắc hay đạt điểm cao nhất… nên thường thúc ép, dỗ ngọt, đòi hỏi hoặc thậm chí đe dọa trẻ bằng hình phạt.

Thực tế là, trở thành cha mẹ nghiêm khắc không có khả năng giúp trẻ tiến xa hơn việc hỗ trợ và nhẹ nhàng động viên khi trẻ cần.

2Hãy để trẻ tự lập

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tự làm mọi việc một cách độc lập. Ảnh: freepik

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ tự làm mọi việc một cách độc lập. Ảnh: freepik

Các bậc cha mẹ tốt biết rằng con cái phải tự làm mọi thứ như làm bài tập về nhà, làm việc nhà hay kết bạn… Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là hướng dẫn để trẻ có thể tự giải quyết mọi việc. Thật khó để cha mẹ biết nên giúp thế nào và phạm vi nào là đúng, vì vậy cha mẹ nên để trẻ tự tìm hiểu và xử lý việc của trẻ.

Cha mẹ giúp trẻ làm một việc gì đó là tốt khi và chỉ khi mục đích cuối cùng của việc giúp đỡ chính là dạy trẻ tự lập.

Ví dụ: Cha mẹ không nên làm bài tập về nhà cho trẻ hoặc đưa ra mệnh lệnh rằng bọn trẻ sẽ chơi gì và chơi như thế nào vào một ngày rảnh rỗi. Đó là những ví dụ rõ ràng về “cha mẹ trực thăng” (cha mẹ hay giám sát mọi điều xảy ra trong cuộc sống của trẻ).

Tốt nhất là cha mẹ hướng dẫn cho trẻ cách giải bài tập về nhà hoặc giải quyết vấn đề với bạn bè một cách tôn trọng. Thông qua những điều đó chính là cha mẹ đang cung cấp cho trẻ những công cụ tốt cho tương lai.

3Hãy nhớ rằng trẻ luôn dõi theo

Cha mẹ không phải lúc nào cũng là người hoàn hảo, nhưng các bậc cha mẹ tốt luôn biết rằng trẻ luôn xem cha mẹ là tấm gương để trẻ noi theo.

Nếu cha mẹ muốn con mình trở nên tử tế, đồng cảm và cư xử tốt khi chúng lớn lên, cha mẹ phải cố gắng thực hiện hành vi tốt nhất của mình và tôn trọng người khác.

4Đừng bao giờ ích kỷ, cay cú hoặc không tử tế với trẻ

Khi la mắng trẻ, cha mẹ nên tự hỏi mình có muốn bị đối xử như vậy không? Ảnh: freepik

Khi la mắng trẻ, cha mẹ nên tự hỏi mình có muốn bị đối xử như vậy không? Ảnh: freepik

Cha mẹ có thể thỉnh thoảng mất bình tĩnh hoặc la mắng nhưng xúc phạm, sỉ nhục hoặc coi thường trẻ không bao giờ là một cách dạy tốt. Cha mẹ nên tự hỏi mình có muốn bị đối xử như vậy không?

5Thể hiện tình cảm với trẻ

Những điều đơn giản nhưng thể hiện được tình cảm cha mẹ dành cho con. Ảnh: freepik

Những điều đơn giản nhưng thể hiện được tình cảm cha mẹ dành cho con. Ảnh: freepik

Cha mẹ có thể rất bận rộn, không có thời gian quan tâm và thường quên đi việc thể hiện tình cảm với con cái. Những cử chỉ nhỏ của cha mẹ như viết ghi chú dán lên hộp cơm của trẻ hoặc chia sẻ những câu chuyện, vấn đề của cha mẹ với trẻ là cách để củng cố mối quan hệ của cha mẹ và trẻ. Điều đó cũng giúp trẻ thấy mỗi ngày cha mẹ đều yêu thương trẻ rất nhiều.

Bài viết liên quan: Bật mí 7 kiểu nuôi dạy con cái thông minh. Bạn đang là cha mẹ kiểu nào?

6Hãy xin lỗi nếu cha mẹ có sai lầm

Cha mẹ dạy trẻ nên phải tự nhận những điều chúng đã làm sai bằng cách xin lỗi và phải cố gắng bù đắp việc sai trái đó. Tương tự vậy, cha mẹ tốt cũng nên biết nhận lỗi và chịu trách nhiệm cho hành động sai lầm của mình.

7Kỷ luật hiệu quả

Kỷ luật (không phải trừng phạt) là một trong những điều tốt nhất cha mẹ có thể dạy con và là cách giúp trẻ sẽ hạnh phúc hơn khi chúng lớn lên.

Tại sao kỷ luật trẻ lại quan trọng đến vậy? Trẻ không có kỷ luật có khả năng trở nên hư hỏng, tham lam, vô ơn, gặp khó khăn trong việc kết bạn và khó tìm được hạnh phúc khi lớn lên.

8Hiểu trẻ

Khuyến khích trẻ làm những điều vượt khỏi vùng an toàn

Khuyến khích trẻ làm những điều vượt khỏi vùng an toàn

Cha mẹ nên cố gắng nhìn nhận ra trẻ là người thế nào, trẻ giỏi việc gì, chứ không phải trở thành đứa con mà cha mẹ mong muốn. Trẻ có thể là một người thích đọc sách, ít nói hơn là một người muốn trở thành một ngôi sao trên sân khấu hoặc sân bóng.

Thật tuyệt khi khuyến khích trẻ thử những thứ vượt khỏi vùng an toàn. Câu nói "Bạn sẽ không biết mình có thích nó hay không cho đến khi bạn thực sự thử nó" đôi khi có thể áp dụng, đặc biệt với những đứa trẻ vẫn đang tìm hiểu xem chúng là ai và chúng muốn gì.

Cha mẹ phải kiểm tra và đảm bảo rằng mình đang thúc đẩy trẻ vì những lý do đúng đắn (đó là thử thách chứ không phải vì cha mẹ muốn trẻ trở thành một người khác).

9Luôn dõi theo trẻ

Việc biết trẻ đang làm gì và với ai? Bạn bè của con là ai? Cha mẹ của người bạn đó là người như thế nào?… rất quan trọng. Hỏi những câu hỏi này trước ngày đi chơi không chỉ cần thiết đối với sự an toàn của trẻ mà còn là một cách để cha mẹ biết được những gì trẻ sẽ trải qua và gặp phải khi không có cha mẹ đi cùng.

10Dạy trẻ trở thành người tốt

Cha mẹ hãy dạy trẻ tử tế, biết tôn trọng, lương thiện, biết ơn những gì có được và biết đồng cảm với người khác. Tất nhiên, tất cả cha mẹ đều muốn con mình phấn đấu đạt điểm cao, giành được các giải thưởng, danh hiệu và thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ nên dạy trẻ rằng: Người đó là ai, như thế nào quan trọng hơn là họ nhận được giải thưởng nào?

Nếu cha mẹ không dạy trẻ trở thành con ngoan và người tốt, chúng sẽ khó có được hạnh phúc và viên mãn, cho dù chúng đạt được thành công.

11 Kết nối với trẻ

Dành thời gian vui vẻ bên nhau là cách kết nối hiệu quả giữa cha mẹ và con. Ảnh: freepik

Dành thời gian vui vẻ bên nhau là cách kết nối hiệu quả giữa cha mẹ và con. Ảnh: freepik

Kết nối cùng trẻ bằng cách vui vẻ cùng nhau, dành thời gian cho nhau và kết nối tích cực mỗi ngày. Cha mẹ hãy dành thời gian bên trẻ bằng nhiều cách khác nhau như đi xe đạp, nấu ăn, xem phim hay đọc sách cùng nhau...

12Nói và nghe

Cha mẹ thường dành nhiều thời gian để nói chuyện với trẻ hơn là điều ngược lại. Hãy tập trung lắng nghe và thực sự dành sự chú ý hoàn toàn của cha mẹ cho trẻ (tránh xa màn hình máy tính hoặc điện thoại).

Cha mẹ sẽ thấy được kết nối với trẻ nhiều hơn và có thể sẽ học được rất nhiều điều mà trẻ đang suy nghĩ và cảm nhận. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn cho trẻ cách tập trung khi cha mẹ muốn thảo luận điều gì đó với trẻ.

Nuôi dạy con cái luôn là một việc cần sự kiên trì và nhiều thử thách. Để trở thành cha mẹ tốt cần nhất là sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương con trẻ. Không có một công thức hoàn hảo trong việc dạy con nhưng hy vọng rằng với những gợi ý từ AVAKids sẽ giúp cha mẹ trở thành bậc phụ huynh tuyệt vời, ít nhất là trong mắt con mình.

Ngọc Hà tổng hợp từ Verywell Family

1. Alizadeh S, Abu Talib MB, Abdullah R, Mansor M. Relationship between parenting style and children's behavior problems. As Soc Sci. 2011;7(12):195-200. doi:10.5539/ass.v7n12p195

2. Moe A, Katz I, Alesi M. Scaffolding for motivation by parents, and child homework motivations and emotions: Effects of a training programme. Br J Edu Psychol. 2018;88(2):323-344. doi:10.1111/bjep.12216

3. Richaud MC, Mesurado B, Lemos V. Links between perception of parental actions and prosocial behavior in early adolescence. J Child Fam Stud. 2013;22(5):637-646. doi:10.1007/s10826-012-9617-x

4. Layous K, Nelson SK, Oberle E, Schonert-Reichl KA, Lyubomirsky S. Kindness counts: Prompting prosocial behavior in preadolescents boosts peer acceptance and well-being. PLoS ONE. 2012;7(12):e513380. doi:10.1371/journal.pone.0051380

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi