Tiềm ẩn nguy cơ gây đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - Gợi ý ba mẹ biện pháp phòng ngừa an toàn

Đóng góp bởi: Võ Thị Ngọc Hà
Cập nhật 16/10
666 lượt xem

SIDS (Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) là một trong những vấn đề không ai muốn nghĩ đến. Suy cho cùng, ý nghĩ con bạn đột ngột qua đời là điều vô cùng đáng sợ. Tuy nhiên, SIDS là hội chứng mà các bậc cha mẹ phải tìm hiểu và đề phòng hết mức có thể.

Rất may, có một số điều đơn giản bố mẹ có thể làm để giảm nguy cơ cho con mình. Hãy cùng xem các biện pháp hiệu quả nhất giúp bạn để bảo vệ con mình khỏi SIDS.

1SIDS là gì?

SIDS là viết tắt Sudden Infant Death Syndrome “hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh”, được định nghĩa là cái chết bất ngờ ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Hầu hết những trường hợp tử vong này xảy ra vào ban đêm, thường là từ nửa đêm đến 6 giờ sáng, trong khi trẻ đang ngủ. SIDS được chẩn đoán khi không tìm thấy nguyên nhân tử vong nào khác sau khi đánh giá kỹ lưỡng.

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Nguồn: pexels.com

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Nguồn: pexels.com

2SIDS xảy ra thường xuyên đến thế nào?

Mỗi năm có khoảng 3.400 trẻ dưới 1 tuổi đột tử, theo thống kê Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Nguyên nhân có thể được chia thành ba loại chính: SIDS, ngạt thở/ siết cổ do tai nạn và tử vong không rõ nguyên nhân.

Trong bất kỳ năm nào cũng ghi nhận hàng nghìn trẻ sơ sinh tử vong vì SIDS. Ví dụ, trong năm 2019 đã có 1.250 ca, 90% ca tử vong do SIDS xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, đặc biệt trong độ tuổi từ 1 đến 4 tháng.

3Các yếu tố nguy cơ SIDS

Các bác sĩ cho biết yếu tố nguy cơ chính của SIDS là đặt con bạn ngủ trong một môi trường không an toàn như ngủ trên giường mềm, ngủ với gối hoặc chăn quá dày và cho con ngủ nằm sấp dù bé chưa biết lật.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm mặc quá nhiều lớp quần áo ấm hoặc nhiệt độ phòng quá nóng. Tiếp xúc với khói thuốc lá - trong khi mang thai hoặc sau khi sinh - cũng làm tăng nguy cơ SIDS của con bạn.

Các nhà khoa học cho biết một số trẻ sơ sinh có thể dễ bị SIDS hơn những trẻ khác giả thiết có khả năng nhất là đứa trẻ có một tổn thương tiềm ẩn (ví dụ: mô hình di truyền hoặc dị thường não) mà không thể dự đoán trước”. Các em bé này khi tiếp xúc với yếu tố kích hoạt, chẳng hạn như chỗ ngủ không an toàn hoặc người mẹ hút thuốc, và SIDS xảy ra. Vì thường không thể dự đoán được những em bé nào có thể có những tổn thương về sức khỏe và sự phát triển, nên cách bảo vệ tốt nhất là đảm bảo rằng trẻ sơ sinh không tiếp xúc với bất kỳ tác nhân kích thích nào.

Yếu tố nguy cơ chính của SIDS là đặt con bạn ngủ trong một môi trường không an toàn. Nguồn: Unsplash, tác giả: Nathan Dumplao

Yếu tố nguy cơ chính của SIDS là đặt con bạn ngủ trong một môi trường không an toàn. Nguồn: Unsplash, tác giả: Nathan Dumplao

4Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro của SIDS?

Các khuyến nghị hiện tại của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) để giảm SIDS nên tập trung vào việc thiết lập một môi trường ngủ an toàn cho bé. Các hướng dẫn bao gồm:

Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ

Từ khi AAP bắt đầu khuyến nghị đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ từ những năm 1990, tỷ lệ SIDS bắt đầu giảm đáng kể.

Tuy nhiên nếu trẻ có thể tự lăn và nằm sấp hoặc nằm nghiêng, bạn có thể để trẻ nằm tự do. Nếu bé ngủ gật trên ghế ô tô, xích đu em bé, ghế nhún hoặc bất kỳ thiết bị nào khác, nên chuyển em bé vào cũi và đặt nằm ngửa. Việc quấn khăn cho bé được coi là an toàn, miễn đảm bảo cho bé nằm ngửa khi ngủ

AAP khuyến cáo đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Nguồn: Unsplash, tác giả: Adele Morris

AAP khuyến cáo đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ. Nguồn: Unsplash, tác giả: Adele Morris

Tạo ra một không gian ngủ ổn định, ngăn nắp

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, bạn nên đặt con bạn ngủ trên một tấm đệm chắc chắn mà không có bất kỳ đồ vật nào khác. Không nên có đệm lót cũi, gối, ga trải giường lỏng lẻo, hoặc bất cứ thứ gì mềm hoặc bằng vải bông, kể cả thú nhồi bông. Bạn cũng không nên đắp chăn cho em bé, thay vì vậy có thể dùng "bao ngủ" nếu thời tiết lạnh. Bố mẹ không nên sử dụng miếng đệm ngủ hoặc thiết bị định vị giấc ngủ.

AAP giải thích: Chăn và các loại trải giường lỏng lẻo có nguy cơ gây siết cổ. Ngoài ra AAP còn cảnh báo không sử dụng loại gối cho con bú hoặc bất kỳ loại đệm nằm dài nào trong khi ngủ. Nếu em bé của bạn nằm sấp hoặc nằm nghiêng khi ngủ trên gối hoặc gối cho con bú, đường thở của bé có thể bị tắc và gây ngạt thở.

Nên đặt con ngủ trên một tấm đệm chắc chắn và không có bất kỳ đồ vật nào khác. Nguồn: Unsplash, tác giả: Laurie Gouley

Nên đặt con ngủ trên một tấm đệm chắc chắn và không có bất kỳ đồ vật nào khác. Nguồn: Unsplash, tác giả: Laurie Gouley

Giữ trẻ chung phòng nhưng không ngủ chung giường

AAP khuyến khích các bậc cha mẹ có thể cho con ngủ cùng phòng nhưng không cùng giường.

AAP khuyến nghị rằng trẻ sơ sinh nên ngủ cùng phòng với cha mẹ ít nhất trong sáu tháng đầu đời và tối đa là một năm, điều này sẽ giảm 50% nguy cơ mắc SIDS. Bố mẹ nên để nôi bé trong tầm tay để nhận biết các chuyển động cũng như các nhu cầu của trẻ, xoa dịu bé kịp thời.

Đồng thời, việc cho bé ngủ cùng giường có thể làm tăng nguy cơ bị SIDS và ngạt thở. Điều này đặc biệt đúng nếu trẻ dưới bốn tháng tuổi, sinh non, cha hoặc mẹ hút thuốc, ma túy hoặc rượu, hoặc đặt bé ngủ trên bề mặt mềm, lộn xộn, hoặc bề mặt không phải giường (chẳng hạn như ghế sofa hoặc ghế bành).

Cho bé ngủ cùng phòng nhưng không chung giường. Nguồn: google

Cho bé ngủ cùng phòng nhưng không chung giường. Nguồn: google

Cho em bé bú sữa mẹ

Một trong những cách tốt nhất có thể giảm nguy cơ SIDS là cho trẻ bú sữa mẹ. Một nghiên cứu từ năm 2017, được công bố trên tạp chí Pediatrics, cho thấy rằng việc cho con bú sữa mẹ trong ít nhất hai tháng làm giảm gần 50% nguy cơ SIDS.

Không nhất thiết phải bú mẹ hoàn toàn, theo nghiên cứu này, ngay cả việc cho trẻ bú mẹ một phần trong ít nhất hai tháng cũng mang lại hiệu quả bảo vệ ngăn SIDS.

Ngoài việc cho con bú mẹ, AAP cho rằng việc bé ngậm núm vú giả trong khi ngủ có thể giảm nguy cơ SIDS. Tốt nhất cho trẻ làm quen với bú mẹ trước khi dùng núm vú giả.

Em bé bú sữa mẹ giảm nguy cơ SIDS. Nguồn: istockphoto.com

Em bé bú sữa mẹ giảm nguy cơ SIDS. Nguồn: istockphoto.com

Không bao giờ ngủ trên ghế dài, ghế sofa hoặc ghế bành với trẻ

Những người mới làm cha mẹ cảm thấy mệt mỏi đến mức ngủ thiếp đi khi đang cho con bú hoặc dỗ dành con. Nhưng việc bố mẹ ngủ gật trên bề mặt không an toàn, chẳng hạn như ghế dài, ghế sô pha, ghế bành, hoặc ghế tựa, là một yếu tố nguy cơ chính gây ra SIDS. Thay vào đó, hãy đưa trẻ vào cũi trước khi bố mẹ chìm vào giấc ngủ.

Hãy đưa trẻ vào cũi trước khi bố mẹ chìm vào giấc ngủ. Nguồn: Unsplash, tác giả: Bastien Jaillot

Hãy đưa trẻ vào cũi trước khi bố mẹ chìm vào giấc ngủ. Nguồn: Unsplash, tác giả: Bastien Jaillot

Đừng để bé quá nóng 

Bố mẹ và ông bà thường lo lắng rằng trẻ sẽ quá lạnh khi bé ngủ, thế nên có khuynh hướng mặc quần áo ấm cho bé. Thực tế việc bé cảm thấy quá nóng là một yếu tố nguy cơ của SIDS.

Các bác sĩ khuyến nghị chỉ mặc cho trẻ sơ sinh hơn một lớp áo ngoài so với số lớp quần áo người lớn sẽ mặc trong mùa. Bố mẹ nên giữ phòng ngủ ở nhiệt độ thoải mái và đảm bảo rằng không quá nóng.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách quấn trẻ sơ sinh đơn giản giúp bé ngủ sâu không lo catnap

Giữ phòng ngủ của bé không quá nóng. Nguồn: Unsplash, tác giả: Nyana Stoica

Giữ phòng ngủ của bé không quá nóng. Nguồn: Unsplash, tác giả: Nyana Stoica

Không sử dụng thiết bị theo dõi nhịp thở

Bố mẹ có thể thấy hấp dẫn với những quảng cáo về chiếc máy theo dõi giấc ngủ cho bé với hứa hẹn giảm nguy cơ SIDS. Nhưng AAP khuyên không nên sử dụng thiết bị này. Sự thật là: không có thiết bị nào có thể thay thế việc giám sát của cha mẹ đối. AAP giải thích rằng bố mẹ không nên dựa dẫm vào những thiết bị này để giám sát con mình. Hiện tại không có bằng chứng cho thấy các thiết bị này tỏ ra hiệu quả.

Bố mẹ là người giám sát trẻ tốt hơn bất kỳ thiết bị nào. Nguồn: Unsplash, tác giả: Ana Tablas

Bố mẹ là người giám sát trẻ tốt hơn bất kỳ thiết bị nào. Nguồn: Unsplash, tác giả: Ana Tablas

5Đôi lời từ AVAKids

Có phải bố mẹ đang choáng ngợp trước hàng triệu quy tắc về giấc ngủ an toàn cho bé? Bạn hãy ghi nhớ các nguyên tắc cơ bản nhất để giảm nguy cơ SIDS bằng phương pháp ABCs: đặt em bé một mình (Alone), nằm ngửa (on their Back), trong giường cũi (in a Crib).

Ngoài ra, nếu bố mẹ còn thắc mắc về giấc ngủ của bé và cách giảm nguy cơ SIDS, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ nhi khoa để nhận được lời khuyên thích hợp.

Châu Chấu tổng hợp từ VerywellFamily

1. Centers for Disease Control and Prevention. Data and Statistics for SIDS and SUID. Updated April 28, 2021

2. U.S. Department of Health and Human Services. Fast Facts About SIDS. Updated December 29, 2017

3. U.S. Department of Health and Human Services. Known Risk Factors for SIDS and Other Sleep-Related Causes of Infant Death. Updated September 21, 2013

4. Moon R. How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained. Healthy Children. Updated June 1, 2021

5. American Academy of Pediatrics website. Safe Sleep. Updated July 14, 2021

6. Healthy Children website. Reduce the Risk of SIDS & Suffocation. Updated January 12, 2017

7. Jenco M. Study: Breastfeeding for at least 2 months decreases risk of SIDS. AAP News. Updated October 30, 2017

8. American Academy of Pediatrics website. Safe Sleep. Updated July 14, 2021

9. Centers for Disease Control and Prevention. Data and Statistics for SIDS and SUID. Updated April 28, 2021

10. Jenco M. Study: Breastfeeding for at least 2 months decreases risk of SIDS. AAP News. Updated October 30, 2017

11. Moon R. How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained. Healthy Children. Updated June 1, 2021

12. U.S. Department of Health and Human Services. Known Risk Factors for SIDS and Other Sleep-Related Causes of Infant Death. Updated September 21, 2013

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi