Huấn luyện trẻ ngồi bô trong 3 ngày. Nguồn: Pixabay
Không có độ tuổi chính xác cho việc huấn luyện trẻ đi vệ sinh vì điều này phụ thuộc vào sự phát triển thể chất và kỹ năng của trẻ. Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì từ 2 tuổi rưỡi là độ tuổi thích hợp để bắt đầu tập trẻ ngồi bô. Trước lúc đó, mọi nỗ lực huấn luyện có thể không hiệu quả.
Bài viết liên quan: Nhận biết kỹ năng vận động tinh và vận động thô ở trẻ theo độ tuổi
Cha mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi cho trẻ tập ngồi bô.
Để việc tập trẻ ngồi bô thành công rực rỡ, cha mẹ cần một vài sự chuẩn bị thích hợp như sau:
Việc chọn thời gian thích hợp để dạy trẻ ngồi bô rất quan trọng. Cha mẹ nên tránh những thời điểm con không thoải mái, ví dụ như khi chuyển đến một nơi mới hoặc xung quanh xuất hiện người lạ mặt,...
Cha mẹ cũng có thể lên lịch huấn luyện ngồi bô theo mùa. Mùa hè thường là thời điểm phù hợp nhất vì trẻ có thể mặc quần áo tối giản và việc dọn dẹp sẽ dễ dàng hơn. Hoặc cha mẹ có thể dành trọn vẹn 3 ngày cuối tuần để cùng con tập luyện. Không có bất kỳ cuộc hẹn nào và hoàn toàn tập trung vào em bé.
Cha mẹ cần dự trữ sẵn khăn lau, quần áo và tã để thay cho trẻ nếu mọi thứ diễn ra không suôn sẻ. Việc chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng cần thiết sẽ hữu ích trong trường hợp trẻ không thể kiểm soát bàng quang hoặc nhu cầu của chúng.
Đi mua ghế bô với trẻ và giải thích mục đích của nó. Nói với trẻ rằng con phải tè và ị vào bô, không phải tã. Sử dụng những từ như 'ghế bô của con' hoặc “bạn nhỏ” để tạo cho trẻ cảm giác tự hào và trách nhiệm.
Trước buổi huấn luyện 1 ngày, cha mẹ nên thử “diễn tập” với trẻ. Đừng cho con mặc gì ngoài một chiếc áo phông rộng trong vài giờ.
Hãy để mắt đến trẻ và yêu cầu con cho bạn biết khi nào chúng muốn đi vệ sinh để đánh giá hành vi của chúng. Nếu bạn nghi ngờ trẻ muốn đi vệ sinh nhưng không thể biểu lộ, hãy mặc tã ngay lập tức cho con.
Dưới đây là các bước để cha mẹ huấn luyện trẻ ngồi bô trong 3 ngày:
Từ ngày thứ 4, thói quen đi vệ sinh của trẻ có thể bắt đầu thay đổi. Con sẽ dần nhận thức và chú ý hơn về việc sử dụng bô. Tuy nhiên, ngay cả việc đào tạo ngồi bô trong ba ngày cũng có thể có những thăng trầm.
Sau 3 ngày huấn luyện, cha mẹ có thể không cần mặc quần cho trẻ khi ở nhà để thuận tiện chuyển con đến bô ngay lập tức. Việc này có thể kéo dài trong vài tuần cho đến khi chúng hoàn toàn thành thục. Ngoài ra, cha mẹ có thể mặc quần lót cho con khi ra ngoài trời.
Đừng quên khen ngợi mỗi khi con tè và ị đúng vị trí. Đừng la mắng hoặc khiển trách khi trẻ làm sai, hãy kiên nhẫn động viên con. Hãy luôn nhớ mang thêm quần lót trẻ em, quần áo, dung dịch vệ sinh và khăn lau mọi lúc mọi nơi.
Trong giai đoạn đào tạo ngồi bô, việc cho trẻ mặc tã trong giấc ngủ ngắn và ban đêm là lựa chọn cá nhân của mỗi nhà. Cha mẹ nên cân nhắc các biểu hiện của con. Nếu trẻ tiếp tục thức dậy với những chiếc quần khô ráo, bạn có thể cho con ngủ mà không cần mặc tã.
Cha mẹ, người chăm sóc và giáo viên nhà trẻ nên có sự nhất quán trong lời nói và hành động để tránh gây sự hoang mang cho trẻ trong giai đoạn này.
- Dạy trẻ sự tự lập bằng cách sử dụng bô thay vì ị đùn ra quần.
- Ít phụ thuộc vào tã hơn. Bạn có thể vẫn phải dùng chúng nhưng tần suất sẽ giảm dần.
- Tiết kiệm chi phí mua tã.
- Đỡ mất thời gian mỗi ngày “vật lộn” thay tã cho con.
- Con có thể chuyển sang dùng nhà vệ sinh sớm hơn vì đã phần nào hiểu khái niệm đi vệ sinh đúng chỗ.
- Cuối cùng, cha mẹ sẽ ít phải thức dậy thay tã vào ban đêm nhờ đã cho trẻ tập đi vệ sinh nhiều vào ban ngày.
- Sự thất vọng khiến cha mẹ chán nản: Việc thuyết phục một đứa trẻ ham vui ngồi yên và rằng chiếc bô không phải đồ chơi không hề dễ dàng.
- Sự thất vọng ở trẻ: Việc thất bại cũng có thể gây nên sự thất vọng và khó chịu ở em bé.
- Dành 3 ngày trọn vẹn cho việc tập trẻ ngồi bô có thể khó khăn nếu cả cha mẹ đều đang đi làm. Và nếu trong nhà còn có 1 đứa trẻ khác thì việc huấn luyện chắc chắn sẽ phức tạp hơn.
- Sự mệt mỏi và khó chịu: Khi trẻ không được quấn tã thì sẽ có những rủi ro như giặt rửa quần áo bẩn, lau dọn các vũng nước tiểu trên sàn nhà,...
Nếu khóa đào tạo ngồi bô 3 ngày không thành công, hãy thử tìm hiểu những lý do đằng sau sự kém hiệu quả ấy bằng những cách sau:
Phân tích và đặt câu hỏi để xác định lý do tại sao trẻ không sử dụng bô. Trẻ có thể hiểu các câu hỏi đơn giản nên cha mẹ hãy hỏi con điều gì khiến chúng không thích ngồi bô. Có lẽ liên quan đến vị trí đặt bô, hoặc do bô ngồi không thoải mái.
Nếu tuần này việc huấn luyện không hiệu quả, cha mẹ có thể thử lại vào tuần sau. Nếu việc huấn luyện vẫn tiếp tục thất bại liên tiếp nhiều lần thì hãy tạm nghỉ tầm 1 tháng. Trong khoảng thời gian đó, cha mẹ có thể cố gắng khiến trẻ hứng thú với việc sử dụng bô bằng cách cho con chơi với nó, ngồi trên nó,...
Việc huấn luyện ngồi bô có thể mất vài tuần hoặc vài tháng trước khi trẻ hoàn toàn quen thuộc. Hơn nữa, con có thể lùi bước sau khi hứng thú ngồi bô ban đầu tắt lịm. Điều quan trọng là cha mẹ cần kiên trì và nỗ lực.
Nếu cha mẹ thử nhiều lần nhưng vẫn thất bại, có lẽ trẻ chưa đủ lớn để sẵn sàng cho việc ngồi bô. Trẻ càng lớn thì kỹ năng giao tiếp càng tốt hơn, điều này có thể giúp việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn. Cha mẹ có thể đợi thêm từ 3 đến 6 tháng để thử tập con ngồi bô.
Khi đã sẵn sàng, trẻ sẽ cho cha mẹ thấy các tín hiệu. Cha mẹ chỉ cần chú ý những dấu hiệu này. Bên cạnh đó, trẻ có thể tỏ ra sẵn lòng thử khi thấy anh chị em trong nhà hoặc những đứa trẻ khác sử dụng bô.
Trẻ có thể cảm nhận được sự căng thẳng, lo âu và thất vọng của cha mẹ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho con. Hãy tiếp cận trẻ khi tinh thần và cảm xúc của bạn cân bằng và bình tĩnh.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý tông giọng của mình. Đừng nên nói những câu khiến trẻ cảm thấy tội lỗi như “Con lại ị vào quần rồi à!” hay quát mắng con. Thay vào đó, hãy chuyển sang “Mẹ ngửi thấy mùi ị đùn này, chúng ta phải tìm và xử lý thôi”.
Đặt thời gian biểu cho trẻ ngồi bô sẽ giúp việc huấn luyện tiến triển tốt hơn. Bạn có thể khuyến khích con đi vệ sinh vào:
- Buổi sáng.
- Trước giờ ngủ.
- 10 đến 20 phút sau bữa ăn.
- 1 giờ sau khi uống chất lỏng.
- Bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu cần sử dụng nhà vệ sinh.
Bạn không nên để chúng ngồi quá ngắn hoặc quá lâu. Ngồi từ 3 đến 5 phút là đủ để trẻ tập luyện.
Không có thông số cụ thể cho vấn đề này. Mỗi đứa trẻ sẽ có mức độ học hỏi và tiếp thu khác nhau.
Nhiều bậc cha mẹ thích sử dụng tã quần khi tập cho con ngồi bô vì chúng dễ vệ sinh. Khi xảy ra “tai nạn”, tã quần có thể mang lại cảm giác ẩm ướt nhưng không nhiều như quần lót. Tuy nhiên, chúng có thể kéo dài thời gian tập ngồi bô cho bé.
Tránh sử dụng những từ nặng nề như “bẩn thỉu”, “hư hỏng”, “hôi hám”,... nếu trẻ đi vệ sinh ra ngoài bô. Đừng quát mắng con hoặc thể hiện sự thất vọng trên khuôn mặt. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và nói với trẻ rằng điều này là bình thường.
Các bậc phụ huynh có thể thử khóa huấn luyện ngồi bô 3 ngày khi trẻ đã sẵn sàng. Tuy nhiên, giống như tất cả các phương pháp tập ngồi bô khác, sự thành công của phương pháp này cũng phụ thuộc vào sự sẵn sàng về thể chất và cảm xúc của trẻ. AVAKids mong rằng bài viết này hữu ích cho cả nhà.
Ngọc Tú tổng hợp từ momjunction.
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!