Hội chứng căng mạch máu
Khi các tuyến sản xuất sữa mẹ tăng nhanh và hòa với lượng máu cũ còn sót trong ống dẫn sữa sẽ dẫn đến việc tiết sữa mẹ có lẫn máu bên trong.
Núm vú của mẹ bị nứt
Núm vú của mẹ bị tổn thương hoặc bị nứt cũng là nguyên nhân có máu trong sữa mẹ. Trong thời gian tập bú, bé chưa biết cách bú sữa mẹ nên dễ gây tổn thương phần núm vú của mẹ dẫn đến tình trạng có máu lẫn trong sữa mẹ.
Mao mạch ở vú bị tổn thương
Thêm một nguyên nhân có máu trong sữa mẹ là sự tổn thương các mao mạch ở vú. Các tổn thương trên vú khi vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa điện đơn với lực hút mạnh có thể gây chảy máu từ các mao mạch ở trong nhu mô vú.
U nhú bên trong ống dẫn sữa
U nhú là những khối u lành tính trong ống dẫn sữa nằm ở gần núm vú. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng có máu trong sữa mẹ. Tình trạng này sẽ tự hết mà không cần điều trị nên mẹ không cần quá lo lắng.
Viêm vú
Viêm vú cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng có máu trong sữa mẹ. Trong giai đoạn cho con bú, vú mẹ có thể bị viêm một hoặc nhiều ống dẫn sữa làm các mô vú bị sưng viêm và đau. Vì thế, nếu hút sữa vào giai đoạn này sẽ làm xuất hiện máu lẫn trong sữa mẹ.
Ung thư vú
Ung thư vú là tình trạng xuất hiện các khối u ác tính hoặc lành tính dưới bầu ngực của mẹ. Trong một số trường hợp, việc có máu trong sữa mẹ không phải là vấn đề đáng lo ngại. Mặc dù vậy, nếu vú mẹ bị ung thư sẽ tiềm ẩn hệ lụy về sau cho mẹ và bé.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết máu có trong sữa mẹ. Cụ thể:
Dấu hiệu có máu trong sữa mẹ
Khi sữa mẹ có lẫn máu, mẹ không nên hoảng sợ mà nên xử trí theo các cách sau:
Theo dõi phản ứng khi cho trẻ bú sữa mẹ có máu
Đây là việc làm quan trọng để hạn chế có máu trong sữa mẹ. Mẹ nên vệ sinh bầu ngực với nước ấm và không dùng xà bông trong quá trình vệ sinh.
Việc mẹ hướng dẫn cho bé bú đúng khớp ngậm sẽ giúp bé bú được no hơn, mẹ cũng cảm thấy thoải mái mà không gây ra tổn thương nào cho cơ thể.
Việc hút sữa sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến việc có máu trong sữa mẹ. Tốt hơn hết, mẹ nên kiểm tra lại cách hút sữa và điều chỉnh cho phù hợp.
Việc hút sữa ra máu thường tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu sau 1 tuần mẹ thấy không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Trên đây là tổng hợp thông tin nguyên nhân và cách xử trí khi có máu trong sữa mẹ mà AVAKids muốn chia sẻ đến các mẹ bỉm. Mong rằng qua bài viết này, các mẹ sẽ nắm vững được kiến thức về việc nuôi con bằng sữa mẹ khoa học tại nhà.
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!