Phụ nữ mang thai có nên tiêm tăng cường vaccine COVID-19

Đóng góp bởi: Hồng Hạnh
Cập nhật 23/10
142 lượt xem

Trong thời kỳ mang thai, bất cứ loại thực phẩm hay loại thuốc nào mà mẹ sử dụng cũng đều được cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 vẫn còn đang bùng nổ và phát triển phức tạp thì việc tiêm phòng vắc xin COVID-19 cũng là điều mà các mẹ cực kỳ quan tâm. Các chuyên gia y tế đã thống nhất rằng việc tiêm mũi tăng cường vắc xin COVID-19 là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể mẹ khỏi biến chứng nghiêm trọng do loại virus này.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) cũng đã từng khuyến cáo tăng cường tiêm chủng COVID-19 khẩn cấp cho các bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Rất nhiều báo cáo cho biết nguy cơ mắc biến chứng nặng do COVID-19 trong thai kỳ cao hơn so với bình thường. Để giúp các mẹ hiểu thêm về mũi tiêm tăng cường vắc xin COVID-19, AVAKids đã tổng hợp những thông tin quan trọng dưới đây.

1 Tầm quan trọng của mũi tiêm tăng cường COVID-19 khi mang thai

Các biến thể COVID-19 vẫn đang tiếp tục lây lan trên toàn thế giới, thậm chí có thể gây tử vong ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ. Các quốc gia hiện nay đều triển khai việc tiêm chủng như một cách tăng sức đề kháng cho mọi công dân ít nhất từ 16 tuổi trở lên, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai.

Mũi tiêm tăng cường vacxin COVID – 19 rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Nguồn ảnh: freepik

Mũi tiêm tăng cường vacxin COVID – 19 rất quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Nguồn ảnh: freepik

Các loại vắc xin COVID-19 được tiêm khá đa dạng, ở mỗi loại đều có mũi tiêm nhắc, tiêm tăng cường. Mọi người cần phải tuân thủ đầy đủ lịch tiêm để có thể đảm bảo tác dụng của vắc xin. 

Đặc biệt, tiêm phòng đầy đủ COVID-19 rất quan trọng cho các mẹ trong thời kỳ mang thai. Vì những lý do mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm hiểu, phụ nữ có nhiều khả năng bị các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19 khi đang mang thai.

Mẹ mắc phải COVID-19 trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ phải nhập viện và chăm sóc đặc biệt. Trường hợp nặng sẽ cần máy thở hoặc có thể tử vong. Ngoài ra, những mẹ nhiễm virus COVID-19 trong khi mang thai có nguy cơ sinh non, thai chết lưu, đồng thời có thể tăng nguy cơ mắc những biến chứng thai kỳ khác.

Tiêm phòng là một bước quan trọng và cần thiết để giữ cho cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Với các biến thể rất dễ lây lan như Delta và Omicron thì mũi tiêm tăng cường sẽ duy trì sự bảo vệ đối với mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai cũng như sau đó. Theo US CDC, mẹ có nguy cơ cao bị biến chứng COVID-19 trong ít nhất 42 ngày sau khi sinh.

2 Thuốc tăng cường COVID-19 có gây hại cho thai nhi trong bụng mẹ?

Đối với phụ nữ mang thai, thành phần trong các sản phẩm làm đẹp, thuốc và thực phẩm đều phải được kiểm tra để đảm bảo không gây hại cho thai nhi đang phát triển. Tương tự với các loại vắc xin, nhất là vắc xin COVID- 19 với các liều tiêm tăng cường. Các mẹ có thể đang lo lắng về ảnh hưởng của vắc xin COVID-19 đối với thai nhi.

Vắc xin ngừa virus COVID-19 đã được chứng minh là an toàn cho thai nhi trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ. Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) đã xác minh rằng: ở những nhóm phụ nữ mang thai được tiêm vắc xin, không có tình trạng tăng nguy cơ sẩy thai, cũng như không tăng dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Vắc xin ngừa virus COVID-19 an toàn cho thai nhi. Nguồn ảnh: freepik

Vắc xin ngừa virus COVID-19 an toàn cho thai nhi. Nguồn ảnh: freepik

Mẹ hãy quan tâm đến nguy cơ mắc phải COVID-19 trước khi lo lắng đến ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi. Quyết định không tiêm vắc xin khiến mẹ có nguy cơ bị phơi nhiễm virus COVID-19, điều này còn nguy hiểm hơn. Phụ nữ nhiễm COVID-19 trong thời kỳ mang thai sẽ tăng nguy cơ sinh non, nhập viện thở máy và thậm chí tử vong. Nguy hiểm xảy ra không chỉ cho mẹ mà cho cả con. Lợi ích của việc tiêm và tiêm nhắc lại vắc xin COVID-19 đối với các mẹ bầu là giảm nguy cơ thai chết lưu và sinh do COVID-19 gây ra.

Vắc xin COVID-19 được tiêm trong thời kỳ mang thai thậm chí có thể bảo vệ trẻ cơ sinh bằng cách cung cấp cho trẻ các kháng thể ngay từ trong bụng mẹ. Các kháng thể này cũng có thể hạn chế việc trẻ bị nhiễm virus trong giai đoạn sơ sinh. Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những người mẹ đã được tiêm phòng vắc xin COVID-19 có thể truyền khả năng miễn dịch cho thai nhi.

Khi tiêm vắc xin, cơ thể người mẹ tạo ra số lượng kháng thể nhiều hơn. Một số kháng thể này được truyền sang em bé. Khi xét nghiệm máu trẻ sơ sinh ở các bà mẹ đã được tiêm chủng đầy đủ, trẻ sơ sinh có số lượng kháng thể tăng lên, từ đó có thể thấy thời gian miễn dịch của trẻ cũng tăng lên.

3 Thời điểm tốt nhất để tiêm tăng cường vắc xin COVID-19 trong thời kỳ mang thai

Có nhiều mẹ đang mang thai băn khoăn về thời điểm tốt nhất để tiêm tăng cường vắc xin COVID-19. Thực tế, không có bất kỳ khuyến nghị chính thức nào về thời điểm nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Bất kỳ người mẹ nào đang mang thai hoặc đang muốn mang thai đều nên bắt đầu và hoàn thành quá trình tiêm chủng càng sớm càng tốt. Yêu cầu quan trọng nhất là tuân thủ lịch tiêm và khoảng thời gian giữa các lần tiêm theo thông tin của Bộ Y tế.

Mẹ có thể tiêm tăng cường vắc xin COVID-19 bất cứ khi nào trong thời kỳ mang thai. Nguồn ảnh: freepik

Mẹ có thể tiêm tăng cường vắc xin COVID-19 bất cứ khi nào trong thời kỳ mang thai. Nguồn ảnh: freepik

Một số người mẹ lại chọn đến tháng thứ 4 sau khi có thai mới bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 nhằm giảm nguy cơ sẩy thai. Tuy nhiên, theo Đại học Sản khoa Hoa Kỳ (ACOG) nghiên cứu, cho thấy nguy cơ sẩy thai không tăng lên sau khi tiêm COVID-19. Nếu người mẹ đang mang thai chọn thời gian tiêm chủng càng lâu thì khả năng nhiễm COVID-19 lại càng cao. Điều này có thể  tăng nguy cơ sinh non cũng như các biến chứng tiềm ẩn khác.

Bài viết liên quan: 5 triệu chứng kỳ lạ khi mang thai

4 Mẹ đang cho con bú có nên tiêm mũi tăng cường vắc xin COVID-19?

Đối với các mẹ đang cho con bú, việc tiêm nhắc lại mũi tăng cường vắc xin COVID-19 phải tuân theo lịch tiêm của từng loại vắc xin. Ví dụ như vắc xin Pfizer hoặc Moderna sẽ được tiêm nhắc lại sau 5 tháng.

Mẹ đang cho con bú cũng nên tiêm mũi tăng cường vắc xin COVID-19. Nguồn ảnh: freepik

Mẹ đang cho con bú cũng nên tiêm mũi tăng cường vắc xin COVID-19. Nguồn ảnh: freepik

Cũng có nghiên cứu chứng minh rằng kháng thể COVID-19 được tạo ra trong cơ thể mẹ khi tiêm vắc xin có thể truyền sang trẻ sơ sinh thông qua sữa mẹ. Tiêm chủng đầy đủ và tăng cường khi đang mang thai hoặc cho con bú có thể là một trong những cách tốt nhất để mẹ có thể bảo vệ trẻ chưa đủ tuổi được tiêm. Hiện tại, trẻ em cần phải đạt từ 5 tuổi trở lên mới được tiêm phòng COVID-19.

Kết luận

Nếu mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú, đừng quên cân nhắc việc tiêm phòng vắc xin COVID-19. Tiêm phòng với các mũi ban đầu và mũi tăng cường có thể giảm nguy cơ mắc các biến chứng COVID-19 cho mẹ và bé một cách đáng kể. Nếu mẹ không chắc về việc có nên tiêm mũi tăng cường COVID-19 khi đang mang thai hoặc cho con bú hay không, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Thu Phương tổng hợp từ verywellfamily

1. Centers for Disease Control and Prevention. COVID-19 booster shots

2. The Centers for Disease Control and Prevention. COVID-19 vaccines while pregnant or breastfeeding

3. Centers for Disease Control and Prevention. COVID-19 vaccination for pregnant people to prevent serious illness, deaths, and adverse pregnancy outcomes from COVID-19

4. Centers for Disease Control and Prevention. Data on COVID-19 during pregnancy: Severity of maternal illness

5. Centers for Disease Control and Prevention. The possibility of COVID-19 after vaccination: Breakthrough infections

6. Centers for Disease Control and Prevention. CDC endorses ACIP’s updated COVID-19 vaccine recommendations

7. Centers for Disease Control and Prevention. Pregnant and recently pregnant people

8. Trostle ME, Aguero-Rosenfeld ME, Roman AS, Lighter JL. High antibody levels in cord blood from pregnant women vaccinated against COVID-19. Am J Obstet Gynecol MFM. 2021

9. Centers for Disease Control and Prevention. Interim clinical considerations for use of COVID-19 vaccines

10. American College of Obstetricians and Gynecologists. COVID-19 vaccination considerations for obstetric–gynecologic care

11. Chavan M, Qureshi H, Karnati S, Kollikonda S. COVID-19 vaccination in pregnancy: The benefits outweigh the risks. J Obstet Gynaecol Canada. 2021

12. Perl SH, Uzan-Yulzari A, Klainer H, et al. SARS-CoV-2–specific antibodies in breast milk after COVID-19 vaccination of breastfeeding women. JAMA. 2021

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi