Bệnh hen suyễn (hen phế quản, tiếng Anh là Asthma) còn gọi là bệnh viêm niêm mạc phế quản mạn tính do phù nề, niêm mạc phế quản, tăng tiết đờm dãi và co thắt cơ trơn phế quản. Bệnh đặc biệt xảy ra khi gặp các tác nhân kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp gây triệu chứng ho, nặng ngực, khó thở và khò khè.
Bệnh hen suyễn là gì?
Có nhiều loại hen suyễn khác nhau, loại nhiều người mắc bệnh nhất là hen phế quản, ảnh hưởng đến phế quản trong phổi. Các dạng hen suyễn khác gồm có hen suyễn ở bé và hen suyễn khởi phát ở người lớn. Trong đó, căn bệnh hen suyễn khởi phát ở người lớn, các triệu chứng không xuất hiện cho đến ít nhất 20 tuổi.
Bệnh hen suyễn dị ứng (hen suyễn ngoại sinh)
Các chất gây dị ứng là nguyên nhân kích hoạt loại hen suyễn phổ biến này. Nó có thể bao gồm lông thú cưng, đồ ăn, phấn hoa, bụi bặm. Bệnh hen suyễn dị ứng thường theo mùa vì bệnh thường đi đôi với bệnh dị ứng theo mùa.
Bệnh hen suyễn không dị ứng (hen suyễn nội sinh)
Các chất kích ứng có trong không khí kích hoạt loại hen suyễn này. Các chất kích thích này gồm có đốt củi, khói thuốc lá, không khí lạnh, ô nhiễm không khí, bệnh do virus, làm mát không khí, thực phẩm tẩy rửa gia dụng, nước hoa.
Bệnh hen suyễn do nghề nghiệp
Bệnh hen suyễn nghề nghiệp là loại bệnh xuất phát tại nơi làm việc như bụi bặm, thuốc nhuộm, khí độc và khói, hóa chất công nghiệp. Các chất kích thích này có thể tồn tại trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm nông nghiệp, chế biến gỗ, chế tạo.
Co thắt phế quản do hoạt động tập thể dục (EIB)
Co thắt phế quản do hoạt động tập thể dục thường ảnh hưởng đến bé trong vòng vài phút sau khi bắt đầu tập thể dục hoặc hoạt động thể chất kéo dài đến 10 – 15 phút. Đây gọi là hen suyễn do tập thể dục (EIA). Có gần 90% người bị hen suyễn cũng trải qua EIB, nhưng không phải ai bị EIB cũng sẽ mắc các loại hen suyễn khác.
Bệnh hen suyễn do Aspirin
Bệnh hen suyễn do aspirin (AIA) còn gọi là bệnh hô hấp cấp do aspirin (AERD). Bệnh này thường nặng và nó bộc phát bằng cách dùng aspirin hoặc một loại thuốc chống viêm không steroid, naproxen hoặc ibuprofen.
Các triệu chứng sẽ bắt đầu trong vài phút hoặc vài giờ. Các bé này thường có polyp mũi. Khoảng 9% những người bị hen suyễn có AIA, thường phát triển đột ngột ở người lớn trong độ tuổi từ 20 – 50.
Bệnh hen suyễn về đêm
Các bệnh hen có triệu chứng trầm trọng hơn vào ban đêm. Các nguyên nhân gây ra triệu chứng vào ban đêm bao gồm ợ nóng, lông thú cưng, mạt bụi.
Hen phế quản dạng ho (CVA)
Bệnh hen suyễn dạng ho không có các triệu chứng hen suyễn thông thường là thở khò khè và khó thở. Bệnh có điểm đặc trưng là ho khan dai dẳng. Nếu không được chữa trị, CVA có thể dẫn đến bùng phát cơn hen với các triệu chứng phổ biến khác.
Bệnh hen suyễn khởi phát hay gặp ở người lớn
Bệnh hen suyễn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh phổ biến hơn ở những người dưới 40 tuổi. Cơn hen suyễn không biến mất khi bé dùng thuốc giãn phế quản. Đó là trường hợp cấp cứu y tế cần được chữa trị ngay lập tức.
Bệnh hen suyễn ở bé
Từng đợt hen suyễn sẽ xảy ra các triệu chứng khác nhau. Trẻ thường gặp các vấn đề như ho thường xuyên xuất hiện khi chơi vào ban đêm hoặc khi cười. Trẻ thường ít năng động hơn hoặc tạm dừng để lấy lại hơi trong khi chơi.
Các loại bệnh hen suyễn
Có rất nhiều nguyên nhân khởi phát cơn hen phế quản. Một số các nguyên nhân phổ biến như:
Khói thuốc lá
Khói thuốc lá không tốt cho tất cả mọi người, nhất là những người bị hen suyễn. Hít phải khói thuốc thụ động cũng có thể gây cơn suyễn.
Mạt bụi
Mạt bụi có hầu hết ở khắp mọi nơi. Để phòng ngừa cơn suyễn, bé nên vệ sinh sạch vỏ gối, vỏ nệm. Không nên dùng gối có ruột bằng lông ngỗng, chăn lông, không để thú nhồi bông ở phòng ngủ. Khi giặt đồ nên giặt ở chế độ nước nhiệt độ nhất để loại bỏ tối đa mạt bụi.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm từ các xí nghiệp, nhà máy, xe cộ và các nguồn khác có thể gây cơn suyễn. Mẹ nên chú ý tới dự báo chỉ số chất lượng không khí để điều chỉnh ngoài trời cho bé.
Dị ứng với gián
Loại bỏ gián trong nhà bằng cách loại bỏ mẩu vụn thực phẩm, hút bụi hoặc quét sạch những nơi có thể sinh sôi gián. Dùng xịt gián, vệ sinh nhà cửa để giảm thiểu số gián trong nhà.
Thú nuôi
Lông thú nuôi có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Nên hút bụi thường xuyên. Sàn nhà bằng gỗ hay gạch lát cần lau bằng khăn ẩm mỗi tuần.
Nấm mốc
Hít thở phải nấm mốc cũng có thể gây ra cơn suyễn. Nấm mốc thường phát triển mạnh ở môi trường có độ ẩm cao. Có thể giữ độ ẩm thấp bằng cách dùng điều hòa không khí hoặc máy giảm độ ẩm. Dùng ẩm kế để đo mức độ ẩm và giữ độ ẩm được tốt hơn. Đồng thời nên sửa các chỗ bị rò rỉ nước vì nó có thể làm nấm mốc phát triển sau tường và dưới sàn nhà.
Khói do đốt gỗ hoặc cỏ
Khói do đốt gỗ hoặc thực vật khác tạo nên hỗn hợp khí thải độc hại. Hít phải quá nhiều khói là nguyên nhân gây hen suyễn.
Các nguyên nhân hen suyễn khác
Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn
Triệu chứng bệnh hen suyễn phổ biến nhất sẽ xuất hiện các tình trạng sau:
Các triệu chứng khác của bệnh suyễn ở bé:
Tùy theo từng bé riêng biệt, dấu hiệu và triệu chứng bệnh suyễn sẽ có sự khác nhau, có thể diễn biến xấu đi hoặc tốt hơn lên theo thời gian.
Các bé bị suyễn nặng, ngực sẽ co kéo liên tục, đổ mồ hôi, không nói được và đau ngực tăng lên. Nếu bé có dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất:
Mẹ vẫn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để chữa trị hen suyễn ở bé ngay lập tức nếu bé có biểu hiện khó thở ngay cả khi bé chưa được chẩn đoán suyễn trước đó. Các đợt suyễn có sự thay đổi mức độ nặng nhẹ khác nhau, triệu chứng ho là dấu hiệu bắt đầu cho một cơn hen suyễn, sau đó kéo theo đến thở khò khè và khó thở.
Vậy bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Suyễn là bệnh phổ biến nhưng chưa được quan tâm nhiều khiến bệnh trở nên trầm trọng. Nếu không được chữa trị đúng lúc, bé sẽ mắc các biến chứng nặng, nguy hiểm tính mạng như:
Bệnh hen suyễn ở bé khó có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và tuân thủ theo chữa trị của bác sĩ chuyên khoa thì có thể kiểm soát được bệnh.
Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu bé sắp lên cơn hen như bé ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, thức giấc về đêm. Cho bé dùng các thuốc cắt cơn tác dụng nhanh dạng hít hoặc xông do bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn, sau đó cho bé nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ.
Nếu nhận thấy các triệu chứng của hen suyễn, bé nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán bệnh chính xác. Chẩn đoán bệnh hen suyễn bao gồm các bước:
Khai thác bệnh sử và tiền sử
Bác sĩ sẽ hỏi về dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn để tìm hiểu gốc rễ xem liệu căn bệnh hen suyễn hay điều gì khác gây ra vấn đề cho bé. Điển hình là các câu hỏi:
Khám lâm sàng hen suyễn
Căn cứ vào các dấu hiệu và triệu chứng khi hỏi bệnh, bác sĩ chuyên khoa định hướng chẩn đoán và tiến hành khám lâm sàng. Điều này vừa có thêm thông tin để chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt với các bệnh phổi khác như: COPD, giãn phế quản.
Đo chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp là một cách để kiểm tra xem phổi của bé đang hoạt động ra sao.Các bác sĩ chuyên khoa dùng hô hấp ký để chẩn đoán xác định căn bệnh hen suyễn và theo dõi sự tiến triển của bệnh. Thông thường bé sẽ được làm test hồi phục phế quản. Nếu chức năng phổi cải thiện tốt sau khi dùng thuốc giãn phế quản thì bé có khả năng cao bị hen suyễn.
Chẩn đoán hình ảnh
Một số thăm dò khác
Giữ cho bé không bộc phát cơn suyễn chính là mục tiêu ưu tiên khi chữa trị bệnh suyễn ở bé. Bệnh suyễn được kiểm soát tốt nghĩa là bé có:
Các loại thuốc kiểm soát triệu chứng suyễn ở bé cần phải được dùng mỗi ngày trong hầu hết các trường hợp. Các loại thuốc kiểm soát dài hạn bao gồm:
Corticosteroid dạng hít
Các loại thuốc này bao gồm fluticasone, budesonide (Pulmicort). Đa phần corticosteroid dạng hít thường được kê trong quá trình chữa trị. Trong vài ngày đến vài tuần, bé sẽ phải dùng loại thuốc này cho tới khi đạt được hiệu quả tối đa. Không nên dùng lâu dài vì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng ở bé, nhưng rất ít.
Đa phần các trường hợp, lợi ích đạt được từ việc kiểm soát hen suyễn có ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc.
Thuốc điều biến leukotriene (leukotriene modifier)Chẳng hạn như montelukast (Singulair) có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng bệnh suyễn ở bé do siêu vi.
Có các ít trường hợp, các loại thuốc này có liên quan đến các phản ứng tâm lý như kích động, ảo giác, gây hấn, trầm cảm và suy nghĩ tự tử. Nếu bé có bất kỳ phản ứng nào, hãy cho bé đến các cơ sở tư vấn y tế ngay.
Theophylline
Theophylline làm giãn các cơ phế quản, có nhiều tác dụng phục khác nên không được dùng thường xuyên cho bé.
Để cắt cơn hen suyễn ở bé nhanh chóng khi bé lên cơn, thuốc cắt cơn nhanh còn được gọi là thuốc cấp cứu sẽ được chỉ định dùng cho bé:
Các thuốc giãn phế quản dạng hít (salbutamol, levalbuterol và pirbuterol): Nó giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng cơn suyễn. Các loại thuốc này bắt đầu tác dụng sau vài phút và thời gian tác động kéo dài nhiều giờ.
Để giảm triệu chứng bệnh suyễn ở bé, mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bé như sau:
Với những thông tin trên, AVAKids hy vọng đã cung cấp đủ các thông tin cần thiết cho mẹ về bệnh hen suyễn ở bé, dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách chữa bệnh hen suyễn. AVAKids chúc mẹ sẽ tìm ra được phương án xử lý kịp thời nếu bé không may gặp căn bệnh này.
Linh Linh tổng hợp
Nhật Quang kiểm duyệt
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!