Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà đơn giản nhất, dễ dàng thực hiện

Đóng góp bởi: Nguyễn Bảo Nghi
Cập nhật 21/05
3013 lượt xem

Dầu dừa nguyên chất được xem là “thần dược” tự nhiên cho làn da, mái tóc và cả sức khỏe nhờ chứa nhiều axit béo, vitamin E và chất chống oxy hóa. Dầu dừa là một loại dầu không chỉ rất tốt cho cơ thể, mà còn giúp mẹ bầu phòng ngừa tình trạng rạn da khi mang thai. Cùng AVAKids tìm hiểu cách làm dầu dừa tại nhà đơn giản, dễ làm và thành công ngay lần đầu nhé!

1Dầu dừa là gì? Lợi ích tuyệt vời của dầu dừa nguyên chất

Dầu dừa là loại dầu thực vật được chiết xuất từ cơm dừa già. Dầu dừa nguyên chất (Virgin Coconut Oil – VCO) thường có mùi thơm đặc trưng, màu trắng ngà hoặc trong suốt, chứa nhiều dưỡng chất tốt như axit lauric, vitamin E, chất béo bão hòa lành mạnh.

Lợi ích tuyệt vời của dầu dừa nguyên chất: 

  • Dưỡng ẩm da, làm mềm mịn tự nhiên: Dầu dừa có khả năng thẩm thấu nhanh vào da, giúp dưỡng ẩm sâu, đặc biệt hiệu quả cho da khô, nứt nẻ, bong tróc vào mùa đông.

  • Nuôi dưỡng và phục hồi tóc hư tổn: Nhờ đặc tính kháng khuẩn và dưỡng chất tự nhiên, dầu dừa giúp phục hồi tóc khô xơ, chẻ ngọn, đồng thời kích thích mọc tóc khỏe mạnh.

  • Làm dịu hăm tã, an toàn cho da trẻ sơ sinh: Dầu dừa nguyên chất có thể dùng như kem chống hăm tự nhiên cho bé vì không chứa hóa chất, lại có đặc tính kháng viêm, dịu nhẹ với làn da nhạy cảm.

  • Hỗ trợ kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch: Axit lauric trong dầu dừa có đặc tính diệt khuẩn, nấm và virus nhẹ, hỗ trợ cải thiện đề kháng nếu sử dụng đúng liều lượng trong ăn uống.

  • Làm dầu massage thư giãn: Dầu dừa có độ trơn lý tưởng, thích hợp để massage toàn thân, giảm căng thẳng cơ bắp, đặc biệt tốt cho bà bầu hoặc trẻ nhỏ.

  • Tẩy trang tự nhiên: Khả năng hòa tan lớp trang điểm, kể cả mascara chống nước, giúp dầu dừa trở thành giải pháp tẩy trang an toàn và dưỡng da cùng lúc.

  • Chống lão hóa và làm mờ nếp nhăn: Chất chống oxy hóa trong dầu dừa giúp ngăn ngừa gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa da, đồng thời làm mờ nếp nhăn nhẹ nhàng theo thời gian.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách làm dầu gấc cho bé nguyên chất đơn giản

2Có nên tự làm dầu dừa tại nhà không?

Trước khi tìm hiểu cách làm, bạn nên cân nhắc giữa việc mua sẵn dầu dừa hay tự làm tại nhà. Mỗi lựa chọn đều có ưu, nhược điểm riêng.

Tiêu chíTự làm dầu dừa tại nhàMua sẵn
Chất lượngDễ dàng kiểm tra được nguyên liệu an toàn, nguồn gốcKhó kiểm tra
Dưỡng chấtGiữ nguyên dưỡng chất nếu làm đúng cáchCó thể bị tẩy màu, khử mùi công nghiệp
Tiện lợiMất thời gian làm, cần nhiều công đoạnNhanh chóng, chỉ cần mua là dùng
Giá thànhTiết kiệm nhưng mất công sức và thời gian hơnCao hơn nhưng không mất thời gian làm

3Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà đơn giản, dễ làm nhất

3.1 Cách làm dầu dừa truyền thống

Nguyên liệu:

  • Một quả dừa già (càng già càng tốt)
  • Một cốc nước nóng

Cách làm: 

  • Nạo dừa, bào nhuyễn thành sợi vụn, đem xây với nước nóng.
  • Đun cơm dừa với nước sôi trong 15 phút, tắt bếp khi nước vừa đủ sấp mặt dừa.
  • Xây lại dừa để tạo hỗn hợp sánh mịn.
  • Vắt lấy nước cốt dừa từ hỗn hợp dừa, đun sôi trên bếp để tách cơm dừa.
  • Khi cơm dừa màu nâu sẫm, lọc dầu dừa ra tô.
Cách nấu dầu dừa

Cách làm dầu dừa cho bé

3.2 Cách làm dầu dừa ép lạnh tại nhà

Nguyên liệu:

  • Cơm dừa già
  • Nước sôi vẫn còn nóng

Cách làm: 

  • Sử dụng máy xay sinh tố để xay đều cơm dừa với nước nóng.
  • Sau đó, dùng khăn vải để lọc nước cốt dừa ra từ phần nước và bỏ đi phần bã dừa. Sử dụng tay vắt nhiều lần để ép hết tinh dầu.
  • Cho toàn bộ nước cốt dừa đã ép vào một hũ thủy tinh và đậy kín. Sau một ngày, nước cốt dừa sẽ tự động tách lớp cho ra một lớp trắng đục trên bề mặt.
  • Đặt hũ nước cốt dừa vào tủ lạnh trong khoảng 2-3 giờ, lớp trắng đục sẽ tự động đông lại.  
  • Loại bỏ toàn bộ lớp trắng đục và phần còn lại trong hũ chính là tinh dầu dừa.

3.3 Cách làm dầu dừa bằng nồi cơm điện

Sau đây là cách làm dầu dừa cho bé bằng nồi cơm điện mà mẹ bỉm không nên bỏ lỡ, cụ thể:

Nguyên liệu:

  • Dừa khô nạo sẵn
  • Nước sôi

Cách làm: 

  • Cho dừa khô vào nước sôi trong vòng 20 đến 30 phút.
  • Sử dụng vải mùng để vắt lấy phần tinh dầu trong dừa, thực hiện khoảng 2 lần.
  • Cho nước cốt dừa đã lọc vào nồi cơm điện và bật chế độ "Cook".
  • Nấu trong vòng 30 đến 40 phút hoặc cho đến khi phần nước cốt sệt lại và có dấu hiệu tách dầu. Mở nắp nồi cơm điện và nấu thêm 15 đến 20 phút.
  • Tắt nồi cơm điện và lọc phần dầu dừa từ đáy nồi cho vào hũ thủy tinh.

3.4 Cách làm dầu dừa bằng nồi chảo chống dính

Nguyên liệu:

  • Dừa khô nạo sẵn
  • Nước sôi

Cách làm: 

  • Đầu tiên, cho toàn bộ cơm dừa khô vào nước nóng và ngâm khoảng 20 - 30 phút để cơm dừa ngấm nước.
  • Tiếp đến, sử dụng một chiếc khăn lọc để ép lấy nước cốt dừa. Lọc qua một cái rây nhỏ để loại bỏ các tạp chất.
  • Đổ phần nước cốt đã lọc thu được vào chảo đun trên bếp với lửa to và liên tục khuấy trong vòng 45 - 60 phút. Khi phần dừa cô đặc lại thành màu vàng óng, dùng rây và khăn để tinh lọc lấy phần dầu dừa cho vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị.

4Cách bảo quản dầu dừa tự làm đúng cách tại nhà

Sau khi hoàn thành công đoạn làm dầu dừa, việc bảo quản đúng cách sẽ quyết định đến chất lượng, thời gian sử dụng và hiệu quả dưỡng chất của dầu.

Vì là sản phẩm tự nhiên, không chất bảo quản nên dầu dừa rất dễ bị hỏng nếu tiếp xúc với nước, nhiệt độ cao hoặc không khí ẩm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn bảo quản dầu dừa đúng chuẩn tại nhà.

  • Nên dùng: Lọ hoặc chai thủy tinh tối màu (nâu, xanh dương sẫm) có nắp đậy kín. Thủy tinh không phản ứng hóa học, giữ mùi tốt và hạn chế tia UV làm hỏng dầu.
  • Không nên dùng: Chai nhựa trong suốt, hộp kim loại, hộp nhựa tái sử dụng vì dễ thôi nhiễm chất độc hoặc phản ứng với dầu dừa theo thời gian.
  • Đặt dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh gần bếp, cửa sổ hay những khu vực nóng ẩm.
  • Nếu khí hậu nơi bạn sống nóng trên 30°C hoặc vào mùa hè, nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để giữ độ ổn định của dầu.
  • Luôn dùng muỗng hoặc thìa khô sạch để lấy dầu, không thọc tay trực tiếp vào chai.
  • Nếu bảo quản trong lọ lớn, nên chia nhỏ ra các hũ nhỏ hơn để tiện sử dụng mà không phải mở ra thường xuyên.
  • Sau khi dùng, đóng nắp ngay và lau sạch miệng chai nếu có dầu tràn ra ngoài.

5Một số lưu ý khi làm dầu dừa tại nhà thành công

Để quá trình làm dầu dừa hiệu quả, an toàn và thành công ngay từ lần đầu, bạn cần ghi nhớ:

  • Chọn dừa già, cơm dày, trắng và không bị mốc.
  • Không để nước lẫn vào dầu khi bảo quản.
  • Nên làm với số lượng vừa phải, dùng trong 1–2 tháng.
  • Tránh dùng nồi nhôm khi nấu, có thể gây phản ứng hóa học.

6Lưu ý khi bảo quản và thời gian sử dụng dầu dừa tự làm tại nhà

6.1 Lưu ý bảo quản

Bảo quản dầu dừa là một vấn đề quan trọng để giữ cho chất lượng của dầu luôn tốt. Để bảo quản dầu dừa tốt nhất, hãy tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. 

Đầu tiên, hãy giữ dầu trong một chai kính sạch sẽ. Tránh ánh sáng trực tiếp, hãy để chai trong một nơi tối. Chất lượng dầu cũng cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng dầu vẫn tốt và không bị hư hỏng.

6.2 Thời gian sử dụng dầu dừa tự làm

Thời gian sử dụng phụ thuộc vào cách làm, điều kiện bảo quản và độ sạch của nguyên liệu. Trung bình:

  • Ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C: Có thể sử dụng trong khoảng 1 đến 2 tháng.
  • Trong tủ lạnh từ 4 đến 10 độc C: Kéo dài đến 3 đến 6 tháng nếu không bị lẫn nước hay tạp chất.

Nếu muốn kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn giữ được mùi thơm và độ tinh khiết, bạn có thể nhỏ vài giọt vitamin E nguyên chất vào dầu dừa sau khi làm xong. Vitamin E giúp chống oxy hóa và làm chậm quá trình ôi dầu.

Cách nấu dầu dừa chất lượng

Tinh dầu dừa tràm Dr. Tràm 20ml

7Làm sao biết dầu dừa bị hư? Các nhận biết hư hỏng

Việc nhận biết dầu dừa có còn dùng được hay không rất quan trọng, đặc biệt nếu bạn dùng cho mặt hoặc trẻ nhỏ:

  • Dầu đổi màu từ trong suốt sang vàng sậm hoặc đục bất thường.
  • Có mùi chua, mùi khét hoặc mốc khác lạ (không còn thơm mùi dừa dịu nhẹ).
  • Xuất hiện bọt khí, váng trắng hoặc lợn cợn trong chai.
  • Tách lớp bất thường hoặc sánh lại mà không tan khi để ngoài nhiệt độ phòng.

Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn không nên tiếp tục sử dụng dầu dừa, dù chỉ để ủ tóc hoặc làm son môi, vì có thể gây kích ứng da, viêm nang lông hoặc nổi mụn.

Cách nấu dầu dừa nguyên chất

Cách phân biệt dầu dừa bị hỏng

8Câu hỏi thường gặp khi làm dầu dừa tại nhà

8.1 Dầu dừa có ăn được không?

Có. Dầu dừa nguyên chất có thể dùng để nấu ăn hoặc uống một lượng nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa, miễn là được làm sạch và bảo quản đúng.

8.2 Làm sao để dầu dừa không bị khét khi nấu?

Khi nấu nên dùng lửa nhỏ và khuấy liên tục, không để nước cạn quá nhanh. Sử dụng chảo chống dính hoặc chảo sâu lòng để dễ đảo.

8.3 Dầu dừa ép lạnh có tốt hơn dầu dừa nấu?

Dầu dừa ép lạnh giữ lại nhiều dưỡng chất hơn, mùi nhẹ và ít oxy hóa nên phù hợp dưỡng da mặt, làm mỹ phẩm handmade. Tuy nhiên, lượng dầu thu được ít hơn.

Xem thêm:

Tự làm dầu dừa tại nhà không quá khó, chỉ cần chút kiên nhẫn và lựa chọn phương pháp phù hợp với nhu cầu. Dầu dừa nguyên chất không chỉ giúp bạn chăm sóc da, tóc hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí so với các sản phẩm bên ngoài.

Mong rằng với những cách làm dầu dừa nhanh chóng trên mà AVAKids vừa cung cấp sẽ giúp cho việc gia đình của các mẹ đơn giản hơn cũng như là tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi