Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chậm phát triển về ngôn ngữ (Ảnh minh họa: osfhealthcare)
Trẻ chậm nói tức là khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bị giảm sút, trẻ sẽ không biết sử dụng ngôn từ như thế nào cho hợp lý trong ngữ cảnh nhất định. Trong một số hoàn cảnh, trẻ gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý nghĩa câu nói, dẫn đến việc không diễn đạt được ý mình muốn nói.
Bài viết liên quan: Cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và những điều ba mẹ cần lưu ý
Khả năng nhận biết ngôn ngữ của trẻ chậm sơn so với bạn bè cùng trang lứa. Trẻ có thể gặp khó khăn khi thể hiện bản thân hoặc hiểu điều người khác nói. Sự phát triển chậm này là do sự suy giảm khả năng nghe, nói và nhận thức. Thông thường lúc đầu cha mẹ rất khó nhận biết về những triệu chứng này.
Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của chậm phát triển ngôn ngữ như:
Giai đoạn đầu rất khó nhận biết các dấu hiệu trẻ chậm nói (Ảnh minh họa: unsplash)
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể vì một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau Tuy nhiên những lý do phổ biến thường gặp bao gồm:
Khiếm thính: Trẻ khiếm thính cũng thường bị suy giảm khả năng ngôn ngữ. Nếu trẻ không nghe được tiếng nói, việc giao tiếp trở nên khó khăn.
Tự kỷ: Mặc dù không phải tất cả trẻ tự kỷ đều bị chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng khi đã mắc chứng bệnh này thường ảnh hưởng đến giao tiếp.
Khuyết tật bẩm sinh: Một loạt các khuyết tật bẩm sinh như khiếm khuyết về tai, vành miệng có vấn đề từ khi sinh ra đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Một số vấn đề tâm lý xã hội: Những vấn đề cũng gây ra sự chậm phát triển về ngôn ngữ. Ví dụ như trẻ từng bị bỏ rơi có thể bị chậm nói do các chấn sang về tâm lý.
Các yếu tố nguy cơ gây chậm phát triển về ngôn ngữ khác như: Sinh non, thấp cân, có tiền sử gia đình về ngôn ngữ hoặc lời nói.
Khuyết tật bẩm sinh hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ (Ảnh minh họa: doctoranddad)
Trị liệu ngôn ngữ là phương pháp các bác sĩ hoặc chuyên gia đưa ra trong việc điều trị cho trẻ mắc chứng chậm nói. Những trẻ có thể trạng, mức độ chậm ngôn ngữ khác nhau sẽ có một quy trình trị liệu riêng phù hợp.
Một chương trình trị liệu được các chuyên gia đưa ra sẽ bao gồm các bài tập chuyên sâu tại phòng khám trị liệu hoặc tại cơ sở chuyên môn, kết hợp với những bài tập rèn luyện mà cha mẹ sẽ thực hiện cùng bé tại nhà.
Mục tiêu hàng đầu của quá trình trị liệu đó là giúp trẻ biết thể hiện nhu cầu bản thân, tương tác với người lớn, tăng khả năng tập trung và hiểu được những lời nói đơn giản được những người trong gia đình thường xuyên sử dụng.
Điều quan trọng là cha mẹ phải nỗ lực, chịu khó tập luyện cùng con để cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ mỗi ngày.
Cha mẹ giữ vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ và cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ, đặc biệt với những trẻ mắc bệnh chậm nói.
Cha mẹ hãy giúp đỡ trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ (Ảnh minh họa: unsplash)
AVAKids tư vấn cho bạn một số giải pháp hữu hiệu sau:
Bài viết liên quan: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và chậm nói, mẹ phải làm sao?
Cha mẹ và người thân nên nhận biết sớm chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và nhanh chóng can thiệp, điều trị. Bạn có thể đi khám và nhờ chuyên gia tư vấn, trị liệu theo lộ trình phù hợp. Mặt khác việc ba mẹ đồng hành cùng con là điều quan trọng nhất khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Huỳnh Kim Hoa, tổng hợp từ verywellfamily
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!