Trẻ nhỏ cần trải qua nhiều giai đoạn trong suốt quá trình phát triển ngôn ngữ. Trong đó, mỗi giai đoạn đều có vai trò quan trọng khác nhau. Bao gồm: “Ê a”, bập bẹ, “nói thư tín” và nói những câu hoàn chỉnh.
Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến việc “nói thư tín” ở trẻ, giúp bố mẹ hiểu thêm về sự phát triển ngôn ngữ của con.
“Nói thư tín” là cột mốc quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Kiểu “nói thư tín” hay “nói điện báo” là việc trẻ giao tiếp bằng những câu đơn giản 2 – 3 từ chỉ chứa nội dung chính, tương tự như các đoạn tin ngắn chỉ gồm từ khóa được gửi qua điện báo thời xưa.
Một số câu “nói thư tín” ở trẻ như: “Con buồn ngủ”, “Mẹ ở đâu?”, “Muốn uống nước”, “Đi chơi”,…
Trẻ nhỏ thường bắt đầu “nói thư tín” trong giai đoạn từ 24 đến 30 tháng tuổi.
Câu “nói thư tín” ở trẻ thường có một vài đặc điểm được liệt kê dưới đây:
Trẻ thường bắt đầu “nói thư tín” trong giai đoạn 24 - 30 tháng tuổi.
“Nói thư tín” là một trong những cột mốc quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Bao gồm:
Như đã đề cập ở trên, các từ trong câu “nói thư tín” của trẻ thường đã được sắp xếp theo đúng thứ tự. Điều này tập cho trẻ khả năng xây dựng câu đúng cấu trúc dù chưa biết gì về ngữ pháp, tạo tiền đề cho việc sử dụng câu thành thạo và giao tiếp tốt trong tương lai.
“Nói thư tín” tạo tiền đề cho sự thành thạo giao tiếp trong tương lai.
Ở giai đoạn mới biết đi, trẻ nhỏ sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu của mình và môi trường xung quanh. Chúng thường muốn chia sẻ những yêu cầu và kinh nghiệm với bố mẹ. “Nói thư tín” sẽ giúp trẻ truyền đạt đúng suy nghĩ và cảm xúc của mình, nâng cao hiệu quả giao tiếp.
“Nói thư tín” tạo cho trẻ nhỏ cơ hội thực hành xây dựng câu thường xuyên, giúp chúng chuyển sang giai đoạn phát triển ngôn ngữ tiếp theo một cách dễ dàng.
Trong vòng vài tháng sau đó, trẻ sẽ mở rộng vốn từ vựng của mình, bắt đầu tìm ra các cấu trúc câu phức tạp hơn và từ từ học cách nói những câu đúng ngữ pháp.
“Nói thư tín” mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ.
Bài viết liên quan: Một số giải pháp hữu hiệu phù hợp với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ có thể luyện tập khả năng “nói thư tín” thông qua một vài hoạt động dưới đây:
Bạn có thể mua các quyển sách tập tô màu phù hợp với độ tuổi của trẻ và hướng dẫn chúng tô màu cho từng đối tượng in trong sách.
Ví dụ như:
Bạn chỉ vào hình cái cây và hỏi trẻ: “Đây là cái gì?”. Nếu chúng trả lời: “cây”, bạn hãy nói câu đầy đủ: “Đúng rồi, đây là một cái cây”.
Bạn có thể đặt một câu hỏi tiếp theo trước khi chúng bắt đầu tô màu: “Lá cây thì có màu gì?”. Nếu chúng trả lời: “Màu xanh lá cây”, bạn hãy nói câu hoàn chỉnh: “Màu sắc của lá cây là màu xanh lá cây”.
Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ “nói thư tín” thông qua các hoạt động học tập thú vị.
Trong quá trình tô màu, hãy đặt các câu hỏi liên quan để khuyến khích trẻ trả lời. Trong trường hợp trẻ trả lời bằng những câu “nói thư tín”, hãy khen ngợi chúng và lặp lại một câu trả lời hoàn chỉnh để dạy trẻ cách đặt câu.
Tương tự, bạn có thể sử dụng các câu chuyện để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Sau khi kể những câu chuyện của riêng mình hoặc đọc ra từ một cuốn sách, bạn có thể đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ thảo luận. Cách này sẽ giúp tăng sự tập trung của trẻ vào câu chuyện và nâng cao nhận thức cho trẻ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể kể cho trẻ nghe về các hoạt động hàng ngày, giải thích những việc bạn đang làm như: dọn dẹp, nấu nướng, làm việc,... bằng ngôn ngữ đơn giản hoặc dạy chúng gọi tên các đồ vật khác nhau trong nhà và ngoài trời.
Kể chuyện cho trẻ nghe cũng là một cách giúp phát triển ngôn ngữ.
Một số trò chơi thú vị có thể khuyến khích trẻ “nói thư tín”, giúp trẻ phản xạ nhanh hơn và tăng khả năng ghi nhớ. Ví dụ như:
Các trò chơi thú vị cũng khuyến khích trẻ tập nói nhiều hơn.
Bài viết liên quan: Tìm hiểu ngay 7 cách đơn giản giúp cha mẹ chơi với trẻ sơ sinh
Để quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Các nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng trẻ em có thể nhận ra một số cấu trúc nhất định của ngôn ngữ như: cao độ, độ to, nhịp độ và nhịp điệu bằng cách lắng nghe. Chúng có thể sử dụng các dấu hiệu này để tìm ra các đơn vị ngôn ngữ. Vì vậy, bố mẹ cần sử dụng đúng ngữ pháp và cách phát âm, nói những câu hoàn chỉnh ngay cả khi trẻ chỉ mới có thể “nói thư tín”.
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn nói “ê a” và bập bẹ thường kết hợp sử dụng cử chỉ khi giao tiếp. Đồng thời, chúng cũng có xu hướng bắt chước cử chỉ của bạn. Vì vậy, việc sử dụng cử chỉ phù hợp với lứa tuổi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ sớm, tạo nền tảng cho giao đoạn “nói thư tín”.
Bạn nên sử dụng cử chỉ phù hợp khi giao tiếp hàng ngày với trẻ nhỏ.
Nhịp đập và sự chuyển động của âm nhạc có thể giúp trẻ hiểu các âm tiết khác nhau. Bạn có thể sử dụng các hành động phù hợp với lời bài hát để giúp trẻ học từ mới tốt hơn.
Trẻ mới biết đi (giai đoạn 1 – 3 tuổi) có khả năng hiểu và nói được số lượng từ khác nhau:
“Nói thư tín” là một bước quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, giúp chúng giao tiếp và hiểu được sự hình thành của các câu.
Trẻ có thể luyện “nói thư tín” thông qua các câu hỏi, chơi trò chơi và tương tác trong giao tiếp hàng này với mọi người xung quanh. Do đó, hãy cố gắng trò chuyện nhiều nhất có thể với trẻ và khuyến khích trẻ nói nhiều hơn.
Ngọc Nguyễn tổng hợp từ Mom Function.
Hình ảnh: Freepik
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!