Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân? Phương pháp giúp giảm khó chịu cho trẻ, ba mẹ có thể tự áp dụng tại nhà

Đóng góp bởi: Võ Như Quỳnh
Cập nhật 24/10
1366 lượt xem

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc như đói, ướt, hay đau ở chỗ nào đó. Trẻ sơ sinh không biết nói vì thế các bậc cha mẹ cũng rất đau đầu khi con mình khóc không ngừng. Sau đây AVAKids sẽ cùng bạn tìm hiểu câu chuyện của Chaunie Brusie về cách nhận diện vì sao trẻ con quấy khóc nhé.

Trẻ quấy khóc sau khi bú. Nguồn hình Pixabay 

Trẻ quấy khóc sau khi bú. Nguồn hình Pixabay 

1Trẻ khóc mãi vào ban đêm 

Đứa con gái thứ hai của Chaunie Brusie đã khóc rất nhiều khi còn nhỏ đến mức bị gọi tên là “bé khóc nhè”. Tiếng khóc của bé dường như tăng lên sau mỗi lần bú và đặc biệt là vào ban đêm.

Đó là những giờ phút địa ngục giữa bóng tối và bình minh khi Chaunie Brusie và chồng thay phiên nhau bế con đi quanh nhà, thổn thức dỗ dành nhưng vẫn không thể an ủi đứa con của mình.

Lúc đó cả nhà Chaunie Brusie không biết rằng việc bé khóc suốt sau khi bú kèm theo thường xuyên khạc nhổ, đó là một trường hợp kinh điển ở trẻ sơ sinh, là tình trạng colic.

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Vì sao trẻ quấy khóc sau khi bú?

2Tình trạng Colic

Colic có nghĩa là tình trạng một đứa trẻ hay quấy khóc không kiểm soát được do nhiều yếu tố mà bác sĩ có thể không thể tìm ra nguyên nhân. Một số giả thuyết cho rằng do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ hay bị đầy bụng ợ hơi.

Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) liệt kê các tiêu chí về colic: Trẻ khóc ít nhất ba giờ một ngày, ba ngày trở lên một tuần và trẻ dưới 3 tháng tuổi. Bạn hãy kiểm tra xem con có khóc theo quy luật số 3 này hay không.

Không có một nguyên nhân nào được khẳng định chính xác là gây ra tình trạng này. Theo BMJ tỷ lệ lâm sàng thực tế của bệnh là 20% tổng số trẻ sơ sinh.

Có thể bạn quan tâm: Lời khuyên dành cho ba mẹ khi thấy trẻ quấy khóc đêm

3Trào ngược axit

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc sau khi bú và khạc nhổ là do trào ngược axit. Tình trạng này được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), nó còn gây ra các triệu chứng như tăng cân kém.

Khi con gái của Chaunie Brusie lên 5, bé thường xuyên phàn nàn về việc đau bụng và kết quả là phải trải qua một loạt các cuộc kiểm tra với bác sĩ chuyên về tiêu hóa.

Tại buổi hẹn đầu tiên, bác sĩ đã hỏi Chaunie Brusie là bé có bị tình trạng colic khi còn nhỏ không và liệu bé có khạc nhổ ra nhiều không. Với cả hai câu hỏi đó, Chaunie đã thực sự bất ngờ khi bác sĩ đoán đúng tình huống khi còn nhỏ của con cô.

Có thể bạn quan tâm: Thấu hiểu vì sao trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân, ba mẹ giảm căng thẳng

Bác sĩ giải thích rằng trào ngược axit hoặc GERD có thể biểu hiện thành các triệu chứng tương tự như colic ở trẻ sơ sinh, đau dạ dày ở trẻ em trong độ tuổi đi học và sau đó là chứng đau ợ chua thực sự ở thanh thiếu niên.

Trong nhiều trẻ sơ sinh khạc nhổ, thì ít trẻ bị GERD thực sự, nguyên nhân có thể do “cái nắp” kém phát triển giữa thực quản và dạ dày hoặc sản xuất axit dạ dày cao hơn mức bình thường.

Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán trào ngược ở trẻ sơ sinh chỉ đơn giản dựa trên các triệu chứng của con bạn. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghi ngờ một trường hợp nghiêm trọng, sẽ làm một số xét nghiệm khác nhau để thực sự chẩn đoán chứng trào ngược này.

Thử nghiệm có thể bao gồm việc lấy sinh thiết ruột của con bạn hoặc sử dụng một loại tia X đặc biệt để xem bất kỳ khu vực nào bị ảnh hưởng hay bị tắt nghẽn.

Trẻ bị trào ngược axit và quấy khóc.

Trẻ bị trào ngược axit và quấy khóc.

Có thể bạn quan tâm: Mách ba mẹ cách xử trí khi thấy trẻ không ngừng khóc

4Nhạy cảm và dị ứng thực phẩm

Một số trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ, có thể bị dị ứng với một số loại thức ăn mà mẹ chúng đang ăn.

Học viện Y học cho con bú lưu ý rằng vi phạm phổ biến nhất là do người mẹ uống sữa bò nên có protein sữa bò trong sữa mẹ, nhưng trường hợp dị ứng thực sự cũng rất hiếm. Chỉ khoảng 0,5% đến 1% trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn được cho là bị dị ứng với protein sữa bò.

Theo ABM, các thủ phạm phổ biến nhất khác là trứng, ngô và đậu nành.

Nếu em bé của bạn có các triệu chứng cực kỳ khó chịu sau khi bú và có các triệu chứng khác, chẳng hạn như phân có máu, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc đưa trẻ đi xét nghiệm dị ứng.

Ngoài ra cũng có một số bằng chứng cho thấy việc tuân theo chế độ ăn ít chất gây dị ứng khi cho con bú (về cơ bản là tránh những thực phẩm gây dị ứng hàng đầu, chẳng hạn như sữa, trứng và ngô) có thể có lợi cho trẻ sơ sinh bị tình trạng colic.

Chế độ ăn kiêng loại bỏ một số thực phẩm có thể có những rủi ro riêng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi đáng kể chế độ ăn uống của mẹ.

Trong tình huống của Chaunie, họ thấy rằng sữa, caffein và một số loại trái cây có hạt nhất định đã làm cho bé khóc và nhổ nước bọt trầm trọng hơn. Bằng cách loại bỏ những thực phẩm và chất đó khỏi chế độ ăn uống của mẹ, họ đã có thể giúp bé bớt khó chịu hơn.

Nếu bạn có con bị đau bụng, bạn có thể thử bất cứ thứ gì để giúp con bạn bớt khóc. Nếu bạn tò mò muốn biết liệu chế độ ăn uống của mình có ảnh hưởng gì không, bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi lại thức ăn của mình vào nhật ký thực phẩm và ghi lại phản ứng của bé sau mỗi bữa ăn.

Tiếp theo, bạn có thể loại bỏ từng loại thức ăn một và xem liệu việc giảm lượng thức ăn nhất định có thể tạo ra sự khác biệt trong hành vi của con bạn hay không. Nếu bạn bỏ đi một món ăn mà sau đó giúp trẻ bớt khóc thì nên bỏ. Nhưng khi trẻ lớn lên, trẻ có thể vẫn ăn lại món ăn đó bình thường.

Chỉ cần bạn lưu ý rằng, một trường hợp dị ứng thực phẩm thực sự là rất hiếm. Ngoài ra, hãy nhớ theo dõi bất kỳ triệu chứng nào khác, chẳng hạn như máu trong phân của con bạn.

5Khí ga

Nếu trẻ quấy khóc nhiều sau mỗi lần bú, đó có thể đơn giản là một lượng không khí tích tụ được nuốt vào trong khi ăn. Trẻ bú sữa bình có thể dễ bị nuốt nhiều không khí trong khi bú hơn trẻ bú mẹ. Điều này có thể khiến trẻ bị mắc kẹt khí trong dạ dày và gây khó chịu.

Nhìn chung, trẻ bú sữa mẹ nuốt ít không khí vào dạ dày hơn trong khi ăn là do cách trẻ ăn. Nhưng mỗi em bé đều khác nhau và ngay cả những em bé bú sữa mẹ cũng có thể phải ợ hơi sau khi bú.

Cố gắng giữ trẻ thẳng đứng sau khi bú và vỗ nhẹ lưng là một cách để ợ hơi nhẹ nhàng đẩy bọt khí thoát ra ngoài. 

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Khủng hoảng xa cách là gì?
ba tư thế vỗ cho bé ợ hơi

ba tư thế vỗ cho bé ợ hơi

6Sữa công thức

Nếu con bạn bú sữa công thức, đổi sữa công thức bạn đang dùng có thể là một giải pháp đơn giản để trẻ ngừng quấy khóc sau khi bú. Mỗi loại sữa công thức đều có sự khác biệt và một số thương hiệu nhất định có sản xuất các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh nhạy cảm hơn.

Nếu bạn quyết định thử cách này, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về việc liệu một loại sữa công thức dựa trên axit amin có phải là lựa chọn tốt để thử trong một tuần hay không. Nếu bạn thử một nhãn hiệu khác và thấy trẻ vẫn quấy khóc thì việc tiếp tục thử các nhãn hiệu khác nữa không có tác dụng.

Xem thêm:

7Lời kết

Colic cùng với một số tình trạng phổ biến khác, có thể là thủ phạm nếu con bạn hay quấy khóc không ngừng sau khi bú. Nếu sau khi thay đổi chế độ ăn uống của mẹ hoặc cho trẻ ợ hơi đầy đủ sau bú mà vẫn không thuyên giảm việc quấy khóc thì bạn hãy hẹn gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng hơn.

Quỳnh tổng hợp từ healthline

1. ABM clinical protocol #24: Allergic proctocolitis in the exclusively breastfed infant. (2011). DOI:10.1089/bfm.2011.9977

2. Harrel MC, et al. (2015). Is there a correlation between maternal diet in breastfeeding mothers and infantile colic? DOI:10.1097/01.EBP.0000541032.94135.ca

3. Mayo Clinic Staff. (2018). Infant reflux.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-acid-reflux/diagnosis-treatment/drc-20351412

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi