Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, bé có thể bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý do đang tập trung vào các kỹ năng vận động như bò, đứng hoặc chập chững tập đi. Khi đó, bé thường mất hứng thú với việc ăn uống và chỉ muốn khám phá thế giới xung quanh dẫn đến biếng ăn tạm thời. Đây là hiện tượng tự nhiên, thường kéo dài khoảng 1 - 2 tuần và bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.
Nhiều cha mẹ ép bé ăn, khiến bé càng sợ ăn và từ chối tiếp nhận thức ăn. Điều này có thể gây ra tâm lý tiêu cực lâu dài, khiến bé biếng ăn kéo dài.
Khi bé mọc răng, sốt, viêm họng hoặc rối loạn tiêu hóa, bé sẽ chán ăn, thậm chí từ chối đồ ăn hoàn toàn. Nếu bé có các triệu chứng như sốt cao, tiêu chảy, quấy khóc liên tục, cha mẹ nên đưa bé đi khám để được tư vấn kịp thời.
Bé chán ăn, biếng ăn cũng có thể do:
Trẻ có xu hướng quay mặt đi, đẩy thìa, từ chối há miệng khi được đút ăn. Một số bé ngậm thức ăn rất lâu mà không chịu nhai hay nuốt, khiến bữa ăn kéo dài. Nếu bị ép ăn, bé có thể quấy khóc, nhè thức ăn ra ngoài. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bé không hứng thú với việc ăn uống.
Lượng thức ăn bé tiêu thụ giảm đáng kể so với trước đây, có khi chỉ ăn vài muỗng rồi từ chối tiếp. Bé không đòi ăn dù đã lâu chưa được cho ăn hoặc bỏ bữa hoàn toàn. Ngay cả những món bé từng yêu thích cũng không thể kích thích sự thèm ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, ba mẹ cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời.
Một số bé tỏ ra khó chịu, la hét, thậm chí khóc to khi đến giờ ăn. Bé có thể phản ứng mạnh mẽ như hất đổ bát, né tránh ghế ăn, giãy giụa để không phải ăn. Đây có thể là phản ứng do áp lực bữa ăn hoặc bé đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý. Việc tạo không khí vui vẻ khi ăn sẽ giúp bé hợp tác hơn.
Trẻ biếng ăn kéo dài có thể bị chậm tăng cân hoặc không tăng cân trong nhiều tuần liền. Cơ thể bé có dấu hiệu gầy gò, xanh xao, thiếu sức sống, quần áo rộng hơn so với trước. Một số bé có tóc thưa, móng tay giòn, dễ bị bệnh do sức đề kháng kém. Nếu có dấu hiệu này, ba mẹ nên đưa bé đi khám để có biện pháp can thiệp sớm.
Biếng ăn có thể đi kèm với các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy hoặc nôn trớ sau khi ăn. Hệ tiêu hóa kém khiến bé cảm thấy khó chịu, dẫn đến tình trạng chán ăn và hấp thu dinh dưỡng kém. Một số bé có biểu hiện trớ sữa, chướng bụng sau khi ăn dặm. Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Trẻ có xu hướng quay mặt đi, đẩy thìa, từ chối há miệng khi được đút ăn
Ba mẹ nên đa dạng thực đơn với các nhóm thực phẩm như đạm, tinh bột, rau củ và chất béo lành mạnh. Hãy thay đổi cách chế biến, trình bày món ăn đẹp mắt để kích thích sự thích thú của bé.
Thức ăn nên có độ mềm phù hợp, tránh quá nhuyễn hoặc quá thô khiến bé khó ăn. Ngoài ra, có thể bổ sung các loại thực phẩm kích thích vị giác như phô mai, bơ hoặc sữa chua.
Bé sẽ ăn ngon miệng hơn nếu bữa ăn diễn ra trong không gian thoải mái, không áp lực. Hãy để bé tự do khám phá thức ăn, cầm nắm hoặc tự xúc ăn thay vì chỉ đút cho bé. Tránh la mắng, ép bé ăn vì có thể khiến bé sợ hãi, né tránh bữa ăn. Có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc kể chuyện để bé cảm thấy vui vẻ hơn khi ăn.
Bé sẽ ăn ngon miệng hơn nếu bữa ăn diễn ra trong không gian thoải mái, không áp lực
Xây dựng lịch ăn khoa học với 3 bữa chính và 2 bữa phụ giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Tránh để bé ăn vặt quá nhiều hoặc uống sữa tươi, sữa bột sát giờ ăn vì có thể khiến bé no và không còn hứng thú với thức ăn chính. Nếu bé không ăn hết bữa, không nên kéo dài quá 30 phút mà hãy cho bé đợi đến bữa tiếp theo.
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp bé hấp thu tốt hơn và ăn ngon miệng hơn. Ba mẹ có thể bổ sung men vi sinh, enzyme tiêu hóa để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột hoặc các thực phẩm chức năng hỗ trợ giúp bé ăn ngon, tiêu hoá tốt. Ngoài ra cho bé ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước để ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, khuyến khích bé vận động nhẹ nhàng như bò, chơi đùa để kích thích tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa của bé 10 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt, vì vậy khi bổ sung sữa bột cho bé, mẹ cần quan tâm đến các thành phần như Probiotic, FOS, GOS và HMO giúp cải thiện sự hấp thu dinh dưỡng và kích thích ham muốn ăn uống của bé. Điều này không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh mà còn cho tăng sức đề kháng và miễn dịch, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Một số sữa mà mẹ có thể tin chọn như:
Sữa bột Friso Gold Pro số 4 800g (3 - 6 tuổi)
Nếu bé biếng ăn kéo dài trong khoảng 2 tuần trở lên, kèm theo dấu hiệu sụt cân, suy dinh dưỡng hoặc tiêu hóa kém, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Một số trường hợp bé biếng ăn do thiếu vi chất như kẽm, sắt hoặc mắc các bệnh lý tiêu hóa. Bác sĩ sẽ giúp xác định nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý phù hợp để cải thiện tình trạng biếng ăn của bé.
Biếng ăn là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng ba mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm cách xử lý phù hợp. Việc ép bé ăn hoặc áp dụng những biện pháp chưa khoa học có thể khiến tình trạng biếng ăn của trẻ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp ba mẹ hỗ trợ bé ăn ngon miệng hơn:
Thay đổi thực đơn đa dạng trong các bữa ăn của b
Cha mẹ nên xác định nguyên nhân khiến bé biếng ăn để có cách khắc phục phù hợp. Hãy đảm bảo bé có thực đơn đa dạng, không ép ăn và tạo môi trường ăn uống vui vẻ.
Nếu bé không tăng cân trong thời gian dài, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung vi chất hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo bé phát triển bình thường.
Sữa có thể bổ sung dinh dưỡng nhưng không thể thay thế bữa ăn chính. Cha mẹ cần cân bằng giữa sữa và thức ăn dặm để bé hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
Bé 10 tháng biếng ăn là hiện tượng phổ biến và có thể cải thiện nếu cha mẹ kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp. Hãy tạo thói quen ăn uống tốt, xây dựng thực đơn phong phú và quan sát tình trạng sức khỏe của bé để có cách xử lý phù hợp nhé!
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!