Giải mã vì sao bé chậm bò, trốn bò - Gợi ý cho ba mẹ mẹo giúp bé nhanh biết bò

Đóng góp bởi: Nguyệt Minh
Cập nhật 04/09
3627 lượt xem

Bò là cách thức tự mình di chuyển đầu tiên của trẻ. Trẻ dần tự học cách dùng tay và đầu gối để giữa thăng bằng. Đây là một trong những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.

Đạt được cột mốc này, trẻ có thể tự khám phá thế giới xung quanh và hoàn thiện sự phát triển của bản thân một cách toàn diện.

Tuy nhiên, nếu trẻ chậm bò hoặc trốn bò thì có sao không? Ba mẹ cần làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng AVAKids tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây. 

1Bao lâu thì trẻ biết bò?

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu tập bò khi được 6 đến 12 tháng tuổi. Trẻ cũng có những phương pháp vận động khác như trườn, xoay người, lăn, nằm sấp…

Bài viết liên quan: Làm sao giúp trẻ biết bò?

Tập bò giúp trẻ phát triển sự cân bằng và phối hợp, phát triển thị giác và phối hợp tay mắt. Giai đoạn này không kéo dài, khi trẻ cảm thấy đủ độc lập thì có thể chuyên qua giai đoạn đứng và đi. 

Tập bò giúp trẻ phát triển sự cân bằng và phối hợp, phát triển thị giác và phối hợp tay mắt (Ảnh: Canva)

Tập bò giúp trẻ phát triển sự cân bằng và phối hợp, phát triển thị giác và phối hợp tay mắt

2Trẻ lâu biết bò có sao không?

Tốc độ phát triển của mỗi đứa trẻ không giống nhau, điều này lý giải vì sao có trẻ biết bò từ sớm, nhưng cũng có trẻ rất lâu mới biết bò. Đây là điều hết sức bình thường. 

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ chậm bò hoặc trốn bò kèm theo những biểu hiện dưới đây thì ba mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám kịp thời: 

  • Trẻ không có phản ứng cử động tay chân hay di chuyển cơ thể khi bị chạm vào
  • Sau 12 tháng, trẻ không có biểu hiện cố gắng bò hoặc tìm cách di chuyển về phía đồ chơi yêu thích của trẻ
  • Trẻ tỏ ra khó khăn trong việc nâng đỡ cơ thể
  • Khi được 6 tháng tuổi, trẻ ít co gối thậm chí là không thích co gối, ít khi quẫy đạp, không dùng chân hỗ trợ cơ thể khi được bế thẳng
  • Cử động chân của trẻ thiếu linh hoạt hơn cử động tay

3Vì sao trẻ lâu biết bò, trốn bò?

Do cấu tạo bàn chân 

Trong một số trường hợp, trẻ có cấu tạo bàn chân gây khó khăn cho việc tập bò: 

  • Bàn chân cong: Có thể cải thiện bằng các bài tập trị liệu 
  • Bàn chân bẹt: Thường tự hồi phục khi bé được 3 tuổi
  • Chân vòng kiềng: Hiện tượng này tương đối phổ biến nhưng dễ khắc phục nếu trẻ vận động đúng cách

Ngoài ra, ba mẹ có thể giúp trẻ tập bò bằng cách nâng đỡ cơ thể trẻ, dùng đồ chơi yêu thích của trẻ để khuyến khích trẻ bò tới nhặt, để bé tự do khám phá môi trường xung quanh. 

Trẻ không có động lực tập bò 

Khi không được người lớn cổ vũ, động viên và hướng dẫn tập bò, tỉ lệ trẻ chậm bò, trốn bò thường cao hơn. 

Nếu không lấy được đồ chơi, trẻ thường có xu hướng khóc to lên để gây sự chú ý. Lúc này, ba mẹ không nên đáp ứng ngay yêu cầu của trẻ, mà hãy khuyến khích trẻ bò về phía đồ chơi. Ba mẹ có thể thực hiện động tác bò để trẻ học theo. 

Chuẩn bị thảm trong khu vực trẻ bò để tránh gây đau đầu gối. Đôi khi, vì sàn quá cứng hoặc trơn, trẻ trở nên không muốn bò vì sợ đau. 

Chuẩn bị thảm trong khu vực trẻ bò để tránh gây đau đầu gối (Ảnh: Canva)

Chuẩn bị thảm trong khu vực trẻ bò để tránh gây đau đầu gối

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên quây xung quanh khu vực tập bò của trẻ. 

Thời gian trẻ nằm sấp quá ngắn 

Trẻ sơ sinh cần nhiều thời gian nằm sấp để phát triển cơ cổ và phản xạ bò. 

Đôi khi, ba mẹ vì quá lo lắng về chứng đột tử ở trẻ sơ sinh mà hạn chế thời gian nằm sấp của trẻ. Điều này có thể khiến trẻ bỏ qua giai đoạn bò mà chuyển thẳng từ nằm sang đi. 

Từ khi mới sinh ra, trẻ nên được đặt nằm sấp càng nhiều càng tốt trong lúc thức. Có thể có một số em bé tỏ ra không thích nằm sấp, tuy nhiên ba mẹ nên tập cho trẻ từ 5 - 15 giây mỗi lần. 

Trẻ bị thừa cân

Khi bị thừa cân, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển cơ thể khiến cho động tác bò, trườn không đúng, dẫn việc trẻ không thích tập bò. 

Trong trường hợp này, ba mẹ cần khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn để cơ thể trẻ trở nên linh hoạt hơn. 

Trẻ chưa sẵn sàng 

Trẻ cần có thời gian chuẩn bị và thích nghi với cách thức di chuyển mới, vì vậy ba mẹ đừng quá sốt ruột khi trẻ chậm bò. Hãy tôn trọng sự sẵn sàng của con và chỉ nên khuyến khích trẻ tập bò khi nhận thấy các dấu hiệu của việc trẻ đã sẵn sàng. 

Ba mẹ có thể tập cho con những động tác phù hợ để phát triển cơ, tạo không gian an toàn và hấp dẫn để trẻ có hứng thú khám phá. 

Trẻ không được mặc đồ thoải mái

Một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến việc trẻ chậm bò, trốn bò là do quần áo chưa phù hợp. Trẻ cần được mặc quần áo thoải mái, dễ dàng vận động tay chân, linh hoạt thích ứng với quá trình di chuyển. 

Quần áo thiếu thoải mái cũng khiến trẻ lười bò, chậm bò. Ba mẹ có thể cân nhắc việc bỏ bỉm khi trẻ tập bò. Nếu trời quá lạnh, hãy cho trẻ tập trong nhà đảm bảo nhiệt độ thích hợp để trẻ không phải mặc quá nhiều quấn áo. 

Do các mốc phát triển khác diễn ra chậm

Bò là một cách thức di chuyển cần có sự kết hợp của nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Vì mấy, nếu một giai đoạn nào đó xảy ra chậm thì sẽ kéo theo việc trẻ chậm bò. Ví dụ, trong trường hợp trẻ biết lật lúc 7 tháng, thì thời gian tập bò cũng sẽ chậm hơn so với trung bình. 

Nếu trẻ chậm phát triển các cột mốc, có vấn đề về nhận thức, vận động thiếu linh hoạt,... ba mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Nguy cơ mắc phải các chứng bệnh như tự kỷ, các vấn đề liên quan đến xương khớp và các trường hợp khác cần được phát hiện và loại bỏ.

Bò là một cách thức di chuyển cần có sự kết hợp của nhiều giai đoạn phát triển khác nhau (Ảnh: Canva)

Bò là một cách thức di chuyển cần có sự kết hợp của nhiều giai đoạn phát triển khác nhau

4Cách trẻ tập bò 

Trong giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu tìm cách sử dụng đôi chân, cử động chân cũng dần nhiều hơn.

Khi được 7 đến 10 tháng tuổi, trẻ dần tập cách đứng dậy. Trước khi có thể đi, trẻ có thể sử dụng các biện pháp khác để di chuyển mà không cần bò như trườn, lăn… Một số trẻ chỉ trườn chứ không bò. 

Tập bò là một cột mốc hết sức quan trọng, khi đó trẻ biết cách phối hợp linh hoạt giữa tay và chân, đồng thời biết cách giữ thăng bằng cơ thể. Đây là những yếu tố cần thiết để trẻ phát triển sau này. 

Để trẻ có thể phát triển toàn diện, đạt được đầy đủ các cột mốc quan trọng, ba mẹ cần chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trường hợp thừa chất hoặc thiếu chất cũng sẽ ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và khả năng vận động của trẻ.

Ba mẹ hãy lưu ý những thông tin được cung cấp ở trên để đảm bảo không bị lo lắng quá mức nếu em bé chậm bò hay trốn bò, đồng thời quan sát những biểu hiện cụ thể khác để có biện pháp can thiệp nếu cần thiết. 

1. https://poh.vn/be-cham-bo-tron-bo-me-phai-lam-sao

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi