Trẻ sơ sinh khó ngủ - Chuyện to hoá nhỏ, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề sau

Đóng góp bởi: Hồng Hạnh
Cập nhật 10/03
540 lượt xem

Giấc ngủ rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ sơ sinh khó ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần khiến trẻ trở nên mệt mỏi và không có năng lượng sinh hoạt.

AVAKids sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu thêm về các vấn đề giấc ngủ của con trẻ. 

Ngủ không ngon giấc khiến trẻ mệt mỏi - Nguồn: istock

Ngủ không ngon giấc khiến trẻ mệt mỏi - Nguồn: istock

1Các vấn đề về giấc ngủ ở trẻ

Trẻ con có thể gặp một số vấn đề về giấc ngủ khi còn nhỏ và làm gián đoạn giấc ngủ. Những vấn đề về giấc ngủ xảy ra với trẻ phổ biến nhất là mộng du, sợ hãi trước khi ngủ, đái dầm. Ngoài ra, một số trẻ sơ sinh khó ngủ khi không có cha mẹ kề bên

Người lớn đôi khi cũng khó chịu, không thoải mái khi trẻ ngủ cùng bị rối loạn giấc ngủ. Việc thiếu ngủ ở người trưởng thành và trẻ nhỏ làm giảm khả năng tập trung và giảm chất lượng cuộc sống. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ phần nào giúp cha mẹ cùng trẻ khắc phục và cải thiện tình trạng này.

Bài viết liên quan: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác người lớn thế nào? Trẻ sơ sinh cần bao nhiêu thời gian để ngủ?

2Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày của trẻ nhỏ. Chúng sẽ khó tập trung vào những việc cần làm, luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Trẻ gặp khó khăn trong giấc ngủ do một số nguyên nhân sau:

Mất ngủ

Mất ngủ là tình trạng không thể ngủ vào ban đêm, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém. Thông thường, mất ngủ sẽ xảy ra với trẻ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu trẻ mất ngủ hơn 3 tuần thì có thể con bạn đang bị chứng rối loạn giấc ngủ.

Trẻ mất ngủ vào ban đêm - Nguồn: istock

Trẻ mất ngủ vào ban đêm - Nguồn: istock

Trải qua nỗi sợ trước khi ngủ

Những nỗi sợ trước khi ngủ mà trẻ phải trải qua đó là sợ bóng tối sợ ngủ một mình vào buổi tối. Trẻ con rất giàu trí tưởng tượng, rất dễ hình thành nỗi ám ảnh và sợ hãi. Trẻ còn quá nhỏ để phân biệt được đâu là thế giới thực, đâu là những gì trẻ tưởng tượng ra. Thế nên, suy nghĩ về quái vật dưới gầm giường, trộm nấp sau cánh cửa, ông kẹ rình rập ngoài cửa sổ,... chính là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh khó ngủ.

Gặp ác mộng trong lúc ngủ

Khi lớn lên, ác mộng dần bắt đầu xuất hiện trong giấc ngủ của trẻ. Cảm giác lo sợ hay những rắc rối trẻ gặp vào ban ngày đều có thể trở thành ác mộng trong lúc ngủ. Việc thay đổi môi trường sinh hoạt như ở nhà mới, học ở trường mới, gặp bạn bè mới cũng có thể gây ra ác mộng trẻ.

Trẻ quấy khóc khi gặp ác mộng - Nguồn: istock

Trẻ quấy khóc khi gặp ác mộng - Nguồn: istock

Trẻ thường la hét, khóc, quấy về đêm khi gặp ác mộng. Nhưng cha mẹ cũng không nên quá lo lắng trong trường hợp này vì theo thời gian trẻ sẽ dần quen và thích nghi với môi trường mới, từ đó ác mộng cũng từ từ biến mất.

Bài viết liên quan: Đêm nào ngủ bé cũng vặn người liên tục, có cách nào để bé ngủ sâu giấc?

3Khắc phục những vấn đề trẻ sơ sinh khó ngủ

Chuẩn bị giấc ngủ cho trẻ

Cha mẹ cần đảm bảo cho trẻ có một không gian riêng tư trong lúc ngủ, sử dụng giường riêng, tránh nằm la liệt ở dưới sàn hoặc trên ghế sofa, không gian phòng ngủ thoải mái, ấm áp.

Tạo không gian riêng tư cho trẻ khi ngủ - Nguồn: istock

Tạo không gian riêng tư cho trẻ khi ngủ - Nguồn: istock

Lập thời gian ngủ và dậy đúng giờ, kể cả những ngày cuối tuần. Song song với đó, cha mẹ cần lên lịch sinh hoạt giữa bữa ăn và giấc ngủ sao cho phù hợp. Không nên cho trẻ đi ngủ lúc quá đói hoặc quá no.

Tạo cho trẻ thói quen giữ cơ thể, quần áo sạch sẽ khi đi ngủ. Cơ thể bẩn và có mùi cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, thậm chí còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh không tốt cho con bạn.

Bài viết liên quan: Mách ba mẹ cách tạo thói quen sinh hoạt điều độ cho trẻ

Giảm sự tưởng tượng của trẻ

Mặc dù việc bộc lộ sự sợ hãi ở con là điều cần thiết, nhưng cha mẹ cần giúp con phân biệt đâu là thực đâu là sự tưởng tượng của trẻ. Tuyệt đối không được cười cợt hay chế nhạo sự tưởng tượng của con. Cha mẹ nên giải thích nhẹ nhàng theo cách mà trẻ có thể hiểu, đồng hành và giúp con vượt qua nỗi sợ hãi mỗi ngày từng chút từng chút một. 

Tránh những bộ phim hay những câu chuyện kể đáng sợ. Điều này sẽ càng phát huy trí tưởng tượng và nỗi sợ trong tiềm thức của trẻ. Cha mẹ cũng nên giới thiệu cho con về những tấm gương dũng cảm, những anh hùng không sợ quái vật, động viên trẻ mạnh mẽ hơn.

Luôn bên cạnh khi con gặp ác mộng

Việc đánh thức khi trẻ gặp ác mộng, la hét, quấy khóc về đêm sẽ khiến trẻ sợ hãi hơn, khiến tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ trở nên trầm trọng. Cách tốt nhất cần làm là nhẹ nhàng đưa trẻ trở lại giường, ôm ấp, vỗ về để trẻ cảm thấy mình được an toàn trong vòng tay cha mẹ, dỗ con đi vào giấc ngủ chậm rãi. 

Luôn bên cạnh khi con gặp ác mộng - Nguồn: istock

Luôn bên cạnh khi con gặp ác mộng - Nguồn: istock

Đồng thời, phụ huynh cũng nên quan sát, tìm hiểu vấn đề mà con gặp phải ở trường hoặc ở nhà trước khi ngủ để có hướng giải quyết đúng đắn. Người lớn không thể nào kiểm soát được giấc mơ của trẻ. Nhưng việc bên cạnh động viên, chia sẻ những vấn đề hàng ngày sẽ phần nào giúp trẻ hạn chế gặp ác mộng khi ngủ.

Xem thêm:

Dù con bạn gặp phải vấn đề gì trong lúc ngủ thì chúng đều cần sự hỗ trợ, yêu thương và chia sẻ của bạn để dễ dàng vượt qua. Đồng hành với trẻ trong những giấc ngủ ngon, con bạn sẽ phát triển toàn diện và bạn cũng cải thiện được chất lượng cuộc sống. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài.

Yến Nga tổng hợp từ momjunction.

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi