Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ sớm có những lợi ích gì?
Khi trẻ bú mẹ, bé sẽ chỉ ra tiết một lượng ít nước bọt. Điều này khiến cho bé khó rửa sạch cặn sữa, làm tích tụ trên lưỡi và gây ra một lớp phủ màu trắng. Từ đó, sinh ra một lượng vi khuẩn trong vùng miệng của bé.
Việc chăm sóc răng miệng và làm sạch lưỡi cho trẻ giúp loại bỏ các cặn bám. Để thực hiện việc này, thông thường cha mẹ hãy sử dụng gạc răng miệng để nhẹ nhàng lau lưỡi và làm sạch răng miệng cho trẻ.
Bài viết liên quan: 5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả nhất
Làm sạch miệng và lưỡi cho trẻ sơ sinh là một quá trình tương đối đơn giản. Các bậc cha mẹ cần chuẩn bị nước ấm, một cái khăn hoặc một miếng gạc.
Làm sạch miệng và lưỡi của trẻ sơ sinh như thế nào? Nguồn từ healthline
Điều đầu tiên, phụ huynh cần làm trước khi vệ sinh răng miệng cho trẻ là hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước. Sau đó, đặt bé nằm ngang trong lòng bàn tay và ôm trọn trong vòng tay của mình. Tiếp theo, cha mẹ hãy thực hiện các bước sau:
Hiện nay, các bậc phụ huynh có thể dùng miếng tưa lưỡi thay cho dùng khăn hoặc băng gạc. Để bảo vệ răng miệng của trẻ được tốt nhất, cha mẹ hãy chăm sóc răng miệng cho bé ít nhất 2 lần/ngày.
Bài viết liên quan: Đừng chủ quan! Mẹ cần biết ngay để ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nghẹt thở!
Tưa lưỡi là một loại bệnh nhiễm trùng do nấm Candida phát triển trong miệng và để lại các đốm trắng trên lưỡi, lợi, bên trong má và trên vòm miệng.
Tưa lưỡi là một loại bệnh nhiễm trùng. Nguồn từ theasianparent
Bã sữa và tưa lưỡi thường bị nhầm lẫn vì đều là lớp phủ trắng trên lưỡi. Tuy nhiên, cặn sữa có thể làm sạch còn tưa lưỡi thì không. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để thăm khám và điều trị bằng thuốc chống nấm, để ngăn chặn sự lây lan dẫn đến nhiễm trùng.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi và xuất hiện những chiếc răng đầu tiên, cha mẹ có thể sử dụng bàn chải mềm thân thiện với trẻ và kèm theo đó là kem đánh răng. Lưu ý khi dùng, cha mẹ chỉ nên lấy một lượng kem đánh răng nhỏ như hạt gạo.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ 6 tháng tuổi. Nguồn từ aboutkidshealth
Các bậc phụ huynh có thể dùng bàn chải đánh răng để chà nhẹ lưỡi và nướu của trẻ hoặc tiếp tục dùng miếng tưa lưỡi hoặc khăn lau cho đến khi trẻ lớn hơn.
Khi trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 9, trẻ đã có khả năng tự thực hiện vệ sinh cá nhân, cha mẹ hãy hướng dẫn và dạy trẻ cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
Cha mẹ dạy trẻ cách chăm sóc răng miệng.
Bên cạnh việc làm sạch răng miệng, cha mẹ hãy chỉ cho trẻ cách làm sạch lưỡi bằng bàn chải đánh răng. Lưu ý cha mẹ không nên cho trẻ nuốt kem đánh răng và nhớ nhổ bột kem đánh răng sau khi đánh.
Bài viết liên quan: Trẻ thiếu chất, nhiều bệnh? Cha mẹ cần đọc ngay bài viết này!
Các bậc phụ huynh hãy lên lịch cho trẻ đi khám nha khoa đầu tiên trong vòng 6 tháng sau khi bé mọc chiếc răng đầu tiên. Để nha sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể của răng, hàm và nướu. Đồng thời là các vấn đề về phát triển răng miệng và sâu răng.
Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám. Nguồn từ i0.wp
Chăm sóc răng miệng ngay từ nhỏ giúp bé bảo vệ lưỡi và nướu, đồng thời duy trì và rèn luyện cho trẻ một thói quen tốt. AVAKids hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ tìm được những kiến thức bổ ích giúp chăm sóc răng miệng của trẻ qua từng giai đoạn.
Thanh Lam tổng hợp từ Healthline
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!