Lợi ích của việc “đụng chạm tích cực” đối với sự phát triển của trẻ

Đóng góp bởi: Võ Thị Ngọc Hà
Cập nhật 09/12
338 lượt xem

Đụng chạm tích cực” là một liều thuốc hạnh phúc cực kỳ hữu hiệu và rẻ tiền nhưng vô giá cho mỗi người, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn. Nhà tâm lý học Virginia Satir đã từng chia sẻ một công thức mỗi ngày: 4 cái ôm để tồn tại, 8 cái ôm để duy trì và 12 cái ôm để phát triển.

Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng và chơi đùa hàng ngày, con trẻ rất cần được ôm, hôn, âu yếm… để có thể phát triển trọn vẹn và đầy đủ. Ba mẹ hãy cùng AVAKids đến với những chia sẻ của bác sĩ nhi Trần Thị Huyên Thảo để hiểu rõ hơn về lợi ích của việc “đụng chạm tích cực” đối với sự phát triển của trẻ nhé!

"Đụng chạm tích cực” là một liều thuốc hạnh phúc cực kỳ hữu hiệu cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Ảnh: freepik

Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu chính xác, có căn cứ về lợi ích và vai trò của “đụng chạm tích cực” lên cả trẻ nhỏ và các loài động vật. 

1Nghiên cứu ở trẻ mồ côi tại Đông Âu

Các nhà nghiên cứu quan sát thấy trẻ nhỏ được nuôi trong các trại mồ côi ở Đông Âu bị chậm tăng trưởng cũng như phát triển trí tuệ một cách đáng kể. Các trẻ này cũng bị nhiều đợt nhiễm trùng nặng, các rối loạn phát triển về liên kết và tương tác với con người.

Khi nghiên cứu sâu hơn, người ta thấy rằng nguyên nhân chính không phải là do những trẻ này không có mẹ mà vì chưa được cung cấp các kích thích cảm giác cơ học – các đụng chạm yêu thương khi ở trại trẻ mồ côi.

Trẻ nhỏ được âu yếm, vuốt ve mỗi ngày rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển. Ảnh: freepik

Trẻ nhỏ được âu yếm, vuốt ve mỗi ngày rất có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển. Ảnh: freepik

Một nghiên cứu ở trẻ nhũ nhi trong trại mồ côi, khi trẻ được vuốt ve thêm 20 phút mỗi ngày trong vòng 10 tuần, các chỉ số phát triển sẽ trở nên cao hơn so với nhóm bị cô lập.

Bài viết liên quan: 7 thói quen giúp tăng tình cảm giữa cha mẹ và con

2Nghiên cứu ở trẻ sinh non

Các trẻ sinh non thường phải nằm hồi sức trong lồng ấp, được điều trị và nuôi dưỡng đặc biệt vì vậy nên thường bị cách ly khỏi mẹ và người thân. Nhóm trẻ này bị mất đi cơ hội nhận được các đụng chạm, vuốt ve yêu thương trực tiếp.

Trẻ sinh non cần có những đụng chạm tích cực để ổn định sức khỏe nhanh chóng. Ảnh: freepik

Trẻ sinh non cần có những đụng chạm tích cực để ổn định sức khỏe nhanh chóng. Ảnh: freepik

Một nghiên cứu cho thấy trẻ sinh non sẽ ổn định nhanh chóng khi nhận được sự vuốt ve thường xuyên. Cụ thể trẻ sơ sinh được đụng chạm tích cực 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 phút từ người thân đã biểu hiện rõ tác dụng chỉ sau 10 ngày nghiên cứu. So với những bé không được vuốt ve, nhóm trẻ này có chỉ số tăng trưởng, phát triển vận động cao hơn, tăng cân nhanh và nhiều hơn mặc dù lượng ăn của 2 nhóm là như nhau.

Việc đụng chạm tích cực có tác dụng lâu dài:

Một số quan sát mặc dù chưa có kết luận hoàn toàn nhưng đều cho rằng việc đụng chạm tích cực có thể làm tăng hoạt động miễn dịch của con người, giúp con người chống lại bệnh tật.

Nhờ vào các nghiên cứu này, khái niệm chăm sóc trẻ sơ sinh “da kề da” (kangaroo care) đã ra đời và được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện.

Khi da kề da, trẻ sơ sinh thường được thả rông, chỉ mặc tã và được ôm sát vào ngực mẹ hoặc người chăm sóc để có thể hưởng được những lợi ích mà không một loại thuốc nào có thể thay thế được.

3Nghiên cứu trên động vật

Đụng chạm tích cực vẫn có hiệu quả đến sự tăng trưởng, phát triển và hành vi của những loài động vật. Ảnh: freepik

Đụng chạm tích cực vẫn có hiệu quả đến sự tăng trưởng, phát triển và hành vi của những loài động vật. Ảnh: freepik

Không chỉ nghiên cứu trên người, các nhà khoa học cũng làm thực nghiệm tương tự với chuột con và giun đũa. Và không ngạc nhiên khi việc đụng chạm tích cực vẫn có hiệu quả đến sự tăng trưởng, phát triển và hành vi của những loài động vật rất rõ ràng.

Khi cô lập chuột con bằng cách tách ra khỏi mẹ và bầy đàn, sau đó cho nó sống tại những cái ly, vẫn cung cấp đủ thức ăn nhưng không được mẹ liếm mỗi ngày, không được đụng chạm bầy đàn, những con chuột này tăng cân không tốt và có kích thước nhỏ.

Lớn lên, các con chuột bị cách ly có hành vi xa lánh, lạnh lùng với đồng loại, rất hạn chế những cử chỉ yêu thương đối với những con chuột trong đàn và bỏ ra nhiều thời gian để đào bới, cắn chuồng, kiếm ăn… đồng thời khả năng tập trung kém hơn so với đồng loại.

Khi người ta can thiệp những con chuột đã từng bị cách ly bằng cách vuốt ve chúng bởi chững cây chổi mềm, ấm, ẩm (giống chuột mẹ liếm) các chú chuột này lại có thể cải thiện bình thường trở lại.

Vuốt ve càng nhiều, càng lâu thì cải thiện tăng trưởng, phát triển và hành vi càng tốt. Không bao giờ quá muộn để âu yếm, vuốt ve.

Nghiên cứu trên sinh vật cơ bản nhất là giun đũa cũng thấy kết quả tương tự. Con giun bị tách khỏi đàn, sống riêng lẻ thường ngắn, nhẹ và ít có phản xạ nhanh nhạy hơn khi môi trường sống thay đổi. Và dĩ nhiên khi nhận được kích thích sẽ cải thiện được hành vi và phát triển của những con giun này.

Đụng chạm tích cực có hiệu quả về lâu dài đến sức khỏe của mỗi người. Ảnh: freepik

Đụng chạm tích cực có hiệu quả về lâu dài đến sức khỏe của mỗi người. Ảnh: freepik

Tóm lại:
  • Việc đụng chạm tích cực giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tri thức, hành vi tốt hơn và có hiệu quả lâu dài, ảnh hưởng suốt cuộc đời trẻ.
  • Nếu ba mẹ chưa làm hoặc không làm đầy đủ những đụng chạm tích cực cho con, bây giờ bắt đầu cũng không muộn và có thể cải thiện lại những khuyết điểm đã xảy ra.
  • Ngay cả người lớn, sự đụng chạm tích cực không bao giờ là dư thừa.
  • Mọi người nên thông cảm cho những cá nhân lạnh lùng, ít có những biểu hiện tình cảm và xa lánh những cử chỉ thân mật, vì có thể họ sống trong môi trường thiếu những kích thích từ nhỏ. Nên tập lại để cải thiện hành vi tình cảm, đặc biệt nếu họ là nửa kia của mình.

Việc “đụng chạm tích cực” giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển và tăng trưởng về mặt sinh học. Ngoài ra, những cử chỉ yêu thương, âu yếm con trẻ từ ba mẹ càng nhiều sẽ càng giúp trẻ sống nhân ái và tình cảm hơn.

Ngọc Hà tổng hợp từ sách "Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng" viết bởi bác sĩ Trần Thị Huyên Thảo

1. The importance of touch in development – A review;Ardiel E.L.A, Rankin C.H;Paediatric child health,15(3);2010

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi