Hầu hết trẻ sơ sinh ngừng mút tay từ khoảng 2 đến 4 tuổi. Tuy nhiên cha mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ nếu việc mút tay này ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và cách để giúp trẻ từ bỏ thói quen này.
Có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh mút tay, dưới đây là các lý do phổ biến ở trẻ:
1.1 Trẻ sơ sinh mút tay vì đói
Mút tay có thể là dấu hiệu cho biết thời gian cho trẻ ăn. Vì trẻ có xu hướng mút tay khi cảm thấy đói. Chính việc ngậm núm vú mỗi khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức khiến trẻ nghĩ rằng mút tay để được cha mẹ cho ăn.
Trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể vẫn sẽ mút tay ngay cả khi đã no. Do đó, cha mẹ có thể xem xét thêm các dấu hiệu trẻ đói như: chu môi, há miệng, đóng chặt miệng hoặc quấy khóc.
1.2 Bé mút tay do đang trong giai đoạn mọc răng
Việc mọc răng có thể gây kích ứng và đau đớn cho trẻ sơ sinh. Khi chà xát thứ gì đó vào nướu có thể làm dịu cơn đau, thế nên trẻ mút tay để làm giảm đau nướu. Quá trình mọc răng có thể bắt đầu từ 6 đến 10 tháng tuổi.
Cũng trong giai đoạn này, trẻ có thể quấy khóc và chảy nước dãi. Thêm vào đó trẻ còn cố gắng mút hoặc nhai các đồ vật khác.
1.3 Bé mút tay để tự điều chỉnh hoặc xoa dịu
Trẻ sơ sinh có thể mút tay khi cảm thấy căng thẳng, chẳng hạn như: khi xa cha mẹ hoặc ở gần người lạ. Mút tay là phương pháp giúp trẻ tự làm dịu, thư giãn và cảm thấy bình tĩnh hơn.
1.4 Trẻ mút tay do chán
Khi không có gì để khiến trẻ bận rộn, trẻ có thể mút tay để cảm thấy đỡ buồn chán. Đôi khi cha mẹ cho trẻ chơi một món đồ chơi sau đó trẻ bắt đầu mút tay, điều này biểu thị rằng trẻ đang chán và cần một thứ đó mới. Cha mẹ thay thế đồ chơi cho trẻ có thể giúp trẻ đỡ mút tay khi thấy chán.
1.5. Trẻ mút tay để giải trí vì cảm thấy thích thú
Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy thích thú với bàn tay của chính mình khi được 2 hoặc 3 tháng tuổi. Trẻ nghĩ rằng tay là một công cụ tuyệt vời mà trẻ có thể tự điều khiển được. Cảm giác mút tay có thể thú vị đối với trẻ sinh và có xu hướng làm điều này thường xuyên mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào.
Thế nhưng nếu việc mút tay trở thành thói quen, đó lại là một thách thức và cha mẹ sẽ cần kiểm soát hành vi này vì chúng tiềm tàng nhiều rủi ro về sức khỏe đối với trẻ.
Mút tay không gây vấn đề nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh nếu tay của trẻ luôn đảm bảo được giữ sạch sạch sẽ. Tuy nhiên, trẻ trong khi bò hoặc chơi có thể chạm vào nhiều bề mặt có vi trùng khiến chúng dính vào tay.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), mút tay không gây ra các vấn đề về phát triển răng miệng trong những năm đầu đời. Thế nhưng, khi trẻ ngoài 4 tuổi thói quen này có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn của trẻ. Cha mẹ có thể gặp bác sĩ nhi khoa để tìm lời khuyên từ bỏ thói quen mút tay của trẻ. Dưới đây là một số rủi ro khi trẻ mút tay trong thời gian dài:
Nếu cứ giữ thói quen mút tay hay núm vú giả trong thời gian dài, trẻ sẽ khó trưởng thành vì chúng luôn cảm giác như mình còn là em bé. Bên cạnh đó, thời gian ngậm tay nhiều có thể dẫn đến việc trẻ ít nói hơn, thiếu tự tin và ngại giao tiếp với mọi người.
Trẻ 5 - 6 tuổi đang ở trong giai đoạn thay răng vĩnh viễn, thói quen mút tay hay núm vú giả có thể gây ra một số tổn thương ở răng và hàm, gây rối loạn trật tự sắp xếp của răng, dẫn tới biến dạng cấu trúc vòm miệng như hàm hô, hàm móm, lệch khớp cắn, nói ngọng hoặc nói lắp,…
Trẻ vẫn không thể bỏ tật mút tay dù đã lớn có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng và thể chất của trẻ.
Thói quen đưa tay, núm vú giả hoặc các vật không sạch sẽ vào miệng có thể gây nguy cơ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm như giun sán, tay chân miệng, các bệnh về đường tiêu hóa,...
Để giúp bé sơ sinh bỏ tật mút tay, ba mẹ có thể áp dụng các cách đơn giản sau đây:
Đối với trẻ còn bú sữa nên cho bú đủ no để đảm bảo trẻ không bị đói, từ đó hạn chế việc trẻ dùng tay của mình để mút. Nếu bé chỉ thỉnh thoảng mới mút tay, cha mẹ cần làm trẻ phân tâm, lôi cuốn sự chú ý của con vào những trò chơi vận động. Việc làm này giúp con thoải mái hơn vào những lúc sắp mút tay.
Việc ba mẹ dành phần lớn thời gian quan tâm sẽ giúp trẻ không cô đơn, lo sợ. Những lúc như bị đau sau tiêm chủng, bị bệnh, bị dọa nạt,... bé rất cần ba mẹ vỗ về. Điều này, tạo cảm giác ấm áp, giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn hiệu quả đồng thời tạo tâm lý thoải mái tránh việc mút tay ở trẻ sơ sinh xảy ra.
Thói quen mút tay ở bé sơ sinh có thể loại bỏ dần bằng những lời động viên và giải thích của ba mẹ về tác hại của việc ngậm tay nhiều. Cần tạo điều kiện để bé tham gia những trò chơi ngoài trời. Hoạt động này giúp con phát triển tốt cả về thể lực lẫn trí não, quan trọng hơn hết là giúp con quên đi việc ngậm tay.
Chơi cùng con là hoạt động ý nghĩa giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt tinh thần và thể chất, đồng thời tạo sự gắn bó giữa ba mẹ với con. Ba mẹ có thể dùng cách này để đánh lạc hướng của trẻ. Hành động này tạo niềm vui cho con, giúp con dùng cả 2 bàn tay, từ đó loại bỏ thói quen mút tay ở trẻ sơ sinh.
Cho trẻ gặm nướu khi đang mọc răng có thể hỗ trợ cho xương hàm của trẻ phát triển, đồng thời làm giảm hứng thú mút tay ở bé. Tuy nhiên, với những bé thích ngậm tay và đồ chơi thì ba mẹ cần lưu ý thói quen vệ sinh dụng cụ gặm cho bé thật sạch sẽ để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn nhé. Mẹ có thể cho con ngậm núm ti giả để bé bỏ thói quen mút tay
Thực tế, thói quen ngậm núm vú giả hoặc các vật khác thường dễ bỏ hơn so với việc cho tay vào miệng. Để giúp trẻ sớm bỏ được thói quen không tốt này, tùy từng trường hợp cụ thể mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện những cách dưới đây:
Bên cạnh đó, khi trẻ đã lớn, bạn có thể giải thích cho chúng biết những tác hại của thói quen này đối với sức khỏe, dạy chúng thể hiện cảm xúc bằng lời nói thay vì dùng hành động mút tay.
Thói quen này có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu cho trẻ nếu duy trì trong khoảng thời gian dài, nhất là khi trẻ đã lớn. Bố mẹ cần theo dõi và khuyến khích trẻ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con. Thay đổi một thói quen chưa bao giờ là việc dễ dàng, bạn nên theo dõi, đồng hành và kiên nhẫn với trẻ.
Mặt khác, nếu trẻ sơ sinh vẫn mút tay ngay cả khi vừa bú xong, cha mẹ hãy kiểm tra trẻ đã ăn đủ hay chưa. Trong trường hợp cha mẹ không tìm ra được nguyên nhân và cảm thấy lo lắng hãy liên hệ bác sĩ để có thêm lời khuyên cho trẻ.
Các bậc phụ huynh cần theo dõi và đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình thay đổi thói quen.
Trẻ có thể mút tay như một hành động để xoa dịu. Trẻ mút tay trong những năm đầu đời là hoàn toàn bình thường và sẽ tự bỏ khi trẻ lớn hơn. Những rủi ro trong quá trình mút tay mới là điều cần đặc biệt chú trọng vì trẻ có thể đưa tay bẩn vào miệng. Do đó, cha mẹ hãy đảm bảo tay trẻ luôn được vệ sinh và không gian sống sạch sẽ và an toàn. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu khó chịu khác cùng với mút tay, cha mẹ hãy thông báo cho bác sĩ nhi để được thăm khám.
Đảm bảo tay trẻ luôn được vệ sinh và không gian sống sạch sẽ và an toàn
Trẻ sơ sinh trải qua giai đoạn mút tay trong những năm đầu đời. Trẻ thường sẽ hết thói quen này khi trẻ được 2 tuổi hoặc cho đến khi trẻ 4 tuổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn mọc răng, cha mẹ nên ngăn trẻ đưa tay vào miệng và nhờ thêm sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mút tay là một phần bình thường trong quá trình phát triển và sẽ tự biến mất khi trẻ lớn dần lên.
Thế nhưng nếu hành động này không được can thiệp có thể sẽ trở thành một thói quen khó bỏ. Trẻ có thể mút tay vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như: mọc răng, đói, buồn chán, tự xoa dịu hoặc giải trí. Tuy nhiên hãy đảm bảo những đồ vật nguy hiểm đã xa khỏi tầm với của trẻ và tay luôn được giữ sạch sẽ. Cha mẹ quan sát những hành động để xem xét và đáp ứng cho trẻ như: cho trẻ ăn nếu trẻ thấy đói, cung cấp đồ chơi mới, ngậm núm vú giả… để chuyển hướng trẻ khỏi việc mút tay.
Nếu hành vi này vẫn được lặp lại khi trẻ ngoài 4 tuổi, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được giúp đỡ và tránh những rủi ro cho trẻ.
Trên đây là những thông tin giải đáp về hiện tượng mút tay ở trẻ sơ sinh. Đây là dấu hiệu cho thấy não bộ bé đang phát triển. Hy vọng qua bài viết trên, ba mẹ đã cập nhật được những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc trẻ 0 - 1 tuổi khỏe mạnh.
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!