Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Đóng góp bởi: Hồng Hạnh
Cập nhật 03/03
1032 lượt xem

Giai đoạn trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi là một khoảng thời gian vô cùng vui vẻ của cả gia đình nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong việc chăm sóc đứa trẻ. Trong tuần đầu tiên này, các ông bố, bà mẹ thường có những câu hỏi về mọi vấn đề.

Các cột mốc và sự phát triển của bé 1 tuần tuổi. Nguồn Freepik

Các cột mốc và sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Nguồn Freepik

Để biết thêm thông tin về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi mời bạn tiếp tục đọc bài tổng hợp này của AVAKids bạn nhé!

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi có thể làm những điều như sau:
  • Phát triển: Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ thích nghi với thế giới xung quanh và tập trung vào việc học cách ăn.
  • Ngủ: Ở giai đoạn này hầu như trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ ngủ cả ngày.
  • Thức ăn: Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ bú sữa mẹ rất nhiều và có thể tiếp thu sữa nhiều bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn

1Sự phát triển của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Hoạt động chính của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi là thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, học cách bú vú mẹ hoặc bình sữa và sẽ có nhiều thời gian gần gũi với những người thân yêu của chúng.

Ở giai đoạn trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi, các cử động và phản ứng của bé chủ yếu dựa trên các phản xạ bẩm sinh, hoàn toàn không có tính tự chủ. Trẻ sơ sinh được sinh ra với một số phản xạ đáng chú ý bao gồm:

  • Phản xạ bám rễ
  • Phản xạ bú
  • Phản xạ cầm nắm
  • Phản xạ “bước”
  • Phản xạ giật mình(phản xạ moro)

Bạn có thể thấy một số phản xạ này khi cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú. Khi chạm vào má hoặc miệng của chúng, chúng sẽ tự động bám lấy bầu vú mẹ hoặc bình sữa. Nếu bạn đặt núm vú hay ngón tay vào miệng của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thì chúng sẽ bắt đầu bú. Thật tuyệt vời phải không nào?

Khi trẻ sơ sinh được 1 tuần tuổi, thị giác của trẻ sơ sinh vẫn còn hạn chế và chúng chỉ có thể tập trung vào các vật thể trong một phạm vi gần. Do vậy, bé phụ thuộc rất nhiều vào khứu giác và xúc giác. Trong đó, xúc giác là giác quan nhạy bén nhất, vì vậy các ba mẹ hãy cố gắng tiếp xúc với bé trong thời gian này càng nhiều càng tốt.

Ở độ tuổi này con yêu của bạn sẽ ngủ rất nhiều. Nguồn Freepik

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi thường ngủ là chủ yếu

Ngoài ra, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ rất nhiều. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ dành đến 17 giờ để chìm trong giấc ngủ ngọt ngào. Trên thực tế, cuộc sống của bé về cơ bản là ăn và ngủ vào thời gian này. Các ông bố, bà mẹ bỉm sữa đừng lo lắng về điều này vì đây là một điều bình thường. Tuy nhiên, hãy đặt trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ở nơi an toàn như nôi hoặc cũi, đặc biệt hãy đặt bé nằm ngửa khi ngủ nhé.

Khi trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đang ngủ, bạn có thể nhận thấy con mình có một số kiểu thở không đều - bắt đầu nhanh và ngừng. Điều này cũng hết sức bình thường nhưng có thể làm cho bạn trở nên lo lắng khi nhìn thấy lần đầu tiên. Bạn hãy chủ động liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nhịp thở hoặc giấc ngủ của trẻ.

Trong tuần đầu tiên của cuộc đời, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi đang học cách bú. Ban đầu bạn không nên lo lắng vì bé không tăng cân. Trên thực tế, em bé giảm cân một chút trong ba đến bốn ngày đầu tiên sau khi sinh là điều bình thường.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) nói rằng trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi giảm tới 10% trọng lượng khi sinh là điều bình thường. Tuy nhiên, ngay sau đó, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ bắt đầu lấy lại cân nặng này sau 10 - 14 ngày.

Có thể bạn quan tâm: Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 đến 6 tuổi

2Các cột mốc quan trọng của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Ngoài thời gian con ngủ, bạn sẽ nhận thấy được một vài điều trong giai đoạn này. Đầu tiên, bạn có thể nhận thấy rằng nếu bạn ôm con lên trước mặt vài centimet chúng sẽ nhìn vào bạn ngay lập tức.

Amy Ver Steffen, APRN, giám đốc cấp cao về chuyển đổi lâm sàng tại TytoCare giải thích: Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi có thể nhìn thấy ánh sáng và bóng tối, đặc biệt là các màu trắng, đen và xám.

“Tầm nhìn của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bị giới hạn trong khoảng 20.5 đến 30.5cm, điều này có thể đạt được khi bạn ôm em bé trong tay.”

Verl Steffen

Mặc dù trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ không có nụ cười “thật” đầu tiên nhưng trong một thời gian ngắn nữa, bé sẽ có một số nụ cười phản xạ ở độ tuổi này, đặc biệt là khi bé đang ngủ. Nụ cười đầu tiên của con bạn (tức là nụ cười đáp lại việc bạn đang làm, ví dụ như bạn chơi trò “ú òa” với chúng) sẽ không xảy ra cho đến khi trẻ ở độ tuổi 1 hoặc 2 tháng.

Bạn có thể nhận thấy rằng, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi dễ giật mình khi có âm thanh đột ngột, đây là một điều hết sức bình thường của các bé ở độ tuổi này do phản xạ giật mình tạo nên. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi có thể nâng đầu lên trong thời gian ngắn, tuy nhiên trẻ sơ sinh ở lứa tuổi này thường kiểm soát đầu kém hơn.

3Cữ bú của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Tiến sĩ Burgert cho biết, ăn uống là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Trong giai đoạn này, các ông bố, bà mẹ bỉm sữa thường có nhiều thắc mắc chung về cữ bú của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi.

Bạn có thể mong đợi trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú sữa thường xuyên ở độ tuổi này. Tần suất trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ăn có thể phụ thuộc vào việc chúng đang bú sữa mẹ hay sữa công thức.

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú sữa công thức thường sẽ ăn 56.5 gram trong 3- 4 giờ, trong khi trẻ bú sữa mẹ sẽ ăn các bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn. Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổicó thể bú sữa mẹ 8 đến 12 lần trong một ngày.

Những điều các mẹ cần biết khi cho con bú. Nguồn Freepik

Những điều các mẹ cần biết khi cho con bú. Nguồn Freepik

Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú sữa là khó khăn và có thể gặp vấn đề khi chỉnh khớp ngậm đúng cho bé. Do đó, việc ngậm núm vú sao cho người mẹ cảm thấy thỏa mái và không đau trong thời gian này là một điều nan giải.

Đây không phải là một tình huống hiếm gặp vì một nghiên cứu cho thấy có đến 90% các bậc cha mẹ mới gặp khó khăn khi cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú sữa.

Ba mẹ cũng cần lưu ý về dấu hiệu bé bú đủ. Bạn hãy nhớ rằng, trong những ngày đầu tiên cho con bú, bạn sẽ tiết ra một chất gọi là sữa non - một chất dịch màu vàng có khối lượng nhỏ nhưng đầy đủ dinh dưỡng và khả năng miễn dịch tốt cho bé.

Sữa của bạn sẽ bắt đầu chuyển sang sữa trưởng thành vào khoảng 3 đến 5 ngày sau khi sinh. Bạn có thể bị đầy hoặc căng sữa vào thời điểm này.

Thông thường, cách nhận biết em bé đã bú đủ sữa mẹ bằng cách để ý xem trẻ có bao nhiêu tã ướt và phân. Nếu con bạn có khoảng 6 tã ướt mỗi ngày và 3 đến 4 tã lót một ngày tức là bé đã bú đủ sữa.

Chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi có thể sẽ gây ra một số khó khăn nhất định cho các bậc cha mẹ vậy nên bạn hãy kiên nhẫn hỗ trợ thành viên mới của gia đình phát triển một cách toàn diện nhé! Hãy lên hệ với bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tư vấn về việc cho con bú nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.

5Cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú sữa công thức

Nếu bạn cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú sữa công thức, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa về lựa chọn sữa công thức tốt nhất cho em bé nhà bạn. Thông thường, những loại sữa này sẽ được tăng cường chất sắt.

Trong những ngày đầu tiên của cuộc đời, bạn có thể cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ăn những phần nhỏ khoảng 28.5 đến 56.5 gam, sau 3 - 4 giờ. Bạn có thể tăng từ từ lên 56.5 đến 113.5 gam mỗi lần cho ăn vào cuối tuần đầu tiên.

6Giấc ngủ của trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 14 đến 17 giờ trong một ngày. Nguồn Freepik

Trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 14 đến 17 giờ trong một ngày. Nguồn Freepik

Verl Steffen cho rằng, bạn có thể mong đợi trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ nhiều hơn ở độ tuổi này. Cô mô tả: “Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi chỉ ăn, ngủ, đi vệ sinh, khóc và lặp lại sau 1 đến 3 giờ là điều hết sức bình thường. Thông thường, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi tuổi ngủ khoảng 14 đến 17 giờ trong một ngày”

Verl Steffen khuyến khích các bậc cha mẹ tận hưởng những ngày trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ nhiều. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những bậc cha mẹ đã sinh con vì cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi sau khi mang thai và sinh nở.

AAP khuyến nghị phụ huynh nên đặt trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ trên một bề mặt chắc chắn như nôi hoặc cũi, không nên có gối, chăn, đồ chơi để tránh nguy cơ SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh). Đặc biệt, hiện nay những tấm nệm lót cũi cho em bé nằm không còn được khuyến khích sử dụng.

APP không khuyến nghị các bậc cha mẹ cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi ngủ chung giường nhưng họ khuyên bạn nên giữ con ngủ chung phòng trong sáu tháng đầu đời của chúng. Bạn có thể đặt chúng vào nôi và đặt cạnh giường ngủ của mình. Điều này cho phép bạn biết được những nhu cầu của chúng khi ngủ và tiện lợi hơn trong việc cho bé bú vào ban đêm.

7Lịch trình cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi chưa biết được sự khác biệt giữa ngày và đêm, nhịp sinh học của chúng chưa phát triển và chưa bắt đầu sản xuất melatonin, điều này cho chúng biết rằng đã đến lúc đi ngủ khi bên ngoài trời bắt đầu tối. Vậy cho nên, trong thời gian này các bậc cha mẹ phải bế và trông các em liên tục và không rời mắt.

Cánh tay của bạn cần được nghỉ ngơi khi đã bế con quá lâu. Do đó, ngoài nôi và cũi truyền thống bạn hãy sắm cho bé một chiếc nôi có thể đong đưa, đây được xem là một vật dụng hữu ích cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi.

8Cách giữ an toàn cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Hãy đưa con bạn đến bác sĩ nhi khoa sau 3 đến 5 ngày sinh. Nguồn Freepik

Hãy đưa con bạn đến bác sĩ nhi khoa sau 3 đến 5 ngày sinh. Nguồn Freepik

Sau 3 đến 5 ngày khi ra đời, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi phải được đến bác sĩ nhi khoa để kiểm tra sức khỏe. Lúc này, trẻ sơ sinh sẽ được cân và kiểm tra toàn diện, đây là cơ hội tốt để hỏi bác sĩ nhi khoa bất kỳ những gì mà bạn thắc mắc như chế độ ăn, ngủ và sự phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ được tiêm một loại vắc-xin theo lịch trình ở độ tuổi này, mũi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ thường được tiêm tại bệnh viện trước khi xuất viện. Nếu bạn chọn ô tô là phương tiện di chuyển sau khi xuất viện, ghế ô tô phải quay mặt về phía sau và bạn nên đảm bảo rằng em bé của bạn được cố định đúng cách.

Ba mẹ nên bảo đảmnhiệt độ môi trường chotrẻ sơ sinh 1 tuần tuổi (không quá lạnh, không quá nóng). Đồng thời, nôi của trẻ sơ sinh phải được đặt đúng cách, không đặt cạnh bất kỳ đồ nội thất, cửa sổ, dây điện…

Điều đặc biệt quan trọng cần phải lưu ý đó là không hút thuốc ở gần trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi, không bế trẻ đến nơi có khói thuốc thụ động vì khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).

9Kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Nguồn Freepik

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Nguồn Freepik

Nhiều bạn trẻ mới làm cha mẹ có rất nhiều câu hỏi về việc chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Rất may, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi không cần chăm sóc nhiều vào thời điểm này, ngoài việc ăn và ngủ. Dưới đây là một số điều các phụ huynh cần ghi nhớ.

  • Chăm sóc rốn

Rụng rốn ở trẻ sơ sinh diễn ra tự nhiên trong khoảng một tuần. Ba mẹ cần lưu ý cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinhđể tránh nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh.

  • Tắm rửa

Trong khi đợi dây rốn của trẻ lành lại, tốt nhất bạn không nên ngâm chúng vào nước. Những gì bạn cần làm lúc này là tắm bằng bọt biển hoặc làm sạch vết thương. Sử dụng xà phòng thật dịu nhẹ và nước ấm.

  • Thay đổi tã

Lúc đầu, phân của con bạn sẽ có màu đen và mùi hắc. Đây là một loại phân được gọi là phân su và khó làm sạch. Tuy nhiên, ngay sau đó, phân của bé sẽ chuyển sang màu xanh lục, sau đó chuyển sang màu hơi vàng hoặc hơi nâu. Đồng thời, việc trẻ đi ị sau mỗi lần bú không phải là chuyện hiếm trong thời gian này.

10Những điều bố mẹ cần biết về trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Nếu như bạn đang phục hồi sau khi sinh, hãy nhớ rằng nội tiết tố của bạn vẫn đang điều chỉnh và cơ thể bạn cũng đang hồi phục. Cũng như bạn muốn đảm bảo rằng em bé của bạn được vui vẻ và bú tốt, bạn cần ăn đủ chất và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Tuần đầu tiên với trẻ sơ sinh, bạn có thể cảm thấy trôi qua rất nhanh. Bạn có thể ngủ rất ít và có hàng tá câu hỏi về việc cho ăn và chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi.

Sẽ không sao nếu bạn cảm thấy choáng ngợp ngay bây giờ vì tất cả những người đã từng sinh con đều trải qua những điều này. Hãy liên hệ bác sĩ sản phụ khoa nếu bạn có những thắc mắc về các thay đổi trong cơ thể sau sinh hoặc liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào về việc chăm sóc em bé.

Cha mẹ cần biết về những cột mốc quan trọng trong tuần đầu tiên sau khi ra đời của các bé để có thể chăm sóc con mình một cách tốt hơn. Trên đây là những chia sẻ vô cùng bổ ích giúp các bậc phụ huynh đồng hành cùng con yêu của mình sau khi vượt cạn thành công.

1. American Academy of Pediatrics. Newborn Reflexes.

2. COMMITTEE ON INFECTIOUS DISEASES, COMMITTEE ON FETUS AND NEWBORN. Elimination of perinatal hepatitis B: providing the first vaccine dose within 24 hours of birth. Pediatrics. 2017;140(3). doi:10.1542/peds.2017-1870

3. Stanford Children’s Health website. Newborn Senses.

4. Albert S, Alessi C, Bruni O, et al. National Sleep Foundation’s sleep time duration recommendations: methodology and results summary. Sleep Health. 2015;1(1):40-43. doi:10.1016/j.sleh.2014.12.010

5. Moon R. How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained. American Academy of Pediatrics.

6. Clark M, Delos J, Fairchild K, et al. Quantification of periodic breathing in premature infants. Physiological Measurement. 2015;36:1415.

7. Flaherman J, Kuzniewicz M, Miller J, et al. Weight Change Nomograms for the First Month After Birth. Pediatrics. 2016;138(6):e20162625. doi:10.1542/peds.2016-2625

8. Maehara Y, Mizugaki S, Myowa-Yamakoshi M, et al. The Power of an Infant's Smile: Maternal Physiological Responses to Infant Emotional Expressions. PLOS One. 2015. doi:10.1371/journal.pone.0129672

9. Adolph K, Franchak J. The development of motor behavior. WIREs Cognitive Science. 2017;8:e1430. doi:10.1002/wcs.1430

10. American Academy of Pediatrics. Amount and Schedule of Formula Feedings.

11. American Academy of Pediatrics. How Often to Breastfeed.

12. Lucas R, Zhang Y, Walsh S. Efficacy of a Breastfeeding Pain Self-Management Intervention: A Pilot Randomized Controlled Trial. Nursing Research. 2019;68(2):E1-E10. doi:10.1097/NNR.0000000000000336

13. American Academy of Pediatrics. Colostrum: Your Baby's First Meal.

14. American Academy of Pediatrics. How to Tell if Your Breastfed Baby is Getting Enough Milk.

15. Yates J. PERSPECTIVE: The Long-Term Effects of Light Exposure on Establishment of Newborn Circadian Rhythm. Journal of Clinical Sleep Medicine. 2018;14(10):1829-1830. doi:10.5664/jcsm.7426

16. American Academy of Pediatrics. AAP Schedule of Well-Child Care Visits.

17. Byington C, Maldonado Y, Barnett E, et al. Elimination of Perinatal Hepatitis B: Providing the First Vaccine Dose Within 24 Hours of Birth. Pediatrics. 2017;140(3):e20171870. doi:10.1542/peds.2017-1870

18. American Academy of Pediatrics. Car Seats: Information for Families.

19. American Academy of Pediatrics. At Home.

20. Stewart D, Benitz W, Committee on Fetus and Newborn. Umbilical Cord Care in the Newborn Infant. Pediatrics. 2016;138(3):e20162149. doi:10.1542/peds.2016-2149

21. Navsaria D. Bathing Your Baby. American Academy of Pediatrics.

22. Jana L, Shu J. Changing Diapers. American Academy of Pediatrics.

23. Albert S, Alessi C, Bruni O, et al. National Sleep Foundation’s sleep time duration recommendations: methodology and results summary. Sleep Health. 2015;1(1):40-43. doi:10.1016/j.sleh.2014.12.010

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi