Vậy trước khi mang thai cần lưu ý những gì? Hãy cùng AVAKids đến với những thông tin bổ ích từ bác sĩ Lê Tiểu My dành cho những ông bố bà mẹ tương lai nhé!
Mục tiêu của việc thăm khám này nhằm xác định những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thai nhi, tình trạng bệnh lý hiện có và dự phòng bệnh có nguy cơ di truyền cho bé. Một vài điều quan trọng khi ba mẹ thăm khám trước khi mang thai bao gồm:
Người mẹ nên tiêm phòng vacxin nhằm tránh những bệnh truyền nhiễm trước khi mang thai. Ảnh: freepik
Một số bệnh truyền nhiễm nếu mẹ bầu mắc phải có khả năng làm bé bị dị tật hoặc mắc bệnh suốt đời. Tuy nhiên, ba mẹ không nên quá lo lắng vì bác sĩ My cho biết hiện nay đã có một số vacxin ngừa bệnh như: Sởi – Quai bị – Rubella, cúm, thủy đậu…
Có một số loại vacxin phải tiêm trước khi mang thai một khoảng thời gian nhất định, ba mẹ hãy tìm hiểu kỹ khoảng thời gian an toàn để mang thai sau khi tiêm.
Ngoài ra trước khi mang thai, cả hai vợ chồng nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát các bệnh truyền nhiễm có thể gây hại cho thai nhi như: viêm gan siêu vi B, bệnh lây truyền qua đường tình dục (Chlamydia, Herpes, Trichomonas, HIV lậu, giang mai)… để có biện pháp xử lý.
Một số bệnh lý mà ba mẹ có thể truyền cho con gọi chung là bệnh di truyền. Khi thăm khám trước khi mang thai, ba mẹ nên cung cấp thông tin những bệnh lý của những người trong gia đình đã mắc phải. Nhờ vào thông tin này, bác sĩ sẽ có giải pháp để xác định các khả năng bé mắc bệnh và tìm cách phòng tránh.
Thông tin quan trọng ba mẹ cần cung cấp cho bác sĩ khi thăm khám trước mang thai chính là những căn bệnh đã hoặc đang mắc phải hoặc những bệnh phải điều trị lâu dài như tiểu đường, hen suyễn, cao huyết áp, bệnh tim…
Bệnh có trước đó có thể sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, vì vậy hãy khai báo những bệnh lý sẵn có sẽ giúp bác sĩ có thêm thông tin xác định độ an toàn khi mang thai và cho mẹ những lưu ý cần làm/cần tránh trong thai kỳ.
Cung cấp cho bác sĩ những loại thuốc đang dùng khi đến khám sức khỏe trước mang thai. Ảnh: freepik
Hiện nay, các loại thuốc đều có thể mua một cách dễ dàng và thuốc không kê toa, thảo dược… hoàn toàn có thể gây hại cho bé. Ví dụ, thuốc trị mụn isotretinoin có thể khiến thai nhi bị dị tật nặng. Người mẹ trước khi mang thai dùng viên uống đa sinh tố chứa vitamin A cao hoặc những loại thuốc vô tình chứa hàm lượng vitamin giống nhau dẫn đến quá liều, đều gây hại đến thai nhi.
Tốt nhất là nếu người mẹ đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, khi đi khám hãy mang theo vỏ hoặc hộp thuốc để bác sĩ kiểm tra và tư vấn thêm.
Nếu người mẹ đã từng mang thai và gặp vấn đề như sẩy thai, sanh non, thai lưu, tăng huyết áp trong thai kỳ, mổ lấy thai… cần cung cấp chi tiết cho bác sĩ.
Tuy nhiên, bác sĩ My cũng trấn an những người mẹ đã từng bị thai lưu hay sẩy thai nên ổn định tâm lý và sống tích cực, lạc quan vì đều có cơ hội mang thai và sinh con bình thường.
Bài viết liên quan: Tất tần tật quy trình khám thai thường tại bệnh viện Từ Dũ
Khi có kế hoạch mang thai, ba mẹ nên ăn uống đủ dinh dưỡng, hợp lý và khoa học. Nếu quá gầy hoặc dư cân, nên tìm cách đạt được cân nặng bình thường dựa theo chỉ số khối cơ thể (BMI). Công thức tính chỉ số BMI:
Bên cạnh việc ăn uống, trước khi mang thai cả hai vợ chồng cần phải:
Cả hai vợ chồng nên duy trì lối sống lành mạnh trước khi mang thai. Ảnh: freepik
Khi có kế hoạch sinh con, điều đầu tiên cần làm chính là cả hai vợ chồng phải thăm khám trước khi mang thai, để phòng ngừa một số bệnh tật nguy hiểm cho bé. Việc xác định những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi sẽ giúp ba mẹ có biện pháp ngăn ngừa và phòng tránh hiệu quả. Bên cạnh đó, ba mẹ tương lai nên duy trì lối sống lành mạnh, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng là một trong những điều quan trọng để có thể sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh.
Ngọc Hà tổng hợp
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!