Cá hồi là một loại thực phẩm an toàn và lành mạnh để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ khi bắt đầu ăn dặm. Nguồn: Getty Images.
Trên thực tế, cá hồi là một loại thực phẩm an toàn và lành mạnh để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ khi bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi). Chuyên gia dinh dưỡng Rima Kleiner cho biết: “Cá hồi đóng hộp hoặc nấu chín là nguồn thức ăn tuyệt vời cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khi ăn dặm.”
Hãy cùng AVAKids tìm hiểu thêm về cách cho con ăn cá hồi an toàn và khám phá những mẹo nhỏ khi cho con dùng cá hồi nhé!
Cá hồi là một nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 rất tốt. Nguồn: Getty Images.
Cá hồi được coi là an toàn cho những trẻ đã sẵn sàng ăn thức ăn đặc, được nấu chín hoàn toàn. Bạn có thể cho bé ăn cá hồi trong lần đầu tiên ăn dặm. Amy Goodrich - một chuyên gia dinh dưỡng chuyên về dinh dưỡng trẻ nhỏ chia sẻ: “Cá hồi là một nguồn cung cấp protein và axit béo omega-3 rất tốt, bé sẽ dễ dàng cầm ăn hơn khi cá được nấu mềm.”
Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ, trẻ sơ sinh sẵn sàng ăn thức ăn đặc vào khoảng 6 tháng tuổi, khi trẻ có thể ngẩng cao đầu và tỏ ra thích ăn. Trẻ nên đạt cân nặng gấp đôi trọng lượng so với lúc mới được sinh ra để bắt đầu ăn dặm.
Theo Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), cá hồi là một nguồn giàu axit béo omega-3, axit docosahexaenoic (DHA).
Chuyên gia Goodrich lưu ý: “Axit béo omega-3 đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ.” Điều này quan trọng hơn bao giờ hết trong hai năm đầu đời, vì đây là giai đoạn phát triển chính của não người (theo nghiên cứu của Kuratko CN và các cộng sự vào năm 2013). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, ngoài việc giúp phát triển não bộ, DHA còn hỗ trợ sự phát triển thị giác.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ dưới 1 tuổi là 2.2g/kg cân nặng của trẻ do tốc độ phát triển xương ở độ tuổi này. Cá hồi là một cách tốt để con nhận được đủ lượng protein được khuyến nghị hàng ngày. Chất béo trong cá hồi chủ yếu là chất béo không bão hòa, vì vậy nó là một lựa chọn lành mạnh hơn các loại protein khác.
Gần 14% trẻ mới biết đi không được cung cấp đủ chất sắt, khiến trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và các vấn đề về hành vi (nghiên cứu của Finn K và các cộng sự năm 2017). Cá hồi chứa nhiều sắt, vì vậy, đây là một lựa chọn thực phẩm tốt cho trẻ sơ sinh.
Khi cho con ăn cá hồi, bạn nên lưu ý xem con có dấu hiệu dị ứng hay không. Nguồn: Getty Images.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ cho biết, giai đoạn đầu ăn dặm luôn tiềm ẩn những nguy cơ dị ứng ở trẻ và cá là một trong những thức ăn gây dị ứng hàng đầu. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn một loại thức ăn duy nhất khi tập ăn dặm. Chuyên gia Goodrich đưa ra lời khuyên: “Hãy bắt đầu từ từ bằng cách cho trẻ ăn mỗi ngày một lần trong vòng vài ngày và theo dõi xem có phản ứng gì không.”
Bạn không nên cho trẻ ăn thịt cá hồi sống vì có nguy cơ nhiễm khuẩn listeria. Nguồn: Getty Images.
Tránh cho trẻ ăn cá hồi sống, hun khói hoặc cá hồi ướp muối vì có nguy cơ nhiễm vi khuẩn listeria. Vi khuẩn này sống trong thịt sống, và mặc dù khá hiếm nhưng tình trạng nhiễm trùng có thể nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh (theo Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC (Hoa Kỳ), cá hồi được coi là đã chín hoàn toàn khi nhiệt độ bên trong đạt 145 độ C và/hoặc thịt có màu trắng đục.
Bạn nên giới hạn tổng lượng cá hồi cho con ăn ở mức khoảng hai lần một tuần. Nguồn: Getty Images.
Trường hợp cá hồi nhiễm thủy ngân là rất ít hoặc không có. Tuy nhiên, Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên giới hạn tổng lượng cá hồi cho con ăn ở mức khoảng hai lần một tuần. Tốt nhất, bạn nên tránh cho con ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao, chẳng hạn như cá cờ xanh, cá ngừ và cá kiếm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về các loại cá an toàn để cho con ăn nhé.
Bài viết liên quan: Cá hồi hay trứng sẽ tốt hơn cho trẻ?
Hãy để mắt những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng bắt đầu ăn thức ăn dạng rắn như nắm lấy đồ vật và đưa lên miệng. Nguồn: Getty Images.
Bạn có thể cho trẻ ăn cá hồi bất cứ khi nào bạn bắt đầu muốn con làm quen với thức ăn đặc khi con khoảng 6 tháng tuổi. Chuyên gia Goodrich lưu ý rằng: “Hãy để mắt những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng bắt đầu ăn thức ăn dạng rắn như: ngồi thẳng lưng, không có phản xạ đẩy lưỡi, nắm lấy đồ vật và đưa lên miệng, bắt đầu kiểm soát đầu tốt. Những dấu hiệu này có thể xảy ra sớm nhất là 4 tháng nhưng thường là gần 6 tháng."
Bạn nên cắt hoặc thái cá thành từng miếng vừa ăn để bé dễ cầm ăn. Nguồn: Getty Images.
Bạn nên chuẩn bị cá hồi để bé có thể ăn dặm tốt. Chuyên gia Kleiner giải thích: “Bạn nên đảm bảo rằng cá được cắt hoặc thái thành từng miếng vừa ăn, bé dễ cầm bằng tay và đủ nhỏ để bé nuốt một cách an toàn”.
Cho trẻ ăn cá hồi mỗi ngày một lần trong vòng vài ngày, đồng thời theo dõi trẻ xem có dấu hiệu dị ứng nào không. Bạn có thể nghiền nhỏ và dùng thìa xúc thức ăn hoặc có thể cho bé tự cầm ăn những miếng đã nấu chín mềm.Nên cho trẻ ăn lượng cá hồi bao nhiêu là phù hợp?
Nếu con không tỏ ra thích thú với món ăn này, tốt nhất bạn không nên ép buộc hoặc cố thuyết phục con ăn. Nguồn: Getty Images.
Nếu bé thích cá hồi, bạn có thể cho bé ăn tối đa hai lần mỗi tuần. Cá hồi có rất nhiều lợi ích nên không có lý do gì để hạn chế nếu trẻ thích ăn. Tuy nhiên, nếu bé không tỏ ra thích thú với món ăn này, tốt nhất bạn không nên ép buộc hoặc cố thuyết phục con ăn. Chuyên gia Goodrich lưu ý với các mẹ bỉm: “Nếu trẻ không thể hiện sự quan tâm đối với món ăn, hãy tiếp tục và thử cho con ăn lại vào lần khác.”
Bài viết liên quan: Nếu trẻ nhà bạn kén ăn, đọc ngay bài viết này!
Cá hồi mang lại nhiều lợi ích, và nó đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của não bộ. Nguồn: Getty Images.
Cá hồi là loại thực phẩm an toàn để cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi ăn. Cá hồi mang lại nhiều lợi ích, và nó đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của não bộ. Bạn nên nấu chín cá hồi hoàn toàn và giới hạn tổng khẩu phần ăn của trẻ vào khoảng 1 muỗng canh 2 lần mỗi tuần.
Nếu bạn phân vân về bất kỳ vấn đề nào trong việc cho con mình ăn cá hồi, lời khuyên tốt nhất AVAKids dành cho bạn là hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chính xác nhất nhé.
Phương Trúc tổng hợp từ verywellfamily.
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!