Trẻ thanh thiếu niên tham gia các hoạt động thể dục thể thao có thể bị căng cơ, bong gân. Ảnh: unsplash
Căng cơ là những chấn thương do cơ giãn quá mức. Bong gân có liên quan đến sự căng giãn cơ, một phần dây chằng (nối 2 xương) hoặc gân (nối cơ và xương).
Căng cơ và bong gân thường gặp ở trẻ thanh thiếu niên hơn là ở trẻ nhỏ.
Bài viết liên quan: Mách ba mẹ cách ngăn ngừa chấn thương khi trẻ chơi thể thao
Bầm, sưng, nóng, đau đớn và khó cử động là dấu hiệu của căng cơ, bong gân. Ảnh: freepik
Ba mẹ xác định trẻ bị căng cơ hoặc bong gân khi có những dấu hiệu sau:
Ba mẹ cho trẻ thực hiện R.I.C.E sau khi bị chấn thương. Ảnh: freepik
Rest (Nghỉ ngơi): để trẻ nghỉ ngơi, không cử động vùng bị chấn thương cho đến khi bớt đau.
Ice (Chườm đá): ba mẹ dùng một túi đá hoặc gạc lạnh đắp lên vùng bị chấn thương ngay lập tức. Mỗi lần đắp khoảng 10-15 phút, thực hiện 4-8 lần/ngày, trong 1-2 ngày đầu, sau đó chuyển sang ngâm nước ấm.
Compression (Băng ép): Sử dụng loại băng ép có độ đàn hồi tốt băng bó phần bị chấn thương cho trẻ ít nhất 2 ngày. Lưu ý: không nên băng bó quá chặt.
Elevation (Nâng cao): nâng vùng bị chấn thương lên cao để giảm sưng.
Bài viết liên quan: Những trò chơi thú vị theo từng giai đoạn, mẹ có thể chơi cùng bé tại nhà
Ba mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu các triệu chứng không thuyên giảm. Ảnh: freepik
Sau khi đã sơ cứu vết thương, tùy tình trạng mà ba mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có các biểu hiện như:
Ba mẹ nên nhắc nhở trẻ khởi động trước khi chơi thể thao. Ảnh: freepik
Để phòng tránh căng cơ và bong gân, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ:
Làm sao giúp trẻ phát triển chiều cao? Mách mẹ công thức dự đoán chiều cao của con cực thú vị!
Hạ sốt cho trẻ sơ sinh - Khi nào ba mẹ cần dùng thuốc hạ sốt ?
Khi tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, trẻ có nguy cơ gặp phải chấn thương như căng cơ và bong gân. Ba mẹ cần có biện pháp sơ cứu, xử trí đúng cách, cho trẻ nghỉ ngơi hoặc đến cơ sở y tế để có thể hồi phục nhanh chóng.
Ngọc Hà tổng hợp từ Kidshealth
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!