Rubella hay còn gọi là bệnh Sởi Đức, là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, do virus ARN rubella, họ Togaviridae gây ra. Theo dịch tễ học, bệnh xảy ra thành dịch cao điểm vào mùa đông hoặc xuân, nhưng cũng có thể xuất hiện rải rác quanh năm.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp từ người bệnh mang virus sang người khỏe mạnh hoặc từ mẹ sang con, trong thời gian từ trước và sau 1 tuần phát ban. Những ai chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc rubella, còn người sau khi mắc bệnh sẽ có miễn dịch mãi về sau.
Trong những tháng đầu của thai kỳ nếu mẹ bầu mắc bệnh rubella thì nguy cơ thai nhi bị mắc bệnh rubella là rất cao. Tỷ lệ em bé bị rubella bẩm sinh theo thời gian mang thai cụ thể như sau:
Trẻ mắc rubella bẩm sinh do mẹ nhiễm virus rubella khi mang thai
Như vậy có thể thấy, trong 3 tháng đầu của thai kỳ nếu mẹ mắc rubella thì dẫn đến nguy cơ bé bị rubella bẩm sinh là rất cao. Một số số liệu thống kê cho thấy, hội chứng rubella bẩm sinh gây ra khoảng 25% dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Biểu hiện của bệnh rubella thường gặp bao gồm nổi hạch, sốt, phát ban nhưng vẫn có khoảng 20 - 50 % trường hợp không có triệu chứng. Mặc dù bệnh thường diễn biến lành tính nhưng vẫn có nguy cơ dẫn tới một vài biến chứng như xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm não và/hoặc màng não.
Bệnh rubella ở phụ nữ có thai có thể không triệu chứng hoặc có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên, sốt nhẹ, viêm kết mạc, phát ban đỏ trên da, sưng hạch, đau khớp. Ở trẻ sơ sinh, hội chứng rubella bẩm sinh được chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu sau:
Hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ cũng được phân thành 2 nhóm A, B và chưa có cách điều trị đặc hiệu nào. Những em bé bị rubella bẩm sinh chỉ được tập trung chữa trị biến chứng của bệnh gây ra. Virus rubella ở những trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể lây lan trong vòng 1 năm sau khi trẻ ra đời, hoặc lâu hơn nữa.
Ở thai nhi, bệnh rubella có thể có thể gây ra tử vong trong tử cung hoặc bao gồm nhiều dị tật bẩm sinh được gọi là hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Những triệu chứng thường gặp nhất bao gồm:
Các biểu hiện ít gặp hơn bao gồm giảm tiểu cầu với hồng ban da, ban xuất huyết gây ra các tổn thương mẩn đỏ trên da, thiếu máu tán huyết, bệnh lý tụy và viêm phổi kẽ. Bác sĩ có thể làm một số thăm dò, chẩn đoán để phát hiện hành vi bất thường, chứng điếc/giảm thính lực, tình trạng khiếm khuyết về thần kinh, bệnh lý nội tiết. Trẻ sơ sinh bị bệnh Rubella bẩm sinh có thể bị thiếu hụt globulin miễn dịch trong máu.
Những hậu quả của rubella bẩm sinh
Hội chứng rubella bẩm sinh là một bệnh nguy hiểm vì nó gây ra rất nhiều các dị tật bẩm sinh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Hậu quả của hội chứng rubella bẩm sinh có thể bao gồm các tình trạng sau:
Theo thống kê có tới 20% trẻ nhiễm Rubella bẩm sinh tử vong. Trẻ sinh ra từ bà mẹ bị nhiễm rubella trong thai kỳ phải theo dõi sát để phát hiện sớm các dị tật, có biện pháp khắc phục bệnh kịp thời.
Các mẹ nên tiêm chủng ngừa rubella để bảo vệ bản thân và thai nhi. Tiêm ngừa rubella cần được khuyến cáo rộng rãi.
Mẹ bầu nên được định lượng IgG rubella trong huyết thanh trong 3 tháng đầu thai kỳ. Xét nghiệm huyết thanh được lặp lại ở những mẹ bầu có triệu chứng hoặc dấu hiệu nhiễm rubella.
Những bà mẹ nhiễm rubella và nhiễm rubella bẩm sinh không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu bị phơi nhiễm rubella về các nguy cơ với thai nhi. Một số ý kiến khuyên dùng globulin miễn nhiễm không đặc hiệu (0,55 mL/kg, TB) cho những bà mẹ nhiễm rubella trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, điều trị này không ngăn chặn thai nhi nhiễm virus.
Trẻ sơ sinh nghi ngờ mắc hội chứng rubella bẩm sinh nên được xét nghiệm kháng thể để xem có virus không. Sự tồn tại của IgG đặc hiệu Rubella ở trẻ sơ sinh sau 6 đến 12 tháng cho thấy trẻ nhiễm rubella bẩm sinh. Xét nghiệm kháng thể IgM đặc hiệu Rubella dương tính cũng chứng tỏ trẻ nhiễm rubella, tuy nhiên có thể có tình trạng dương tính giả.
Các xét nghiệm khác bao gồm dịch não tủy, công thức máu, chụp X-quang xương tìm dấu hiệu xương tăng sáng. Việc khám giác mạc và đánh giá các tổn thương tim mạch là cần thiết.
Tiêm vắc-xin giúp phòng ngừa hội chứng rubella bẩm sinh
Mẹ bầu tiếp xúc với người bệnh mà chưa tiêm vắc-xin rất dễ dẫn đến thai nhi mắc hội chứng rubella bẩm sinh. Tỷ lệ em bé bị rubella bẩm sinh cũng giảm đáng kể từ khi có vắc-xin phòng ngừa. Một số nước phát triển gần như đã loại trừ được bệnh rubella bẩm sinh nhờ chương trình tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (15 - 40 tuổi).
Vì vậy, tiêm vắc xin cho những người chưa có miễn dịch với virus rubella là biện pháp phòng ngừa bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh nhanh chóng mà hiệu quả. Sau 3 tháng kể từ khi tiêm vắc-xin tiền sản mẹ mới nên mang thai.
Miễn dịch của mẹ truyền cho con chỉ có tác dụng bảo vệ trẻ từ 6 - 9 tháng. Vì vậy, gia đình cần tiêm vắc xin rubella cho trẻ từ lúc 12 tháng tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch.
Bệnh rubella bẩm sinh là một căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được. Hy vọng với những thông tin trên đây, các mẹ đã hiểu hơn về bệnh rubella ở người và hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ, để có cách phòng trách thích hợp.
Các bài viết của AVAKids/ Vũ trụ bỉm sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa
Quỳnh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!