Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở giai đoạn 3 tuần tuổi, hướng dẫn chi tiết

Đóng góp bởi: Hồng Hạnh
Cập nhật 18/02
3451 lượt xem

Đối với nhiều bậc cha mẹ, đặc biệt là các cha mẹ mới sinh con lần đầu việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi chưa có kinh nghiệm là một trải nghiệm thật sự khó khăn. Bài viết này AVAKids sẽ tổng hợp một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi dưới sự tư vấn của Bác sĩ Đoàn Thị Mai.

Trong bài viết này AVAKids sẽ gợi ý cho bạn những điều cần biết về cách nuôi dạy một em bé 3 tuần tuổi, bao gồm những cột mốc qua trọng, một số mẹo chăm sóc an toàn cần lưu ý khi cho con bú và ngủ.

Ở độ tuổi này cơ thể em bé sẽ hoạt động như sau:
  • Phát triển: Bé đang nhận thức được môi trường xung quanh và có thể giao tiếp bằng mắt với bạn thường xuyên hơn.
  • Giấc ngủ: Bé 3 tuần tuổi vẫn dành phần lớn thời gian để ngủ và sẽ ngủ một giấc dài hơn vào ban đêm.
  • Thức ăn: Con yêu của bạn vẫn sẽ bú thường xuyên đặc biệt là ban đêm. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng em bé sẽ khó chịu hơn trước.

1Sự phát triển của bé 3 tuần tuổi

Nếu so sánh đứa trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi so với lúc mới sinh, cha mẹ sẽ cảm thấy các bé đã phát triển một cách vượt bậc. Natasha Burgert, MD, bác sĩ nhi khoa kiêm người phát ngôn của Philips Avent giải thích rằng mặc dù trẻ 3 tuần tuổi vẫn ngủ nhiều nhưng nhìn chung chúng có thời gian thức lâu hơn. Khi tỉnh táo, chúng sẽ phản ứng nhanh hơn với môi trường xung quanh.

Nếu may mắn, bạn thậm chí có thể bắt gặp được những khoảnh khắc đáng yêu khi bé nhìn vào bạn. Tiến sĩ Burgert nói: “Có thể có một vài cái nhìn thoáng qua khi giao tiếp bằng mắt, sự tương tác bằng thị giác vẫn đang phát triển. Ở độ tuổi này, bé vẫn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng 20.5 đến 50.5cm”.

Khi con bạn phát triển nhiều hơn về tính cách, chúng sẽ bộc lộ những khoảnh khắc kháu khỉnh hơn. Tiến sĩ Burgert nói: “Khi được ba tuần, một số trẻ sẽ có những giai đoạn quấy khóc nhiều hơn”“Bất kỳ không khí dư thừa nào trong dạ dày của trẻ có thể làm cho tình trạng khó chịu này trở nên tồi tệ hơn”. Tiến sĩ Burgert gợi ý rằng, việc ngậm chặt núm vú khi con bú có thể giúp con bạn không nuốt quá nhiều không khí, điều này sẽ giúp em bé của bạn tránh được những tình trạng khó chịu.

Ba tuần cũng là thời điểm mà nhiều trẻ sơ sinh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đau bụng, một phần năm trẻ sơ sinh bị đau bụng và việc này thường xảy ra tập trung ở trẻ sơ sinh từ 4 đến 6 tuần tuổi. Đau bụng thường kéo theo những giai đoạn quấy khóc không nguôi, tình trạng này thường diễn ra vào buổi tối và có thể sẽ gây ra sự căng thẳng cho cha mẹ.

Tuy đau bụng ở trẻ sơ sinh sẽ mang lại nhiều lo lắng cho các phụ huynh nhưng bạn hãy yên tâm vì đây là một triệu chứng phổ biến và sẽ thuyên giảm theo thời gian. Bập bênh, lắc lư, đi bộ và cho con bạn ngậm ti giả có thể sẽ hữu ích trong lúc này.

Trong trường hợp bé bị đau bụng kéo dài và quấy khóc dữ dội bố mẹ hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu thêm về vấn đề mà con đang gặp phải bởi vì một số trẻ sẽ nhạy cảm với các thành phần trong sữa công thức và những gì cha mẹ đang cho bé ăn.

Em bé của bạn đang thực sự bắt đầu phát triển và bạn có thể nhận thấy rằng quần áo sơ sinh của chúng đã trở nên vừa vặn hơn một chút. Tại thời điểm này, em bé đã bắt đầu vượt qua trọng lượng khi vừa sinh ra và đang tăng trưởng lên mỗi ngày.

2Các cột mốc quan trọng của bé 3 tuần tuổi

Khi được 3 tuần tuổi, bạn sẽ nhận thấy rằng các cử động cơ thể của con bạn dường như ít ngẫu nhiên hơn thay vào đó là những cử động có sự phối hợp. Amy Verlsteffen, APRN, giám đốc cấp cao về chuyển đổi lâm sàng tại TytoCare giải thích rằng, với sức mạnh này, bạn có thể nhận thấy rằng em bé của bạn có thể kiểm soát cổ và đầu tốt hơn lúc trước và thường trẻ sẽ nghiêng đầu khoảng 45 độ khi nằm.

Tuy nhiên, nếu con bạn chưa thể nghiêng đầu khoảng 45 độ thì các bố mẹ đừng lo lắng vì sự phát triển của mỗi bé là khác nhau. Verlsteffen khuyên các bậc cha mẹ nên dành một ít thời gian mỗi ngày để tập con cách nằm sấp với cách nằm này sẽ giúp chúng tăng cường cơ bắp và phát triển theo thời gian.

Verlsteffen cho biết ở độ tuổi này, em bé của bạn cũng có thể bắt đầu nhìn theo khuôn mặt và các đồ vật chuyển động bằng mắt. Đây là một kỹ năng mới xuất hiện, nhưng sẽ trở nên hoàn thiện hơn khi bé lớn hơn.

Hành vi của bé 3 tuần tuổi được thể hiện rất rõ nét, cụ thể như sau:

  • Tại thời điểm này, thính giác của các bé đã phát triển đầy đủ và bé sẽ quay đầu lại khi nghe thấy âm thanh.
  • Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi có thể ngửi tốt và thậm chí có thể nhận ra mùi thơm của sữa mẹ.
  • Em bé không thể nhìn xa hơn 20.5 đến 50.5cm nhưng sẽ phản ứng với ánh sáng rực rỡ ở trong phòng và kể cả ở ngoài.
  • Trẻ có thể bắt đầu di chuyển từ bên này sang bên kia trong thời gian nằm sấp.
Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng cho ba mẹ cần biết
Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi bắt đầu nhìn theo khuôn mặt và các vật chuyển động bằng mắt

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi bắt đầu nhìn theo khuôn mặt và các vật chuyển động bằng mắt

3Lịch trình cho bé 3 tuần tuổi

Khi bé bước sang tuần tuổi thứ 3, bạn nên giúp em bé nằm sấp thường xuyên. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nên cho em bé nằm sấp từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 3 đến 5 phút. Thời gian nằm sấp giúp tăng cường cơ bắp của chúng và đây cũng là một cơ hội tuyệt vời để gia đình và bé tương tác với nhau.

Khi cho con nằm sấp, các bậc cha mẹ hãy đặt em trên một tấm thảm. Theo thời gian, đa số trẻ sơ sinh đều thích với việc nằm sấp vì đó là cơ hội để chúng tự do di chuyển cơ thể của mình. Ngoài nằm sấp, bé yêu của bạn còn thích đi dạo trong xe đẩy. Gia đình có thể đặt em bé của mình trên một chiếc xe có che chắn phía trên và đẩy các em đi dạo trong khí trời mát mẻ, điều này sẽ rất hữu ích khi em bé của bạn quấy khóc.

top-loai-sua-cho-tre-so-sinh-tu-0-6-thang-tuoi-1

Sữa bột PreNAN 380g (trẻ sơ sinh) dành cho trẻ nhẹ cân, thiếu tháng

4Sức khỏe và an toàn cho bé 3 tuần tuổi

Dấu hiệu để nhận biết được con bạn đang hoàn toàn khỏe mạnh đó chính là chúng có tã ướt và phân nhiều lần mỗi ngày. Bạn không cần đưa con đến bác sĩ nhi khoa cho đến khi trẻ tròn một tháng tuổi. Dưới đây là một số lời khuyên về sức khỏe và an toàn khác cần ghi nhớ.

  • Bổ sung vitamin D

Mặc dù sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời cho con của bạn nhưng nó không đảm bảo được hàm lượng vitamin D, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên bổ sung vitamin D (400 IU) cho bé dưới dạng giọt.

  • Thuốc giảm đầy hơi và trào ngược

Khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi và chướng bụng trong thời gian này, nhiều bậc cha mẹ thắc mắc là họ nên cho con mình uống thuốc gì để giảm tình trạng này. Đứng trước câu hỏi này, nhiều bác sĩ nhi khoa đều khuyên dùng thuốc nhỏ simethicone, một loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm đầy hơi và trào ngược.

  • Quấn khăn cho bé

Sự quấy khóc của bé sẽ tăng lên trong thời gian này. Nhiều cha mẹ xem việc quấn tã cho con như một cách để xoa dịu chúng. Điều này sẽ hữu ích và hiệu quả đối với nhiều trẻ sơ sinh. Nhưng hãy làm nó một cách an toàn. AAP khuyến cáo, bạn không nên quấn quá chặt quanh hông của trẻ để ngăn ngừa chứng loạn sản xương hông. Hãy đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, kể cả khi quấn tã.

Xem thêm: 7 cách quấn khăn cho bé ngủ ngon, say giấc hiệu quả nhất

5Chú ý duy trì nhiệt độ phòng của trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Ở tuần hai tuần trước, nhiệt độ phòng của các bé cao hơn do hệ điều nhiệt của em bé chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi sang tuần thứ ba này các bậc cha mẹ hãy giảm nhiệt độ phòng của con xuống để tránh các tình trạng gây nóng bức cho cơ thể bé. Nhiệt độ phòng ở lứa tuổi này sẽ duy trì trong khoảng từ 22 đến 26 độ C.

Có thể bạn quan tâm: 10 lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu

6Chọn quần áo sơ sinh cho bé 3 tuần tuổi

Khi con bắt đầu bước sang tuần thứ ba sau khi ra đời, gia đình hãy mặc cho con những bộ đồ dài với chất liệu vải mỏng, quấn một chiếc chăn hoặc chiếc tã cho bé mỏng bên ngoài nhưng không quấn quá chặt. Đặc biệt, ở độ tuổi này ba mẹ không cần phải đội mũ cho con nữa, cha mẹ có thể sử dụng tất chân cho bé và không sử dụng tất tay với mục đích để bé tự khám phá mọi thứ xung quanh bằng tay của chúng.Ở thời gian này, lòng bàn tay, lòng bàn chân và mặt của em bé là những vùng có nhiều cảm giác nhất.

Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi các mẹ nên ghi nhớ

7Lượng sữa cho bé sơ sinh 3 tuần tuổi

Đối với các em bé đã được ba tuần tuổi, các mẹ nên cho con ăn 10 đến 12 lần mỗi ngày. Lượng thức ăn nằm trong khoảng 120 đến 150ml/sữa/kg cân nặng mỗi ngày hoặc lượng sữa bằng một phần năm trọng lượng của em bé. Hay nói một cách khác, lượng sữa trung bình mỗi ngày mà bé 3 tuần tuổi phải hấp thụ là khoảng 400ml. Bố mẹ nên chia giờ cho em bé ăn với tần suất là 2 giờ một lần (đối với ban ngày), 3.5 đến 4 giờ một lần (đối với ban đêm).

Có thể bạn quan tâm: Top 15 loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng

8Tình trạng tiêu hoá ở bé sơ sinh 3 tuần tuổi

Em bé của bạn ở độ tuổi này sẽ dễ gặp tình trạng đầy hơi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề này là do trong quá trình bú con nuốt phải nhiều không khí. Để giải quyết vấn đề này bạn hãy chia cữ ăn đều đặn cho trẻ. Ba mẹ nên cho con mình tập nằm bụng trong giai đoạn này, những ngày đầu nên cho con nằm khoảng 1 đến 3 phút và tăng dần từ 5 đến 10 phút vào những ngày sau đó.

Khi cho bé nằm bụng, bạn hãy xoa bụng chúng theo kim đồng hồ. Đồng thời, tiến hành giúp bé vận động chân giống như đang đi xe đạp, việc này sẽ làm những hơi có trong người em thoát ra. Em bé của bạn có thể đi tiểu từ 5 đến 20 lần một ngày, nước tiểu sẽ trong hoặc có màu hơi vàng. Ngoài ra, số lần đi ị sẽ phụ thuộc vào cơ thể của từng em bé nhưng thường là từ 2 đến 8 lần mỗi ngày. Nếu con bạn bú sữa mẹ, phân của em bé sẽ có màu vàng và mùi hơi chua, nếu con bú sữa công thức thì số lần đi ị sẽ ít hơn, phân sẽ đặc hơn và mùi sẽ khó chịu hơn so với bé bú sữa mẹ.

Có thể bạn quan tâm: Mách ba mẹ cách chăm sóc trẻ sinh non hiệu quả

9Chăm sóc giấc ngủ cho con vừa sinh 3 tuần tuổi

Nhìn chung, em bé 3 tuần tuổi vẫn còn ngủ khá nhiều, thời gian ngủ giao động khoảng 16 đến 20 giờ mỗi ngày và thời gian thức bắt đầu nhiều hơn. Em bé sẽ thức vào khoảng thời gian trước và sau khi bú mẹ. Khoảng 25% trẻ quấy khóc đêm và ngủ không ngon giấc mà không có lý do gì. Chúng ta thường gọi hiện tượng này là “hội chứng quấy khóc ở trẻ”, nó có thể bắt đầu xuất hiện sớm ngay từ tuần thứ 3.

Khi đến tuần tuổi thứ 3, em bé sẽ lo lắng khi tiếp xúc với môi trường xung quanh đây cũng là lý do khiến bé quấy khóc rất dữ dội. Những lúc này, việc bạn cần làm là bế bé trên tay, ôm chặt con vào lòng để bé ngửi được mùi sữa và cảm nhận được nhịp tim, độ ấm của người mẹ. Quan trọng hơn hết, người mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái, không nên cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì em bé sẽ cảm nhận được những điều này từ bạn và càng quấy khóc nhiều hơn.

Duy trì không khí mát mẻ trong phòng, tránh người lạ tiếp xúc. Ngoài ra, có thể thay đổi giờ tắm cho con, thông thường gia đình sẽ tắm bé vào ban ngày, tuy nhiên bạn có thể tắm cho con vào buổi chiều trước giờ ngủ của bé.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng để bé nhanh khỏe

10Chăm sóc da cho em bé 3 tuần tuổi

Tình trạng da con hay gặp phải tại thời điểm này chính là rôm sảy, mụn trứng cá, chàm sữa. Các cha mẹ nên hạn chế các thuốc bôi đối với em bé, riêng chàm sữa bạn nên dùng kem dưỡng ẩm để bôi, khi chọn kem dưỡng ẩm bạn không nên chọn những sản phẩm có chứa corticoid.

Đối với chàm sữa, gia đình không được tắm nước lá vì nó sẽ gây khô da của bé yêu mà khô da chính là “kẻ thù” của chàm sữa. Đồng thời, không được tắm nước quá nóng, bạn nên tắm lại cho em bé bằng nước mát hơn một chút so với nước trước đó, điều này tạo cho da em bé một cảm giác thoải mái. Sau khi tắm xong, tiến hành bôi kem dưỡng ẩm cho bé trên toàn thân, mặc các quần áo thông thoáng bằng vải bông. Không nên nuôi chó mèo và cắm bông trong nhà.

Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da theo lời khuyên từ Bác sĩ Trương Hữu Khanh

11Các hoạt động cho bé sơ sinh 3 tuần tuổi

Mỗi ngày, các bậc cha mẹ nên đặt con vào xe đẩy em bé cho con đi dạo bên ngoài ít nhất 15 đến 20 phút, sau đó có thể tăng dần lên. Nên cho con yêu đi dạo vào buổi sáng, lúc thời tiết mát mẻ, không quá nóng bức để em bé được tiếp xúc với không khí tự nhiên ngoài trời. Điều này kích thích quá trình giúp em bé ăn ngon miệng hơn.

11.1 Tập luyện và vui chơi với bé sơ sinh 3 tuần tuổi

Sang tuần thứ ba, gia đình có thể tiến hành mát xa cho con và nên duy trì hoạt động này để tạo sự thư giãn thoải mái, kích thích các cơ bắp phát triển. Thực hiện xoa lòng bàn chân, bàn tay, bụng kết hợp tập chân cho bé bằng các động tác đi xe đạp.

Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng chuẩn chi tiết từng bước

11.2 Những trò chơi được khuyến khích đối với trẻ 3 tuần tuổi

Chọn cho con những đồ chơi kích thước lớn có màu đỏ, đen, trắng và những đồ chơi này có thể chuyển động được để em bé nhìn theo. Sử dụng những loại đồ chơi có âm thanh, những đồ chơi có chất liệu mềm và kích thước nhỏ để bé có thể dễ dàng cầm vào tay. Ở mỗi trò chơi các bố mẹ nên cho em chơi trong khoảng 2 phút để tránh sự mệt mỏi, lo lắng cho bé.

12Kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

Việc chăm sóc bé yêu của bạn ở thời điểm này chủ yếu xoay quanh việc thay tã. Bên cạnh việc thay tã, hãy chú ý đến một số chủ đề chăm sóc trẻ sơ sinh khác mà bạn cần phải lưu ý.

  • Cắt bao quy đầu

Nếu em bé của bạn đã được cắt bao quy đầu khi mới sinh, chỗ cắt bao quy đầu phải được chữa lành, bạn có thể dùng xà phòng và nước để rửa. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, chẳng hạn như mẩn đỏ hoặc sưng tấy, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Nếu con của bạn chưa được cắt bao quy đầu thì không cần sự chăm sóc đặt biệt nào. Điều quan trọng, bạn không nên kéo bao quy đầu của chúng xuống hoặc buộc nó lỏng ra theo bất kỳ cách nào. Bao quy đầu của con bạn sẽ tự nhiên rút lại vào khoảng năm tuổi.

  • Ống nước mắt bị tắt

Các ống dẫn nước mắt của em bé vẫn đang phát triển và đôi khi có thể bị tắc. Khi xảy ra điều này, bạn có thể nhận thấy mắt của con đỏ hơn hoặc chảy nước mắt nhiều hơn bình thường hoặc có một ít lớp vảy tích tụ. Thông thường, những vết vảy này sẽ tự hết nhưng bạn cũng có thể đắp một miếng vải ướt và ấm lên mắt để làm dịu mắt của bé.

  • Vấn đề về da của em bé

Nhiều trẻ sơ sinh ở độ tuổi này dễ bị mụn trứng cá và một số trẻ sơ sinh phát triển “nắp nôi”, đó là hiện tượng các mảng vảy xuất hiện trên da đầu của chúng. Cả hai vấn đề này là trường hợp thường thấy ở trẻ sơ sinh, bạn không cần phải làm bất cứ điều gì để xử lý chúng. Nhưng bạn có thể sử dụng bàn chải hoặc lược để tháo nắp nôi một cách nhẹ nhàng cho bé.

Xem thêm: Kem Sudocrem là gì? Công dụng và liều dùng như thế nào?

13Một số điều bố mẹ cần lưu ý về em bé 3 tuần tuổi

Tuần thứ ba trong cuộc đời của con bạn là một khoảng thời gian thú vị. Tuy nhiên, bé sẽ thường quấy khóc nhiều hơn, nếu cảm thấy có chút mệt mỏi khi đối mặt với tiếng khóc, bạn có thể đặt chúng vào một nơi an toàn hoặc nhờ gia đình trông hộ và rời khỏi phòng trong một vài phút để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ như mắc phải bệnh trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy mình đang trải qua giai đoạn trầm cảm hoặc lo lắng cao độ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ vì rất có thể bạn đang mắc phải chứng rối loạn tâm trạng sau sinh.

13.1 Trẻ sơ sinh ba tuần tuổi phát triển những gì?

Con của bạn đang bắt đầu phát triển nhận thức cao hơn về môi trường xung quanh và các cơ ở đầu, thân của chúng đang trở nên cứng cáp hơn.

13.2 Trẻ ba tuần tuổi nên tập nằm sấp trong bao lâu?

AAP khuyên bạn nên cho con nằm sấp 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 3 đến 5 phút.

13.3.Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi có biết cười không?

Nụ cười có ý thức đầu tiên của con bạn sẽ không xuất hiện trước khi bé được khoảng hai tháng tuổi. Tuy nhiên, bé có thể bắt đầu mỉm cười khi ngủ ở độ tuổi này.

Xem thêm:

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một điều không hề đơn giản đối với các bậc cha mẹ nói chung và các cha mẹ vừa có con đầu lòng nói riêng. Vậy nên, hãy bảo vệ sức khỏe và chăm sóc con yêu đúng cách giúp bé phát triển toàn diện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ chúng mình qua website avakids.com hoặc qua hotline 1900.866.874 (8:00 - 21:30) để được tư vấn thêm nhé!

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi