Biểu hiện và nguyên nhân dị ứng yến mạch. Cách điều trị hiệu quả

Đóng góp bởi: Nguyễn Thị Diệu Hiền
Cập nhật 26/07
1402 lượt xem

Dị ứng ngũ cốc yến mạch không phải là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những tổn hại không thể khắc phục đối với sức khỏe. Cùng AVAKids tham khảo ngay biểu hiện của triệu chứng dị ứng yến mạch và các biện pháp khắc phục trong bài viết này ngay nhé!

1Triệu chứng dị ứng yến mạch

Hiện tượng dị ứng yến mạch thường được bắt gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn. Dị ứng yến mạch có thể có biểu hiện từ nhẹ là các hiện tượng xảy ra ngoài da cho đến những triệu chứng nặng hơn cần phải phát hiện và điều trị kịp thời. Cụ thể, người bị dị ứng yến mạch có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Nổi mẩn đỏ, ngứa, xảy ra tình trạng kích ứng da.
  • Phát ban trên da hoặc vùng miệng.
  • Viêm họng.
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi.
  • ngứa mắt.
  • Xuất hiện tình trạng buồn nôn và ói mửa.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Khó thở.
  • Sốc phản vệ.
Bé có thể bị đau bụng khi dị ứng với yến mạch

Bé có thể bị đau bụng khi dị ứng với yến mạch

So với dị ứng, các triệu chứng do bị mẫn cảm với yến mạch thường xuất hiện chậm hơn và ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể trở thành mãn tính khi tiếp tục ăn hoặc tiếp xúc với yến mạch. Triệu chứng của mẫn cảm với yến mạch có thể có các biểu hiện sau:

  • Viêm dạ dày và kích ứng.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Mệt mỏi.

Ở trẻ sơ sinh, phản ứng dị ứng với yến mạch có thể dẫn đến hội chứng viêm ruột do thực phẩm (FPIES). Hội chứng này ảnh hưởng đến đường tiêu hóa khiến trẻ bị nôn trớ, mất nước, tiêu chảy, chậm lớn.

Trong những trường hợp nghiêm trọng và kéo dài, FPIES còn gây ra tình trạng thờ ơ và chán ăn. Bên cạnh yến mạch, nhiều loại thực phẩm khác cũng có thể gây ra hội chứng FPIES. Dị ứng yến mạch cũng có thể gây ra tác dụng phụ khi thoa trực tiếp lên da.

Tiêu chảy là biểu hiện của việc mẫn cảm với yến mạch

Tiêu chảy là biểu hiện của việc mẫn cảm với yến mạch

2Chẩn đoán tình trạng dị ứng yến mạch

  • Thử nghiệm chích da: Loại thử nghiệm này có thể phân tích các phản ứng dị ứng với nhiều chất cùng một lúc. Bác sĩ sẽ đặt một lượng nhỏ chất gây dị ứng dưới da cẳng tay cùng với histamine, glycerin hoặc nước muối để xem chất nào gây ra phản ứng.
  • Kiểm tra miếng dán: Thử nghiệm sử dụng miếng dán có chứa chất gây dị ứng để kiểm tra dị ứng. Những miếng dán này được dán trên lưng hoặc cánh tay của bạn trong hai ngày để giúp xác định xem bạn có bị dị ứng khởi phát muộn với yến mạch hay không.
  • Thử nghiệm ăn thức ăn: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ăn yến mạch theo các lượng tăng dần để kiểm tra xem có phản ứng dị ứng hay không. Tuy nhiên, việc thử nghiệm này chỉ nên được thực hiện tại một phòng khám chuyên khoa uy tín, vì các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm.
Chẩn đoán tình trạng dị ứng yến mạch

Chẩn đoán tình trạng dị ứng yến mạch

3Điều trị dị ứng yến mạch

Dưới đây là một số loại thuốc dùng để điều trị dị ứng yến mạch:

  • Thuốc kháng histamin.
  • Thuốc xịt mũi bao gồm steroid tại chỗ, thuốc kháng histamin dùng cho mũi và chất ổn định tế bào mast ở mũi. Nhờ đó, nó có thể làm giảm các triệu chứng hô hấp do dị ứng yến mạch.
  • Sử dụng steroid đường uống cho dị ứng vừa phải.
  • Tiêm Epinephrine được sử dụng cho các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.
Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc trên phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên môn.
Điều trị dị ứng yến mạch

4Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp các triệu chứng dị ứng bột yến mạch nghiêm trọng như khó thở hoặc sốc phản vệ, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức hoặc đến bệnh viện để điều trị. Những tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Khó thở và sốc phản vệ do dị ứng thường được kiểm soát bằng ống tiêm tự động epinephrine (EpiPen). Nhưng ngay cả khi bạn biết làm thế nào để sử dụng adrenaline, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Huyết áp thấp.
  • Mề đay hoặc ngứa da.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Sưng lưỡi hoặc cổ họng.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Mạch đập yếu và nhanh
  • Chóng mặt.
  • Mất tỉnh táo.
Khi bị nổi mề đay do dị ứng yến mạch hay lập tức đến ngay bác sĩ

Khi bị nổi mề đay do dị ứng yến mạch hay lập tức đến ngay bác sĩ

5Phòng ngừa dị ứng yến mạch

Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ hoặc bị dị ứng với yến mạch và thành phần của yến mạnh thì có một số điều mà bạn nên tránh để các biểu hiện nặng hơn hoặc xảy ra sốc phản vệ:

  • Không nên tắm bột yến mạch.
  • Dùng các sản phẩm kem dưỡng, sữa rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết có chiết xuất hoặc thành phần từ yến mạch.
  • Không dùng bánh quy có nguồn gốc từ lúa mạch.
  • Tránh sử dụng cháo chứa yến mạch hoặc cháo bột yến mạch, bánh, sữa yến mạch.
  • Không dùng thanh granola có thành phần yến mạch, ngũ cốc Muesli và dầu yến mạch.
Yến mạch nguyên chất vị truyền thống Quaker

Yến mạch nguyên chất vị truyền thống Quaker

Xem thêm:

Dị ứng yến mạch không phải là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến nhưng nếu không điều trị đúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích cho bạn nhận biết các dấu hiệu dị ứng yến mạch. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ 1900.866.874 hoặc truy cập website avakids.com để được giải đáp nhanh nhất nhé!

1. https://www.healthline.com/health/oat-allergy

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi