Cách xử lý nôn trớ ở trẻ sơ sinh an toàn nhất mà ba mẹ cần biết

Đóng góp bởi: Đoàn Thị Thúy Ngọc
Cập nhật 23/10
1019 lượt xem

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một trong các chứng bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng nhiều ba mẹ vẫn chưa biết cách xử lý khi thấy con nôn trớ. Hãy cùng chuyên mục Chăm sóc bé 0 - 3 tuổi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

1Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là gì?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày của trẻ lên thực quản và trào đến miệng của bé khi con ăn no hoặc hay vặn mình. Hiện tượng nôn trớ của bé thường đi kèm theo các triệu chứng khác như chướng bụng, đau bụng quặn, môi khô, có thể trẻ bị nôn liên tục, ...

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý cách phòng tránh hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ

2Nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non. Dạ dày của bé thường nằm ngang và cơ thắt tâm vị yếu dẫn đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Không những thế, cách chăm sóc của ba mẹ không phù hợp cũng khiến bé nôn trớ nhiều lần. Chẳng hạn như:

  • Mẹ cho con bú quá no
  • Tư thế cho bé bú chưa đúng hoặc cho con bú bình không đúng cách khiến bé nuốt khí vào dạ dày quá nhiều dẫn đến nôn trớ
  • Cho bé nằm khi con vừa mới bú hoặc ăn no
  • Quấn băng rốn cho con quá chặt và một số nguyên nhân khác.
Có thể bạn quan tâm: 5 tư thế cho con bú để bé không nuốt khí vào bụng

Nguyên nhân bệnh lý

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể là do một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy ở trẻ em, viêm đường hô hấp hay do viêm màng não mủ.

3Điều cần làm khi thấy nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Dưới đây những cách xử lý khi thấy nôn trớ ở trẻ sơ sinh:

Vỗ ợ hơi cho bé

Hành động vỗ ợ hơi cho con sau khi bú sẽ giúp tống lượng hơi trong dạ dày mà bé đã nuốt trong khi bú ra ngoài để con dễ tiêu hóa hơn và không bị nôn trớ.

Có thể bạn quan tâm: Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh chuẩn khoa học mà ba mẹ cần làm
Vỗ ợ hơi để tránh nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Vỗ ợ hơi để tránh nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Bế trẻ đúng tư thế

Sau khi cho con bú xong, mẹ cần bế bé cao đầu khoảng 20 phút và vỗ ợ hơi cho bé trước khi cho con nằm để con không bị nôn trớ. Khi cho con nằm, mẹ nên cho bé nằm nghiêng ở bên trái để chắc chắn đầu của bé cao hơn thân người để đẩy khí hơi trong dạ dày ra ngoài.

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Tư thế nằm cho con bú có an toàn hay không?

Mở lỏng tã hoặc quần áo cho bé

Trẻ bị nôn trớ có thể là do mẹ cho con mặc bỉm hoặc quần áo quá chặt. Do đó, ba mẹ cần nới lỏng bỉm để dạ dày của con không bị chèn ép chặt. Điều này sẽ giúp bé không còn bị nôn trớ.

Cho bé dùng men vi sinh

Men vi sinh giúp hình thành và hoàn thiện hệ vi sinh trong đường ruột của trẻ sơ sinh giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn và không bị nôn trớ nhiều. Nhưng ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi cho con sử dụng.

Ấn vào ngực của bé

Khi thấy bé bị nôn trớ, mẹ hãy giữ bé ở tư thế ngửa và dùng 2 ngón tay ấn vuông góc xuống 1/3 ở dưới xương ức. Và dùng 1 đốt ngón tay ấn dưới đường giữa núm vú. Mẹ cần ấn nhanh và làm 5 lần như thế để bé không bị nôn trớ.

Làm thông thoáng đường thở của bé

Khi thực hiện ấn ngực cho bé, ba mẹ hãy dùng dụng cụ hút mũi để hút mũi miệng của trẻ theo thứ tự miệng trước và mũi sau.

4Cách phòng tránh nôn trớ ở trẻ sơ sinh

  • Chia nhỏ bữa ăn của con để giúp bé tiêu hóa dễ dàng hơn và không bị nôn trớ
  • Mẹ cho bé bú ở tư thế phù hợp và cho con bú từ từ để lượng sữa bé nuốt vào vừa đủ
  • Cho bé ngủ ngẩng cao đầu khoảng 30 độ để không bị trào ngược dạ dày ở trẻ trong lúc ngủ
  • Tăng cường bổ sung canxi cho trẻ để các dưỡng chất hàng ngày của con được chuyển hóa đầy đủ sẽ giúp bé không bị nôn trớ.

5Đôi lời từ AVAKids

Hy vọng những chia sẻ của AVAKids về hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh phía trên đây sẽ giúp ba mẹ chăm sóc trẻ 0 - 1 tuổi tốt hơn để con phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Thúy Ngọc tổng hợp

Nhật Quang đã kiểm duyệt

Xem thêm:

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi