Những cách xử trí kịp thời ba mẹ cần biết khi trẻ nhỏ sốt

Đóng góp bởi: Võ Thị Ngọc Hà
Cập nhật 18/12
749 lượt xem

Sốt ở trẻ nhỏ là một triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Sẽ rất nguy hiểm nếu ba mẹ không có biện pháp hạ sốt cho trẻ. Cơn sốt thường diễn tiến rất nhanh, có thể khiến trẻ rơi vào hôn mê, sốt. Để có những nhận biết đúng đắn cũng như cách xử trí kịp thời khi trẻ bị sốt, ba mẹ hãy cùng AVAkids tham khảo lời khuyên từ bác sĩ Nguyễn Thanh Sang nhé!

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang công tác tại khoa Ung bướu - Huyết học, bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh. Bác sĩ nổi tiếng với những bài đăng Facebook chia sẻ các phương pháp điều trị, chăm sóc cho trẻ nhỏ.

1Dấu hiệu trẻ bị sốt

Trẻ bị sốt khi nhiệt độ từ 38 độ C trở lên

Trẻ bị sốt khi nhiệt độ từ 38 độ C trở lên

Trẻ nhỏ bị sốt khi nhiệt độ kẹp nách từ 38 độ C trở lên. Bác sĩ Sang cho biết: khi nhiệt độ kẹp nách của trẻ là 38 độ C thì thân nhiệt của trẻ sẽ là 38.5 độ C. Trường hợp khi nhiệt độ trẻ từ 37 độ C - 37.9 độ C ba mẹ nên đo lại lần hai vào 30 phút sau đó.

Ngoài ra, bác sĩ Sang còn có những lưu ý cho ba mẹ:

  • Nhiệt kế hồng ngoại dễ sai số và không chính xác bằng nhiệt kế kẹp nách trực tiếp. Nhiệt kế thủy ngân khá tốt tuy nhiên dễ vỡ khi bé quấy khóc. Nhiệt kế kẹp nách điện tử là loại ba mẹ được khuyên dùng.
  • Ba mẹ không nên sờ trán để chẩn đoán triệu chứng sốt của trẻ, muốn chắc chắn phải đo bằng nhiệt kế kẹp nách.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị sốt - những kiến thức mà mẹ cần phải biết

2Cách xử trí khi trẻ bị sốt

Đừng ủ ấm hay quấn kín cơ thể khi trẻ sốt

Đừng ủ ấm hay quấn kín cơ thể khi trẻ sốt

Ba mẹ nên bình tĩnh và nhận biết các dấu hiệu của trẻ bị sốt để có cách xử trí phù hợp. Dưới đây là những điều ba mẹ cần làm khi trẻ bị sốt:

  • Ghi lại thời điểm trẻ bắt đầu sốt trên 38 độ C, đó là thông tin quan trọng để bác sĩ xác định việc cần làm khi trẻ được đưa tới phòng khám.
  • Cho trẻ uống một liều hạ sốt paracetamol 10-15mg/kg, sau đó đưa trẻ đến phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất.
  • Cởi bỏ bớt quần áo của trẻ, chỉ nên mặc áo ngắn tay và mặc tã, đừng sợ trẻ lạnh. Việc ủ ấm hoặc quấn kín cơ thể sẽ gây hạn chế thoát nhiệt, khiến thân nhiệt trẻ tăng cao.
  • Không cần lau mát cho trẻ, vì các nghiên cứu hiện nay ghi nhận rằng lau mát và uống hạ sốt KHÔNG hạ nhiệt độ nhanh hơn so với việc uống hạ sốt đơn thuần, thậm chí còn khiến trẻ khó chịu hơn.
  • Mất nước nhanh khi sốt sẽ khiến trẻ đờ đẫn, nên cho trẻ uống thật nhiều nước, tốt nhất là nước có điện giải. Ba mẹ nên chuẩn bị sẵn trong tủ thuốc gia đình thuốc gói oresol cho trẻ. Nếu trẻ dưới 6 tháng thì bú mẹ nhiều nhất có thể để bù lại lượng nước đã mất.
  • Không cần dùng miếng dán hạ sốt vì không có tác dụng.

Trường hợp trẻ co giật do trẻ bị sốt

  • Co giật do sốt không liên quan đến nhiệt độ sốt (cao hay thấp) của trẻ mà thuộc về cơ địa của mỗi trẻ. Nếu trẻ xuất hiện co giật do sốt thì hơn 90% là lành tính và không biến chứng về sau.
  • Quan trọng là khi trẻ co giật ba mẹ phải thật bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng sang trái, móc hết đờm nhớt để đảm bảo đường thở thông thoáng, không chèn lưỡi hay vắt chanh vào miệng trẻ. Đưa trẻ đến ngay bệnh viện sau khi hết co giật.
Bác sĩ Sang chia sẻ:

“Mỗi khi khám trẻ bị sốt, trường hợp bác nghĩ do siêu vi thì đều đặn ba mẹ về nhà nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, uống thật nhiều nước, nước điện giải càng tốt, không lau mát, để yên cho trẻ nghỉ ngơi. Không phải trẻ nào sốt cũng cần nhập viện điều trị, phần lớn ba mẹ có thể theo dõi tại nhà. Khi trẻ có dấu hiệu trở nặng như nôn ói nhiều, thở mệt, tiêu chảy liên tục,… thì nên đến khám lại ngay”.

Có thể bạn quan tâm: Bác sĩ nhi khoa giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sốt, cha mẹ nên làm gì?

3Những trường hợp nên đến ngay bệnh viện

Ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu sốt trên 24 tiếng

Ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu sốt trên 24 tiếng

Phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ bị sốt và có các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt. 80% sốt ở giai đoạn này thường do nhiễm trùng, diễn tiến rất nhanh dẫn đến nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm màng não,…
  • Không chịu uống hay bú sữa mẹ
  • Không thể đánh thức khi trẻ ngủ li bì
  • Có dấu hiệu co giật
  • Nôn tất cả mọi thứ và nôn liên tục
  • Bất kỳ khi nào ba mẹ thấy không ổn.

Khi trẻ nhỏ bị sốt, ba mẹ nên bình tĩnh xử trí và đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời. Ba mẹ không nên tự chăm sóc trẻ tại nhà nếu sốt trên 24 tiếng, hãy đến gặp bác sĩ Nhi khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

1. Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang: https://www.facebook.com/groups/viconvn/posts/1518861341845791/

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi