Có nên cho muối vào thức ăn dặm của trẻ? Dưới 1 tuổi ăn muối được không

Đóng góp bởi: Nguyễn Lê Nhật Minh
Cập nhật 11/07
1066 lượt xem

Việc chọn lựa bột ăn dặm hay các thành phần trong thực đơn của bé luôn là mối bận tâm của các mẹ bỉm. Một trong những thắc mắc mà nhiều ba mẹ đặt ra là liệu có nên cho muối vào thức ăn dặm không. Trẻ sơ sinh ăn nhiều muối có nguy cơ bị tổn thương thận, cao huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch. Vì vậy, mẹ không nên bổ sung thêm muối vào chế độ ăn cho bé dưới 1 tuổi.

1Thừa hay thiếu muối đều khiến trẻ dễ mắc bệnh

Cơ thể của người lớn và trẻ nhỏ đều được điều khiển bởi hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và hệ tiêu hóa để duy trì cân bằng nồng độ muối và các nguyên tố khác. Bất kỳ sự dư thừa hay thiếu hụt vi chất nào cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mọi người.

Khi thiếu muối, cơ thể sẽ thích ứng bằng cách giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi, tạo cảm giác thèm ăn mặn. Tình trạng thiếu muối nặng sẽ có nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe như chuột rút, hoa mắt, chóng mặt và thậm chí tử vong. 

Tuy nhiên, thói quen ăn mặn quá mức có thể dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong máu. Từ đó gây tăng huyết áp, suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan quan trọng, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung thư đường tiêu hóa.

Bột ăn dặm MetaCare 4 vị mặn hộp 200g (7 - 24 tháng)

Bột ăn dặm MetaCare 4 vị mặn hộp 200g (7 - 24 tháng)

2Có nên cho muối vào thức ăn dặm của trẻ không?

Chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi thường còn non nớt và việc cung cấp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho hoạt động của thận. Hơn nữa, đã có các bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ lượng muối lớn trong giai đoạn ăn dặm có thể gây tổn thương cho não bộ của trẻ.

Một điểm quan trọng cần lưu ý là thói quen nêm muối hoặc mắm khi nấu bột, cháo cho trẻ có thể tạo ra thói quen tiêu thụ muối lớn khi trẻ lớn hơn. Tình trạng này có thể dẫn đến các nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và vấn đề về tim mạch trong tương lai.

Vì thế trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ không nên thêm muối hay gia vị vào thức ăn của bé. Lượng muối trong sữa, thực phẩm ăn hàng ngày đã đáp ứng đủ như cầu cần muối của trẻ.

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold bò, rau củ hộp 200g (7 - 24 tháng)

Bột ăn dặm Vinamilk RiDielac Gold bò, rau củ hộp 200g (7 - 24 tháng)

3Trẻ dưới 1 tuổi có thực sự cần muối không?

3.1. Tùy vào từng độ tuổi mà nhu cầu lượng muối sẽ khác nhau

Natri và clo là hai thành phần chính trong muối, đóng vai trò quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể và ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào và các cơ quan. Do đó, việc bổ sung muối là cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, lượng muối cần thiết cho trẻ khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển. Nhu cầu dinh dưỡng được khuyến nghị bởi Bộ Y tế Việt Nam vào ngày 16/6/2016 đã quy định lượng natri/muối cần thiết cho trẻ nhỏ như bảng sau:

Nhóm tuổiNatri (mg/ngày)Muối (mg/ngày)
0 – 5 tháng tuổi1000.3
6 – 11 tháng tuổi6001.5
1 – 2 tuổi< 9002.3

3.2. Không cho muối vào thức ăn dặm có nhạt nhẽo không?

Khi mẹ nếm thử thức ăn của bé, có thể cảm thấy nó khá nhạt nhẽo do vị giác của chúng ta đã quen với muối. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, vị giác của các bé chưa được phát triển và không biết về việc thức ăn có thể ngon hơn nếu có muối. Do đó, các mẹ không nên áp đặt khẩu vị của người lớn lên trẻ.

Bột ăn dặm khởi đầu HiPP sữa, ngũ cốc hộp 250g (từ 4 tháng)

Bột ăn dặm khởi đầu HiPP sữa, ngũ cốc hộp 250g (từ 4 tháng)

3.3. Không cho trẻ ăn muối có thiếu i-ốt không?

Trẻ dưới 1 tuổi không cần ăn muối, vì nhu cầu i-ốt của các bé rất thấp, chỉ khoảng 50 mcg mỗi ngày. Trong chế độ ăn uống của trẻ nhỏ, những thức uống như sữa mẹ, sữa bột và các món ăn hàng ngày như rau củ, cá cũng cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết. 

Khi bé trên 1 tuổi, nhu cầu về i-ốt tăng lên, và lúc này mẹ có thể thêm một chút muối hoặc nước mắm vào bữa ăn của bé. Trong trường hợp này, mẹ nên ưu tiên sử dụng muối đã được bổ sung i-ốt để đảm bảo sức khỏe và phát triển tốt nhất cho trẻ.

Nước mắm Lê Gia ăn dặm cho bé 35°N chai 60 ml (từ 6 tháng)

Nước mắm Lê Gia ăn dặm cho bé 35°N chai 60 ml (từ 6 tháng)

4Lời khuyên cho các bà mẹ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ

4.1. Có thể nêm gia vị nhưng không phải muối

Thay vì sử dụng muối, các mẹ có thể thêm các loại rau gia vị, hương liệu như hành tây, hành lá, tỏi tây vào thức ăn dặm của bé. Những hương liệu tự nhiên này không chỉ tạo hương vị cho món ăn ngon hơn mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của bé.

Ngoài ra, ba mẹ thậm chí có thể dùng một ít hạt tiêu đen hoặc tỏi để làm cho món ăn của bé thêm hấp dẫn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn và phù hợp cho bé, ba mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.

Nước tương hữu cơ Ofukuro chai 100 ml

Nước tương hữu cơ Ofukuro chai 100 ml

4.2. Kiểm tra kỹ nguồn thực phẩm chứa nhiều muối

Hãy tránh sử dụng nước thịt dùng cho gia đình để nấu đồ ăn dặm cho bé, vì chúng thường chứa lượng muối cao. Thay vào đó, mẹ nên nấu riêng đồ ăn cho bé hoặc nấu chung nhưng tách riêng trước khi thêm gia vị. Đồng thời, mẹ đừng quên kiểm tra thành phần trên bao bì thực phẩm cho bé để đảm bảo rằng không có muối được thêm vào.

Đối với phô mai, mẹ nên tìm loại có hàm lượng natri thấp và kiểm tra bao bì cẩn thận, vì lượng muối có thể khác nhau đối với từng loại. Ngoài ra, các mẹ cũng cần tránh sử dụng nước sốt đã làm sẵn, vì chúng thường chứa lượng muối quá cao cho bé.

Phô mai dạng bột Megmilk hũ 50g (từ 6 tháng)

Phô mai dạng bột Megmilk hũ 50g (từ 6 tháng)

5Một số lưu ý khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ

Dưới đây là một số lưu ý mà các ba mẹ cần biết khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ, nhằm đảm bảo dinh dưỡng và phù hợp cho sự phát triển toàn diện của trẻ:

  • Trẻ từ 1 - 2 tuổi có thể bổ sung muối vào thức ăn, nhưng chỉ nên sử dụng một lượng rất ít. Tổng lượng muối bổ sung cho trẻ (qua nước mắm hoặc hạt nêm) nên giới hạn ở mức tối đa 2.3 gam/ngày.
  • Khi nấu đồ ăn dặm, nếu bố mẹ thấy vị của đồ ăn vừa miệng mình, điều đó có thể ngụ ý rằng đồ ăn đó có thể quá mặn cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần điều chỉnh lượng gia vị mắm hoặc muối để đảm bảo rằng đồ ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ. Khi món ăn trở nên nhạt hơn một chút, đó có thể là mức vị vừa phải cho con.
  • Ba mẹ cũng có thể thay thế nước mắm hoặc muối bằng phô mai để làm cho bát đồ ăn dặm của trẻ thêm thơm ngon, hấp dẫn hơn.
Nước mắm Lê Gia ăn dặm cho bé 35°N chai 200 ml (từ 6 tháng)

Nước mắm Lê Gia ăn dặm cho bé 35°N chai 200 ml (từ 6 tháng)

Xem thêm:

Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ có thể có thêm những thông tin hữu ích về việc thêm muối vào thức ăn dặm của trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì hãy gọi ngay tổng đài 1900.866.874 (8:00 - 21:30) hoặc truy cập website avakids.com để được tư vấn mua hàng và hỗ trợ ngay nhé!

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi