Dấu hiệu cúm rubella, bà bầu nên hết sức lưu ý - Gợi ý cách phòng bệnh hiệu quả

Đóng góp bởi: Ngọc Tú
Cập nhật 31/07
5191 lượt xem

Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh Rubella, em bé sẽ có nguy cơ cao bị các khuyết tật bẩm sinh. Khi phát hiện những dấu hiệu cúm Rubella, bà bầu cần hết sức lưu ý và có phương pháp phòng ngừa kịp thời để bảo vệ con.

Cúm Rubella vốn là bệnh lành tính và sau khi khỏi thì người bệnh sẽ có kháng thể bền vững. Tuy nhiên, với những mẹ bầu không may nhiễm bệnh, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng ở em bé, điển hình nhất là hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS).

Cùng AVAKids tìm hiểu thêm các dấu hiệu cúm Rubella bà bầu cần lưu ý và cách phòng ngừa dưới đây nhé!

1Dấu hiệu cúm Rubella bà bầu

Dấu hiệu cúm Rubella bà bầu

Dấu hiệu cúm Rubella bà bầu

Rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, gây ra bởi vi rút thuộc nhóm Rubivirus. Thông thường, thời gian ủ bệnh sẽ khoảng 2 - 3 tuần. Sau đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng như bị cảm cúm.

Đặc trưng của dấu hiệu cúm rubella bà bầu là các triệu chứng như sốt, nổi hạch và phát ban ngoài da.

  • Sốt: Biểu hiện của dấu hiệu cúm rubella bà bầu là nhiệt độ cơ thể sẽ lên khoảng 38.5oC trong vài ngày. Sau khi phát ban thì sốt giảm.
  • Đau nhức người: Đau đầu, đau nhức cơ hoặc khớp, mệt mỏi cũng được xem là một trong những dấu hiệu cúm rubella bà bầu
  • Nổi hạch: Ở các hạch bạch huyết như vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ,... sưng và sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, kéo dài cả sau khi ban biến mất.
  • Phát ban: Nổi mẩn khắp người. Nốt ban có đường kính khoảng 1 - 2mm, hình tròn hay bầu dục. Các nốt có thể nổi riêng hoặc hợp thành từng mảng. Ban sẽ lan dần từ trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân trong 24 giờ.

Cần phân biệt phát ban do Rubella và phát ban do sởi: Ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu (vùng gáy), sau đó lan ra mặt rồi xuống toàn thân. Sau khi ban bay, để lại trên da các vết thâm màu sẫm đặc trưng trên da. Và ban Rubella thường không nổi tuần tự như sởi.

2Biến chứng và dị tật ở trẻ khi mẹ bị Rubella

Khi mẹ bắt đầu có dấu hiệu cúm Rubella bà bầu, vi rút có thể xâm nhập vào bào thai và gây ra những tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bị Rubella khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thì mẹ bầu rất dễ xảy ra các tình trạng như:

  • Sẩy thai
  • Thai chết lưu trong tử cung
  • Sinh non

Trường hợp thai tiếp tục phát triển thì trẻ có khả năng cao mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS). Biểu hiện của hội chứng này là trẻ sinh ra thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng.

Đồng thời, trẻ sẽ xuất hiện các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên), đục giác mạc, vấn đề tim mạch, hẹp eo động mạch phổi, bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ,...

Ngoài ra theo thống kê, tỷ lệ trẻ bị biến chứng và dị tật bẩm sinh thay đổi tùy thuộc vào thời điểm mẹ bầu nhiễm bệnh Rubella.

  • Trường hợp mẹ nhiễm Rubella trong 12 tuần đầu thai kỳ: Thai nhi có hơn 80% nguy cơ bị lây truyền bệnh, dẫn đến trẻ bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) với nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Nếu mẹ mắc bệnh trong khoảng từ 13 đến 20 tuần đầu thai kỳ: Nguy cơ thai nhi bị nhiễm Rubella sẽ giảm dần.
  • Sau 20 tuần thai, nguy cơ trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh là không đáng kể.

Các dấu hiệu cúm Rubella bà bầu thường không được biểu hiện một cách rõ ràng. Một số trường hợp chỉ bị sốt nhẹ hoặc hầu như không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào nên bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Từ đó để lại hậu quả đáng tiếc cho em bé khi sinh ra.

Có thể bạn quan tâm: Triệu chứng cúm A ở trẻ thường thấy nhất mà mẹ cần để ý

3Bị rubella khi mang thai cần làm gì

Sự hỗ trợ chuyên môn là điều quan trọng cho sự khỏe mạnh của mẹ bầu.

Sự hỗ trợ chuyên môn là điều quan trọng cho sự khỏe mạnh của mẹ bầu.

Có thể bạn quan tâm: Cách điều trị cúm A cho trẻ an toàn và hiệu quả nhất

Khi xuất hiện các dấu hiệu cúm Rubella bà bầu cần đến các trung tâm y tế uy tín thăm khám và tiếp nhận tư vấn cụ thể từ bác sĩ. Sự hỗ trợ chuyên môn là điều rất quan trọng và cần thiết cho sự khỏe mạnh của cả mẹ và con.

Đối với trường hợp nhiễm Rubella trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có thể được bác sĩ tư vấn đình chỉ thai kỳ nhằm hạn chế rủi ro sinh ra trẻ bị dị tật. Tuy nhiên, nếu không may nhiễm bệnh thì mẹ bầu cần bình tĩnh vì không phải trường hợp nào cũng phải bỏ thai.

Ngoài ra, đối với những phụ nữ mang thai bị tái nhiễm Rubella (tức là đã từng bị nhiễm rubella hoặc đã tiêm chủng Rubella từ trước khi mang thai) thì bệnh không gây ảnh hưởng đến thai nhi do cơ thể bé đã nhận được kháng thể bảo vệ từ mẹ.

4Cách phòng bệnh hiệu quả: Tiêm sởi quai bị rubella trước khi mang thai

Mẹ nên tiêm sởi quai bị Rubella từ sớm và cách ly với mầm bệnh.

Mẹ nên tiêm sởi quai bị Rubella từ sớm và cách ly với mầm bệnh.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phương pháp hiệu quả nhất là tiêm sởi quai bị Rubella từ sớm và cách ly với mầm bệnh. Vắc xin MMR là một loại vắc xin tổng hợp, chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và Rubella.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách phân biệt các chủng cúm A cho ba mẹ

MMR là một hỗn hợp của virus sống làm suy giảm độc lực giúp cơ thể tạo miễn dịch chủ động của ba bệnh, được sử dụng thông qua tiêm. Trường hợp tiếp xúc mầm bệnh, phải cách ly tầm 8 - 10 ngày trước lúc phát ban và cả sau khi ban biến mất.

Phụ nữ ở giai đoạn từ 15 - 40 tuổi, nếu chưa từng mắc bệnh hoặc chưa chủng ngừa từ bé thì cần tiêm bổ sung vắc xin này. Thực hiện sớm việc tiêm phòng sẽ giúp giảm nguy cơ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi khi mẹ mang thai không may nhiễm bệnh.

Đối với trường hợp không rõ mình từng nhiễm bệnh Rubella hay chưa, mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc cơ sở uy tín thực hiện xét nghiệm kiểm tra kháng thể.

Như các loại vắc xin sống giảm độc lực khác, thành phần vắc xin Rubella không được tiêm ở phụ nữ đang mang thai.

Theo Sở Y Tế khuyến nghị, phụ nữ nên tiêm sởi quai bị Rubella trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Việc tiêm vắc xin từ sớm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả và không ảnh hưởng đến thai nhi. Đồng thời, việc mẹ bầu tiêm đầy đủ các loại vắc xin cũng giúp trẻ sau khi chào đời có được miễn dịch thụ động từ mẹ.

Nhiễm Rubella khi đang mang thai là điều không ai mong muốn. Thế nên khi bắt đầu có dự định mang thai, mẹ cần chủ động thực hiện phòng ngừa các tác nhân gây hại để em bé sinh ra khỏe mạnh. Khi có những dấu hiệu cúm Rubella bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn cách điều trị.

Xem thêm:

Các bài viết của AVAKids chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. AVAKids mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho cả nhà. Hy vọng mẹ bầu trải qua một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Bài viết tổng hợp bởi Ngọc Tú

Kiểm duyệt bởi Thùy Trang

1. https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/phong-benh-rubella-cho-phu-nu-mang-thai-1365

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi