Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng chuẩn chi tiết từng bước

Đóng góp bởi: Nguyễn Thị Hà An
Cập nhật 17/02
803 lượt xem

Khi trẻ chào đời cũng là lúc trẻ bắt đầu thích nghi với môi trường sống bên ngoài hoàn toàn khác so với ở trong bụng mẹ. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh và giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đúng cách thì cùng AVAKids tham khảo qua bài viết sau nhé!

1Các lưu ý khi chăm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

1.1. Chú ý giữ ấm cho trẻ

Hầu như bé sẽ ngủ rất nhiều trong những ngày đầu tiên và gần như ngủ cả ngày. Bé chỉ thức dậy khi bé muốn ăn hoặc tã bị ướt. Việc giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh trong những ngày đầu là rất quan trọng. Nếu bị lạnh, trẻ sẽ dễ dàng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

1.2. Cho trẻ bú đủ khi đói

Khi phải thích nghi với môi trường bên ngoài, trẻ sẽ không còn được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ như trong bụng mẹ. Vì vậy, trẻ sẽ dễ bị đói và rét lạnh do cần nhiều năng lượng hơn để thích nghi với môi trường bên ngoài.

Ngay từ khi chào đời, mẹ cũng cần cho trẻ sơ sinh bú nhiều sữa để đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé bú bất cứ lúc nào trẻ đói chứ không thể cho trẻ sơ sinh bú theo giờ ấn định được. 

Trong trường hợp sữa mẹ chưa về, mẹ nên cho bé bổ sung sữa công thức cho trẻ sơ sinh: Top 15 loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng
Sữa bột Frisolac Gold Pro số 1 800g (0 - 6 tháng)

Sữa bột Frisolac Gold Pro số 1 800g (0 - 6 tháng)

1.3. Sữa non rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ vẫn là thức ăn an toàn và dinh dưỡng nhất. Đặc biệt trong tuần đầu tiên, lượng IgA rất cao có trong sữa mẹ chính là nguồn kháng thể tự nhiên đầu đời và bền vững để bảo vệ bé khỏi những mầm bệnh và phát triển bền vững.

Trẻ được bú sữa non của mẹ sẽ giúp trẻ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi, tiêu chảy hay bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, mẹ hãy tận dụng triệt để lượng sữa non này cho trẻ.

Xem thêm: Top 15 sữa non cho bé tốt được nhiều mẹ tin dùng giúp bé tăng cân, tăng đề kháng

1.4. Chú ý một số biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ

Có thể ba mẹ sẽ lúng túng khi thấy bé có một số thay đổi, dưới đây là một số biểu hiện sinh lý bình thường hay gặp ở trẻ:

  • Bé thường đi ngoài và phân su, phân có màu xanh thẫm, không có mùi hoặc đặc quánh,...
  • Trường hợp đầu của bé có xuất hiện bướu huyết thanh thì cha mẹ không cần lo lắng quá, chỉ cần theo dõi và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ có thể bị nhẹ cân, thiếu tháng nhưng nếu không có biểu hiện bất thường nào thì trẻ có thể xuất viện sau vài ngày.
  • Khi về nhà, ba mẹ cần chăm sóc và theo dõi trẻ cẩn thận, đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường.
Xem thêm: Top 10 các loại bỉm cho trẻ sơ sinh chống hăm tốt hiện nay
Đi vệ sinh ra phân su là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh

Đi vệ sinh ra phân su là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh

2Đặc điểm của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

2.1. Sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Nhiều mẹ nhận thấy và lo lắng rằng cân nặng của trẻ sơ sinh thường thấp hơn lúc vừa mới sinh khoảng 10%. Tuy nhiên, đây là việc hết sức bình thường vì lượng chất lỏng dư thừa bên trong cơ thể bé sẽ biến mất sau vài ngày chào đời.

Theo đó, trẻ sơ sinh bắt đầu tăng cân trong 2 tuần tiếp theo và tăng khá nhanh. Trung bình, cân nặng của bé sẽ tăng khoảng 140 - 250 gram mỗi tuần trong tháng đầu tiên chào đời. Ngoài ra chiều cao của bé cũng có thể tăng khoảng 10 cm ở tháng đầu tiên.

Do đó, bạn không cần phải lo lắng nếu cân nặng bé giảm đi so với khi vừa mới sinh ra. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi không đáp ứng mức cân nặng cơ bản, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi để chẩn đoán nguyên nhân cũng như có được hướng giải quyết kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: 10 lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu
Trẻ sơ sinh thường tăng cân nhanh sau 2 tuần đầu

Trẻ sơ sinh thường tăng cân nhanh sau 2 tuần đầu

2.2. Sự phát triển của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi 

Ở trẻ 1 tháng tuổi, tiếng khóc và tiếng bập bẹ chính là ngôn ngữ bé có thể dùng để giao tiếp với ba mẹ và những người xung quanh. Chính vì thế, phụ huynh cần chơi và nói chuyện với bé mỗi khi con thức để phát triển khả năng ngôn ngữ của bé cũng như xây dựng tình cảm, sự gắn kết giữa ba mẹ và bé.

Khi bé có thể nhận ra, phân biệt được giọng nói, âm thanh hay khuôn mặt quen thuộc của ba mẹ là lúc thính giác và thị giác của bé đã phát triển hơn. Về thể chất, mỗi ngày mẹ nên ở bên cạnh và đặt trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi nằm sấp trong vài phút để phần cơ cổ, lưng, tay và chân của con được phát triển.

Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng cho ba mẹ cần biết
Trẻ 1 tháng tuổi thường dùng tiếng ọ ẹ để giao tiếp

Trẻ 1 tháng tuổi thường dùng tiếng ọ ẹ để giao tiếp

2.3. Sức khỏe của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi 

Trẻ 1 tháng tuổi còn khá non nớt và nhạy cảm nên dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Nếu bé khóc liên tục và mẹ nghĩ rằng con đang có những cơn đau cơ thắt vì hội chứng colic hay khóc dạ đề, mẹ nên xem xét các triệu chứng như: Co đầu gối lên trước ngực, bụng trướng, mắt nhắm chặt/mở to khi khóc,...

Nguy hiểm hơn, khi khóc trẻ sơ sinh có thể nín thở. Để biết được những biểu hiện có phải là do hội chứng này hay không, mẹ cần xem xét các tiêu chí khác như: Trẻ khóc 3 tiếng mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần và kéo dài từ 3 tuần trở lên.

Tiếng khóc của trẻ 1 tháng tuổi không phải lúc nào cũng liên quan đến những vấn đề nghiêm trọng mà có thể là cách bé giao tiếp hoặc đòi ăn. Nếu không biết lý do bé khóc, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nhi để tìm hiểu nguyên nhân. Mẹ cũng lưu ý cho bé tiêm ngừa đầy đủ để tránh bị bệnh nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh thì mẹ cần làm gì?
Tiếng khóc của trẻ không phải lúc nào cũng do trẻ khó chịu hay có bệnh trong người

Tiếng khóc của trẻ không phải lúc nào cũng do trẻ khó chịu hay có bệnh trong người

2.4. Sự phát triển các giác quan của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi 

Mặc dù mới chào đời được 1 tháng nhưng các bộ phận cơ thể của bé đã có sự phát triển. Thông thường, trẻ 1 tháng tuổi đã có thể điều khiển đôi tay để nắm chặt, giật, quơ tay,... Nhiều bé đã biết cười mỉm. Ngoài ra, một số bé khi đặt nằm úp sấp có thể xoay đầu sang trái hoặc phải.

Về khứu giác và xúc giác, bé 1 tháng tuổi có thể phân biệt mùi sữa mẹ. Không những thế, con đã cảm nhận được vị chua hay đắng và có thể tránh né nếu không thích. Nhiều bé có phản ứng tỏ ra yêu thích với những mùi hương dễ chịu và cách cưng nựng nhẹ nhàng.

Về thị giác, trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi có khả năng theo dõi vật đang chuyển động hoặc tập trung nhìn vào một vật cách bé 25 - 30 cm. Ngoài ra, đôi tai của bé có thể nhận ra âm thanh, giọng nói và bé sẽ cố gắng tìm, hướng đến nơi phát ra âm thanh hoặc giọng nói.

Có thể bạn quan tâm: Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh không phải ai cũng biết
Trẻ 1 tháng tuổi có thể nhận biết âm thanh

Trẻ 1 tháng tuổi có thể nhận biết âm thanh

3Các cách chăm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Khi đứa trẻ chào đời, bên cạnh niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ thì cũng không tránh khỏi những lo lắng trong việc chăm sóc bé, nhất là đối với những người lần đầu làm mẹ còn thiếu kinh nghiệm. 

Thực tế, có nhiều mẹ hoang mang mất phương hướng khi chăm sóc con. Nếu các bà mẹ không chuẩn bị sẵn sàng kiến thức cũng như tâm lý sẽ dễ rơi vào trầm cảm sau sinh.

Hiểu được điều đó, Thạc sĩ Dược sĩ Trương Minh Đạt - Giám đốc trung tâm sức khỏe Nhi khoa - Phó viện trưởng viện nghiên cứu Y Dược với hơn 10 năm kinh nghiệm đã chia sẻ với các bà mẹ 10 lưu ý then chốt trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. 

3.1. Tạo kết nối với bé

Đối với trẻ sơ sinh, được gắn kết và đón nhận tình yêu thương từ cha mẹ trong những ngày đầu đời chính là sợi dây kết nối cảm xúc rất đặc biệt. Điều này góp phần vào sự phát triển về mọi mặt của bé như phát triển về mặt thể chất lẫn tinh thần,...

Từ những việc làm đơn giản như bồng bế, ấp ủ bé trong lòng,... hay nhẹ nhàng vuốt ve, thủ thỉ trò chuyện cùng bé cũng là cách mà cha mẹ có thể bắt đầu để gắn kết với bé.

Các em bé cũng rất thích được massage, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Một số loại massage có thể tăng cường liên kết và giúp hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, ba mẹ có thể kích thích thính giác của bé bằng âm thanh như nghe nhạc, đọc truyện,...

Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi các mẹ nên ghi nhớ
Massage làm tăng cường liên kết và hỗ trợ sự phát triển của trẻ

Massage làm tăng cường liên kết và hỗ trợ sự phát triển của trẻ

3.2. Sử dụng tã cho bé

Khi được quấn tã đúng cách, bé sẽ có cảm giác được an toàn và thoải mái. Chính vì thế, mẹ không nên quấn tã quá chặt hay quá lỏng. Quấn tã cho bé quá chặt sẽ khiến con dễ bị nóng và bí bách mà còn làm cho các khớp háng bị duỗi thẳng gây ảnh hưởng đến sự phát triển về xương của trẻ sau này.

Có thể bạn quan tâm: Top 13 loại tã bỉm cho bé được các mẹ tìm kiếm nhiều nhất 2025

3.3. Tắm cho bé

Mẹ cần chuẩn bị nước tắm, khăn tắm, tã, quần áo sơ sinh đầy đủ rồi mới cho bé vào tắm để đảm bảo sau khi tắm xong bé vẫn được giữ ấm cơ thể và tránh bị cảm lạnh. Trong khi tắm, mẹ cần tắm cho bé bằng nước ấm vừa phải, không tùy tiện dùng các loại lá để tắm cho bé vì có thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và sức khỏe của bé.

Có thể bạn quan tâm:Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh mẹ cần chuẩn bị gì?

3.4. Chăm sóc dây rốn

Vệ sinh dây rốn kỹ lưỡng cho trẻ trong 1 tháng đầu là điều rất quan trọng bởi rốn là bộ phận rất dễ bị nhiễm trùng ở trẻ. Mẹ không nên để rốn bị ẩm ướt hay dùng các sản phẩm hóa chất để vệ sinh rốn, chỉ cần để rốn được thoáng khí và vệ sinh bằng nước muối sinh lý hằng ngày thì rốn sẽ mau rụng.

Có thể bạn quan tâm: Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh cực kỳ an toàn mẹ cần biết
Vệ sinh dây rốn kỹ lưỡng vì rốn là bộ phận rất dễ bị nhiễm trùng

Vệ sinh dây rốn kỹ lưỡng vì rốn là bộ phận rất dễ bị nhiễm trùng

3.5. Chăm sóc trẻ khi bú

Khi cho bé bú, mẹ đặt bé nằm nghiêng ngoảnh về phía mẹ sau đó dùng cánh tay để đỡ đầu bé nhằm áp miệng bé vào núm vú của mẹ. Sau khi bú xong, mẹ hãy bế đứng và dùng tay vỗ nhẹ phía sau lưng để bé có thể tiêu hóa sữa và tránh bị sặc.

Một em bé sơ sinh cần được cho ăn mỗi 2 - 3 giờ. Nếu mẹ cho bé ti trực tiếp thì hãy cho bé bú khoảng 10 phút 15 phút ở mỗi bên. Còn đối với sữa công thức, mỗi lần sẽ uống sữa cho trẻ sơ sinh khoảng 60 - 90ml. Lượng sữa bé uống tuỳ thuộc vào thể trạng mỗi bé, mẹ có thể điều chỉnh sao cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Top 10 bình sữa giống ti mẹ nhất dành cho bé không chịu bú bình
Sữa bột Meiji Infant Formula 800g phù hợp cho bé 1 tháng tuổi

Sữa bột Meiji Infant Formula 800g phù hợp cho bé 1 tháng tuổi

3.6. Bảo đảm bé ngủ đủ giấc

Đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi, mẹ phải luôn đặt bé nằm ngửa để ngủ để giảm nguy cơ hội chứng đột tử ở. Ngoài ra, mẹ cũng không nên trang trí gấu bông, đồ chơi búp bê, con thú, quả chuông,... các món đồ chơi cho bé quá nhiều xung quanh chỗ ngủ của bé để tránh làm bé bị ngạt thở,....

3.7. Chăm sóc da, mắt, mũi, lưỡi

Các cơ quan như mắt, mũi, lưỡi, da của trẻ sơ sinh còn rất non và yếu, vì vậy mẹ phải thật cẩn thận khi chăm sóc bé. Mẹ nên tránh để bé tiếp xúc với các loại mỹ phẩm, các sản phẩm chứa hóa chất,...

Mẹ chỉ nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, thay tã ngay khi bị ướt, giữ cho làn da và cơ thể trẻ luôn khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh các bộ phận như mắt, mũi, lưỡi hàng ngày cho bé.

Có thể bạn quan tâm: Cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml (Hộp 40 ống)

Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml (Hộp 40 ống)

3.8. Bế trẻ sơ sinh đúng cách

Việc bế trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách là điều hết sức quan trọng và cần thiết vì hệ xương của bé trong giai đoạn này còn yếu và mềm. Do đó, ba mẹ cần tham khảo cách bế trẻ đúng cách như sau:

  • Dùng một tay đỡ phần đầu và cổ của bé, trong khi tay còn lại đỡ mông đồng thời ôm sát bé vào lòng.
  • Khi bế bé, ba mẹ nên âu yếm và vuốt ve để tạo dựng, kết nối tình cảm cũng như giúp bé phát triển các giác quan.
  • Khi cho bé nằm lên giường, phụ huynh không được dùng gối quá cao để kê đầu cho bé vì có thể ảnh hưởng đến khung xương của con.
  • Lưu ý rằng, bạn tuyệt đối không được bế xốc bé lên, đưa nôi rung lắc quá mạnh vì sẽ khiến cơ thể bé bị tổn thương.

3.9. Cách đội mũ, đeo bao tay, chân cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất cần đội mũ che thóp để che chắn, bảo vệ vùng đầu cũng như tránh bị cảm lạnh. Tuy nhiên, mẹ chỉ cho bé đội mũ che thóp khi trời lạnh, nếu ở trong nhà hoặc nơi không có gió thì mẹ có thể không đội mũ cho bé để phần đầu được thoáng mát.

Các loại bao tay, bao chân và quần áo của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần được chọn lọc kỹ lưỡng. Mẹ nên chọn mua những sản phẩm có chất liệu mềm mại, thông thoáng giúp nâng niu làn da bé. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng nước giặt đồ chuyên dụng cho bé để tránh gây kích ứng da bé.

3.10. Nhiệt độ trẻ sơ sinh

  • Bé sơ sinh thông thường có nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức từ 36.5 - 37 độ C.
  • Khi thân nhiệt bé ở mức 37.5 độ C, mẹ cần cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát, không đắp chăn ủ kín người con đồng thời tăng lượng sữa cho bé bú để giảm nhiệt cơ thể.
  • Bé sẽ bị sốt nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C. Lúc này, mẹ cần dùng nước ấm để lau trán, hai bên nách và bẹn của bé. Nếu vẫn không hạ nhiệt, mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

4Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh thật sự là việc không dễ dàng. Vì vậy, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi cho bé ăn, thay tã hay chăm sóc bé, cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ để loại bỏ các vi khuẩn gây hại.
  • Khi bế hay đặt bé nằm xuống, cha mẹ hãy nhớ đỡ đầu và của con vì khi mới sinh, đầu và cổ của bé còn rất mềm, bé chưa thể tự giữ vững đầu và cổ mình được.
  • Không bao giờ được lắc trẻ sơ sinh vì có hậu quả rất khó lường. Trẻ có thể bị chảy máu trong não, xuất huyết não thậm chí dẫn đến tử vong. Nếu mẹ cần đánh thức bé, hãy gõ nhẹ chân bé hay chạm vào người bé nhé.
  • Khi cho bé đi dạo hay ra ngoài chơi, mẹ cần đặt bé nằm chắc chắn và ngay ngắn trên xe đẩy cho bé, ghế xe ô tô để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Không nên chơi những trò chơi nguy hiểm và dễ làm ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể bé như: Bế xách nách, đặt bé lên chân và nhấc bổng,...
  • Trẻ sơ sinh thường có làn da nhạy cảm, cần được bảo vệ và nâng niu hơn bao giờ hết. Vì vậy ba mẹ nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ có chất liệu mềm và thoáng.
  • Lưu ý không để bé vừa nằm vừa bú vì dễ gây ra tình trạng sặc sữa.
  • Với trẻ sơ sinh chưa đủ tháng, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn để bổ sung dinh dưỡng và giúp bé phát triển tốt hơn.
  • Cần phải nạp đủ lượng sữa cần thiết và không để bé yêu ngủ hơn 4 - 5 tiếng để tránh ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện của trẻ.
top-loai-sua-cho-tre-so-sinh-tu-0-6-thang-tuoi-1

Sữa bột PreNAN 380g (trẻ sơ sinh) dành cho trẻ nhẹ cân, thiếu tháng

Xem thêm: 

Với một số hướng dẫn về cách chăm trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, AVAKids mong rằng cha mẹ đã có thêm thật nhiều kiến thức căn bản và bổ ích để chăm sóc cho bé yêu của mình. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (8:00 - 21:30) để nhận tư vấn nhé!

1. Thạc sĩ Dược sĩ Trương Minh Đạt - Giám đốc trung tâm sức khỏe Nhi khoa - Phó viện trưởng viện nghiên cứu Y Dược.

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi