Sinh mổ lần 1 lần 2 sinh thường được không?

Đóng góp bởi: Ngọc Nguyễn
Cập nhật 01/06
571 lượt xem

Sinh mổ lần 1 lần 2 sinh thường được không? Đây là câu hỏi được nhiều bà bầu mang thai lần 2 thắc mắc. Hãy cùng chuyên mục thai kỳ của AVAKids tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Trước đây, có rất nhiều ý kiến cho rằng: Nếu phụ nữ đã từng trải qua một lần sinh mổ, thì cần phải sinh mổ tiếp tục ở những lần sinh sau đó. Tuy nhiên, điều này hiện chưa có căn cứ xác thực để chứng minh.

Theo dữ liệu cập nhật năm 2013:
  • VBAC (Sinh thường sau khi đã sinh mổ) sau 1 lần sinh mổ có tỷ lệ thành công 70,4%
  • VBAC sau 2 lần sinh mổ trở lên có tỷ lệ thành công 51,4%

Vậy sinh mổ lần 1 lần 2 sinh thường được không? Cùng AVAKids tìm hiểu thông tin nhé!

Các mẹ bầu thường phân vân giữa việc chọn sinh thường hay sinh mổ.

Các mẹ bầu thường phân vân giữa việc chọn sinh thường hay sinh mổ.

1Khi nào mẹ có thể sinh con ngã âm đạo sau mổ lấy thai

Theo Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), để trả lời câu hỏi "sinh mổ lần 1 lần 2 sinh thường được không", bạn cần đáp ứng những điều kiện dưới đây:

  • Có đường rạch tử cung thấp (đường rạch ngang thay vì đường rạch dọc cổ điển)
  • Không có tiền sử vỡ tử cung hoặc phẫu thuật
  • Không có nguy cơ cao mắc các bệnh như: u xơ tử cung hoặc nhau tiền đạo
  • Sinh thường ít nhất một lần trước khi sinh mổ
  • Bắt đầu chuyển dạ ngoài kế hoạch
Nhau tiền đạo (nhau thai tiền): là một biến chứng thường xuất hiện trong giai đoạn đầu thai kì. Tình trạng này xảy ra khi nhau thai nằm ở phần dưới tử cung, khiến cổ tử cung bị lấp một phần hoặc toàn bộ. Nhau tiền đạo có thể gây ra các triệu chứng như: chảy máu âm đạo, đau tử cung, chuột rút,…
Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ theo dõi trước khi lựa chọn hình thức sinh.

Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ theo dõi trước khi lựa chọn hình thức sinh.

Trong trường hợp không đáp ứng đủ các tiêu chí đưa ra, cơ hội thành công sẽ ít đi nhưng bạn vẫn có thể thực hiện sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 nếu muốn. Tất nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để giảm thiểu rủi ro.

Có thể bạn quan tâm: Quá trình sinh thường của mẹ bầu diễn ra như thế nào?

2Khi nào mẹ không nên sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1

Việc thực hiện sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 sẽ làm bà bầu gặp nhiều rủi ro hơn nếu đang nằm trong những trường hợp dưới đây:

  • Trên 35 tuổi
  • Đã từng sinh mổ hơn 3 lần
  • Được chỉ định sinh mổ
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Thai nhi có cân nặng sơ sinh hơn 4kg
Có thể bạn quan tâm: Đẻ bọc điều tốt hay xấu? Có thật sự may mắn không?
Trong một số trường hợp, mẹ bầu được khuyên không nên chọn sinh VBAC.

Trong một số trường hợp, mẹ bầu được khuyên không nên chọn sinh VBAC.

  • Từng có tiền sử khởi phát chuyển dạ (sử dụng thuốc hoặc các phương pháp cơ học để kích thích chuyển dạ, thay vì chờ chuyển dạ tự nhiên)
  • Khoảng cách thời gian giữa 2 lần mang thai dưới 18 tháng
  • Thai nhi đang ở vị trí bất thường như ngôi mông hoặc ngôi ngang
  • Tử cung có dấu hiệu bất thường, dẫn đến bất thường về vị trí của thai nhi
  • Đang mang song thai hoặc đa thai
Có thể bạn quan tâm: Sinh mổ được mấy lần? Mẹ bầu có thể đẻ mổ lần 3 trở lên không?

3Lợi ích khi sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1

Việc thực hiện sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 thành công mang lại một số lợi ích về sức khỏe sau sinh, đây là lý do khiến nhiều mẹ bầu chọn hình thức sinh thường sau khi đã sinh mổ. Lợi ích có thể kể đến như:

Sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ

Nếu bạn có kế hoạch sinh thêm nhiều con trong tương lai, sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 được xem là lựa chọn an toàn. Sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 có thể giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng do mổ lấy thai nhiều lần như: chấn thương bàng quang, nhau tiền đạo và cắt tử cung.

Có thể bạn quan tâm: Chuyển dạ giả: Nguyên nhân và cách phòng tránh
VBAC có thể ngăn ngừa các biến chứng cho mẹ bầu trong những lần mang thai tiếp theo.

VBAC có thể ngăn ngừa các biến chứng cho mẹ bầu trong những lần mang thai tiếp theo.

 Sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 giúp giảm các biến chứng sau phẫu thuật

Việc sinh mổ nhiều lần có thể để lại nhiều biến chứng như: thiếu máu, cục máu đông, tổn thương các cơ quan hoặc nhiễm trùng. Các vấn đề này có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng VBAC.

Cơ thể phục hồi nhanh hơn sau sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1

So với việc mổ lấy thai, sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 cho phép cơ thể và sức khỏe mẹ bầu phục hồi nhanh hơn vì không cần thực hiện bất kì ca phẫu thuật nào.

Trẻ sinh qua sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 sẽ ít mắc các bệnh về hô hấp

Em bé sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 sẽ ít có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp hơn hình thức sinh mổ vì phổi của trẻ được thông thoáng khi đi qua ống sinh.

Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu chuyển dạ tuần 37 mà bà bầu cần lưu ý
Trẻ được sinh bằng hình thức VBAC có thể tránh được các nguy cơ mắc bệnh về hô hấp.

Trẻ được sinh bằng hình thức VBAC có thể tránh được các nguy cơ mắc bệnh về hô hấp.

4Những rủi ro khi sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1

Nếu bạn đáp ứng đủ các tiêu chí yêu cầu, tỷ lệ thành công khi sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 rất cao và hiếm khi gặp biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoài mong đợi, sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 không thành công có thể sẽ dẫn đến các vấn đề sau:

Vỡ tử cung tại vị trí vết sẹo do mổ lấy thai trước đó

Vỡ tử cung có thể dẫn đến mất máu và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, khả năng vỡ tử cung trong VBAC chỉ khoảng 0,5%. Đồng thời, hầu hết các trường hợp vỡ tử cung trong ca sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 đều được kiểm soát trước khi chúng trở nên nghiêm trọng.

Chịu cơn đau chuyển dạ tự nhiên

Nếu dự định sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cho việc phải trải qua cơn đau chuyển dạ tự nhiên trước khi sinh.

Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để phân biệt cơn gò chuyển dạ, cơn gò sinh lý và thai máy?
Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi chọn sinh VBAC.

Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý trước khi chọn sinh VBAC.

Lưu ý, nếu bạn không chịu được cơn đau và yêu cầu mổ lấy thai ngay khi vừa chuyển dạ, nguy cơ gặp phải các biến chứng sau sinh sẽ cao hơn.

5Cần chuẩn bị những gì trước khi sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1

Nếu đang mang thai và muốn sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1, tốt nhất bạn nên trao đổi trước với bác sĩ theo dõi hoặc các chuyên gia để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Khi xác định đã đáp ứng đủ điều kiện để có thể sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1, hãy chọn một bệnh viện uy tín, đầy đủ trang thiết bị hiện đại để sẵn sàng hỗ trợ bạn trong trường hợp khẩn cấp.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn 10 tư thế chuyển dạ nhanh, hiệu quả và giúp giảm đau cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên chủ động chuẩn bị những điều cần thiết trước khi sinh VBAC để tăng tỷ lệ thành công.

Mẹ bầu nên chủ động chuẩn bị những điều cần thiết trước khi sinh VBAC để tăng tỷ lệ thành công.

Một số lưu ý khác giúp làm tăng tỷ lệ thành công sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 như:

  • Bạn nên tìm hiểu và cập nhật đầy đủ thông tin về VBAC
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động cơ thể thường xuyên trong suốt giai đoạn mang thai
  • Nếu có thể, hãy cố gắng chờ chuyển dạ tự nhiên thay vì kích thích khởi phát chuyển dạ
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trường hợp phải mổ lấy thai khi cần
Có thể bạn quan tâm: Gây tê ngoài màng cứng là gì ?

Hy vọng bài viết trên đây của AVAKids đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về sinh thường lần 2 sau sinh mổ lần 1 cho mẹ bầu.

Sinh thường sau khi đã sinh mổ sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho mẹ và bé nhưng cũng có thể gây ra nhiều rủi ro và biến chứng. Mẹ và gia đình cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn hình thức sinh phù hợp và an toàn nhất. Nếu có thể, hãy nhờ đến sự hỗ trợ tư vấn của bác sĩ hoặc các chuyên gia.

Xem thêm:

Ngọc Nguyễn tổng hợp từ Mom Juntion

Hình ảnh: Freepik

1. UpToDate: Choosing the route of delivery after cesarean birth.

2. Association of Ontario Midviwes: Thinking about VBAC: Deciding what’s right for me.

3. Obstetrics & Gynecology: Practice Bulletin No. 184: Vaginal Birth After Cesarean Delivery.

4. ACOG: Vaginal Birth After Cesarean Delivery (VBAC).

5. March of Dimes: Vaginal Birth After Cesarean.

6. RANZCOG: Vaginal Birth after Caesarean Section.

7. National Library of Medicine: Hysterectomy (surgical removal of the womb).

8. Pregnancy birth & baby: Vaginal birth after caesarean (VBAC).

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi