Mối nguy từ việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh mẹ bỉm nên biết

Đóng góp bởi: Võ Như Quỳnh
Cập nhật 23/10
473 lượt xem

Một số kinh nghiệm dân gian cho rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể giúp trẻ nhanh khỏi đau mắt đỏ, nhưng điều này chưa có bằng chứng khoa học và có thể gây nguy hiểm. Mời các mẹ tham khảo bài viết dưới đây của AVAKids để biết thêm thông tin nhé.

1Có nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh không?

Không nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ, vì sữa mẹ tuy có nhiều kháng thể và có khả năng kháng khuẩn tốt nhưng sữa mẹ cũng nhiều dinh dưỡng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên một số trường hợp sẽ làm bệnh nặng thêm.

Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh

Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có trị được đau mắt đỏ không?

Trước đây chưa có kháng sinh nhỏ mắt nên dân gian mới dùng sữa mẹ. Hiện nay đã có nhiều loại kháng sinh nhỏ mắt chuyên dùng do đó không nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng, PGS.TS.BS. Lê Xuân Cung cho biết.

PGS.TS.BS. Lê Xuân Cung là trưởng khoa Giác mạc tại bệnh viện Mắt Trung Ương. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám chữa bệnh về mắt. Bác sĩ cũng hay tư vấn về các bệnh giác mạc trên VTV. 

2Mối nguy khi nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ

Tăng nguy cơ tấn công của vi khuẩn

Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để chữa đau mắt khá quen thuộc với các mẹ nhưng có an toàn hay không thì không gì đảm bảo được. Phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các mẹ chưa lường hết được.

Lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ rất nhiều, nhưng áp dụng mẹo chữa các bệnh về mắt ở trẻ bằng sữa mẹ là không nên. Khi nhỏ sữa vào mắt thì sữa đã tiếp xúc với không khí và chứa nhiều vi khuẩn.

Mặt khác, sữa mẹ chứa nhiều đạm và dinh dưỡng là môi trường lí tưởng để vi khuẩn sinh sôi. Do đó, nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn. 

Có thể bạn quan tâm: Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị té đập đầu phía trước - Dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý

Nguy cơ hỏng mắt 

Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh nếu gặp phải trường hợp bệnh diễn biến nặng hơn sẽ có nguy cơ hỏng mắt. Một số biến chứng có thể gặp như: viêm loét giác mạc, giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa. 

Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng mắt sưng đỏ, có nhiều gỉ mắt làm cho vấn đề nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn. Phần lớn cha mẹ chỉ đưa trẻ đến bệnh viện khi bệnh đã trở nên nghiêm trọng và rất khó để phục hồi.

Có thể bạn quan tâm: Mách ba mẹ những cách sơ cứu hiệu quả khi trẻ bị bong gân và căng cơ

3Cách phòng tránh các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh 

Đôi mắt trẻ sơ sinh còn rất yếu ớt và đặc biệt nhạy cảm. Việc chăm sóc mắt là cần thiết để phòng tránh trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ và các bệnh về mắt khác.

Giữ gìn vệ sinh mắt

Có nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh

Không nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh mà nên lau mắt bằng nước muối chuyên dụng

Đề hạn chế tình trạng viêm, nhiễm trùng vùng mắt, mẹ cần giữ vệ sinh môi trường xung quanh cũng như vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách. Cụ thể:

  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ sẽ hạn chế được vi khuẩn tấn công mắt trẻ.
  • Giường ngủ, chăn gối, đồ chơi cho trẻ sơ sinh, những vị trí trẻ có thể cầm nắm cần được vệ sinh thường xuyên.
  • Vệ sinh mắt của trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9%.
  • Mẹ nên vệ sinh mắt cho bé bằng khăn mặt mềm, nước ấm, bông gòn vô trùng. Khăn lau xong cần giặt phơi ngoài nắng và không dùng khăn này lau các vùng cơ thể khác. Trước và sau khi vệ sinh mắt cho trẻ mẹ cần rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn

Khi vệ sinh mắt, mẹ lau nhẹ nhàng để bé không đau. Trong trường hợp mắt có gỉ khô, chỉ cần nhỏ thêm nước muối và dùng bông gòn lấy nhẹ nhàng, không tì mạnh gây khó chịu cho trẻ.

Cắt móng tay, lau tay co trẻ

Trẻ nhỏ thường hay gãi, dụi mắt. Tay, móng tay là nơi thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ. Tay bẩn dễ dẫn đến nhiễm trùng, vì vậy cha mẹ cần cắt móng tay, lau tay cho trẻ thường xuyên.

Khi mắt trẻ có dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ tới bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Cha mẹ không nên tự ý dùng thuốc, không nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh, hoặc dùng bất kỳ kinh nghiệm gì để điều trị bệnh cho trẻ.

Bảo vệ mắt trẻ khỏi ánh sáng chiếu trực tiếp

Sức khỏe mắt của trẻ sơ sinh còn khá yếu, không thể chịu được ánh sáng mạnh. Vậy nên, cha mẹ hãy chú ý không để mắt của trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng quá mạnh. 

Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn. Nhưng trẻ nên nằm trong tối, ánh sáng của đèn ngủ có thể khiến đôi mắt trẻ tiếp tục hoạt động, đồng tử và cơ mi không được nghỉ ngơi đầy đủ khi có kích thích ánh sáng như thế. 

Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh

Mắt kính thời trang Trẻ em Kitten 22039-C10

Khi bế trẻ đi ra ngoài nên đeo kính chống nắng, chống bụi cho trẻ để bảo vệ và tránh những tổn thương mắt từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời,... Ngay cả khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cũng cần bảo vệ mắt trẻ khỏi ánh nắng mặt trời.

Cách ly trẻ khỏi những người có bệnh về mắt như đau mắt đỏ để đề phòng lây nhiễm, gây ảnh hưởng tới thị lực của trẻ sau này. 

Có thể bạn quan tâm: Gợi ý hướng xử lý đúng cách khi trẻ bị côn trùng cắn

4Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh an toàn

Các mẹ không nên nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để vệ sinh mắt cho trẻ mà nên dùng nước muối sinh lý. Các bước cần thiết để vệ sinh mắt cho trẻ đúng cách như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị nước ấm, nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ sơ sinh, khăn bông mềm, bông tiệt trùng. Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho bé.
  • Bước 2: Thấm miếng bông vào nước muối sinh lý, sau đó dùng để lau mắt theo chiều từ đầu khóe đến đuôi mắt. Mỗi ngày cha mẹ nên thực hiện vệ sinh mắt cho trẻ 2 lần, sáng trước khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ hoặc những khi xuất hiện gỉ mắt. 
  • Bước 3: Sau khi lau mắt xong thì cha mẹ dùng khăn mềm lau mặt cho trẻ. 
Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh được không?

Nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi Fysoline 5 ml (hộp 40 ống)

5Đôi lời từ AVAKids

Bệnh về mắt là một trong các bệnh thường gặp ở trẻ em mà ba mẹ cần chú ý và có cách chữa trị, chăm sóc đúng đắn. Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh là quan niệm không đúng với y học hiện đại. Mong rằng với những thông tin trong bài, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn về cách chăm sóc mắt của trẻ. Nếu trẻ có vấn đề về mắt hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

Các bài viết của AVAKids không có tác dụng thay thế chẩn đoán và điều trị y khoa.

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi