Thụ tinh ống nghiệm là gì? Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm ba mẹ nên biết

Đóng góp bởi: Mai Thị Thu
Cập nhật 01/08
1829 lượt xem

Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp đang được nhiều người biết đến giúp hỗ trợ mang thai cho các cặp vô sinh hiếm muộn. Cùng AVAKids tìm hiểu rõ hơn quy trình thực hiện, chi phí và các thông tin liên quan khác trong bài viết này nhé.

1Thụ tinh ống nghiệm là gì?

Thụ tinh ống nghiệm (viết tắt là IVF - In Vitro Fertilization) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn phổ biến nhất hiện nay. Đây là kỹ thuật để trứng gặp tinh trùng bên ngoài cơ thể. 

Khi kết hợp trứng và tinh trùng thành công sẽ tạo thành phôi thai và chuyển vào lại buồng tử cung của người phụ nữ. Sau một khoảng thời gian phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi như những trường hợp mang thai tự nhiên.

Thụ tinh ống nghiệm là kỹ thuật giúp kết hợp trứng và tinh trùng lại với nhau trong môi trường của phòng thí nghiệm. Tinh trùng được lọc rửa và cấy với trứng trong đĩa môi trường rồi được ủ trong tủ. Trong vài giờ đầu, tinh trùng có thể đi vào trứng và diễn ra quá trình thụ tinh. 

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ các phương pháp tăng khả năng thụ thai hiệu quả

2Ai nên thực hiện phương pháp thụ tinh ống nghiệm?

IVF là phương pháp được xem là an toàn vì chưa có trường hợp nào gặp nguy hiểm đến sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng phù hợp và có khả năng thực hiện phương pháp này. 

Những cặp vợ chồng được chẩn đoán là có nguy cơ vô sinh nhưng khả năng thụ tinh, khả năng sinh sản không hoàn toàn mất đi thì mới có thể thực hiện được thụ tinh ống nghiệm. Và đó là những người có nguyên nhân gây vô sinh sau đây:

  • Vô sinh không rõ nguyên nhân: Vợ hoặc chồng bị vô sinh nhưng bác sĩ không kết luận được nguyên nhân. 
  • Số lượng tinh trùng ít hay tinh trùng yếu

Lượng tinh trùng của người chồng dưới mức trung bình, có bất thường và hình dạng hoặc kích thước, tinh trùng chuyển động yếu,...những dấu hiệu này khiến việc thụ tinh với trứng gặp khó khăn. Vì thế thụ tinh ống nghiệm sẽ giúp việc thụ tinh dễ dàng hơn.

  • Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, vòi trứng bị tổn thương: Tình trạng này khiến trứng khó thụ tinh hoặc sau khi thụ tinh phôi thai khó di chuyển về tử cung để làm tổ và hình thành thai nhi.
  • Rối loạn rụng trứng hay phóng noãn: Đây là tình trạng trứng rụng không thường xuyên không đều khiến quá trình thụ thai diễn ra khó khăn.
  • Đã thắt ống dẫn trứng: Thụ tinh ống nghiệm là phương pháp hiệu quả cho việc mang thai nếu vợ chồng đã thực hiện triệt sản bằng đã thắt ống dẫn trứng.
  • Chức năng buồng trứng suy sớm: Đây là tình trạng chức năng buồng trứng bị mất đi trước 40 tuổi. Khiến lượng estrogen được tạo ra từ buồng trứng không đủ hoặc trứng rụng không thường xuyên.
  • Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi nội mạc nằm bên ngoài tử cung làm ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và khả năng thụ thai.
  • U xơ tử cung: Thường gặp ở những phụ nữ từ 30 - 40 tuổi khi có những khối u (xơ) lành tính xung quanh thành tử cung, làm cho quá trình thụ thai trở nên khó khăn.
Vô sinh hiếm muộn có thể thực hiện thụ tinh ống nghiệm

Những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân có thể thực hiện IVF

3Những xét nghiệm trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Trước khi thực hiện tinh trong ống nghiệm, các cặp vợ chồng sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm sau đây:

  • Kiểm tra chức năng buồng trứng

Trong một vài ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra nồng độ hormone kích thích nang (FSH), estrogen và hormone anti mullerian trong máu người phụ nữ để xác định số lượng và chất lượng trứng. 

Kết quả của các kiểm tra này cùng với kết quả siêu âm buồng trứng, bác sĩ có thể dự đoán được buồng trứng có khả năng phản ứng với thuốc sinh sản hiệu quả hay không.

  • Phân tích tinh dịch: Xét nghiệm này sẽ được thực hiện ở người chồng ngay trước khi bắt đầu chu kỳ thụ tinh ống nghiệm.
  • Sàng lọc các bệnh truyền nhiễm: Các cặp vợ chồng sẽ được thực hiện các xét nghiệm để xem có mắc bệnh truyền nhiễm hay không, trong đó có cả HIV.
  • Thực hiện chuyển phôi giả: Quá trình cấy phôi giả có thể giúp xác định chiều sâu khoang tử cung của người phụ nữ. Mục đích là tăng tỉ lệ thành công khi cấy phôi thật.
  • Khám đánh giá khoang tử cung

Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò trước khi thụ tinh ống nghiệm để kiểm tra khoang tử cung của người phụ nữ. 

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi buồng tử cung để kiểm tra xem có những bất thường nào sau đây không: dính tử cung hoặc tử cung biến dạng, khối u, nhiễm trùng,...

4Quy trình thụ tinh ống nghiệm 

Quy trình thụ tinh ống nghiệm

Quy trình IVF gồm 6 bước theo thứ tự từ trên xuống như hình

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện theo trình tự các bước sau đây.

Bước 1: Kích trứng

Bác sĩ sẽ thực hiện một số thao tác như tiêm hormone nhằm kích thích nang trứng phát triển trong khoảng 10 - 12 ngày.

Sử dụng thuốc nhằm ngăn rụng trứng sớm nếu việc thụ tinh ống nghiệm chưa được thực hiện. Đồng thời, bổ sung progesterone cho niêm mạc tử cung phát triển dày hơn.

Bước 2: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng

Chọc hút trứng được thực hiện trước khi trứng rụng và sau mũi tiêm cuối cùng từ 34 - 36 tiếng. Quá trình này được gây mê nên sẽ không còn cảm giác đau đớn. Lấy tinh trùng có thể thực hiện trước và trữ đông, nếu không sẽ được thực hiện ngay sau khi lấy trứng.

Bước 3: Tạo phôi

Có hai cách thường được thực hiện để tạo phôi trong thụ tinh ống nghiệm đó là: nếu tinh trùng khỏe mạnh thì trộn trực tiếp tinh trùng vào trứng hoặc nếu tinh trùng có chất lượng kém hoặc bị loãng thì tiêm từng tinh trùng khỏe mạnh vào từng trứng trưởng thành.

Bước 4: Chọn phôi để cấy ghép và trữ đông

Sau 2 - 5 ngày kể từ khi phôi được tạo, bác sĩ sẽ cho biết số lượng và chất lượng của phôi. Sau đó sẽ bàn bạc để lựa chọn ra lượng phôi được chuyển vào tử cung và lượng phôi đem trữ đông để cấy ghép trong những lần sau.

Bước 5: Chuyển phôi

Sau khi lấy trứng được 2 - 6 ngày, phôi sẽ được chuyển vào tử cung làm tổ và phát triển phôi thai nếu thấy niêm mạc tử cung thuận lợi cho việc chuyển phôi. 

Đây là giai đoạn khá quan trọng trong thụ tinh ống nghiệm. Nên thời gian 2 tuần sau khi chuyển phôi, cần tiếp tục nghỉ ngơi sinh hoạt khoa học và sử dụng các loại thuốc nội tiết theo chỉ định của bác sĩ.

Bước 6: Thử thai

Bước cuối cùng là thử thai xem liệu người phụ nữ có đang mang thai hay không. Điều này được kiểm tra bằng cách thực hiện xét nghiệm gonadotropin màng đệm người hCG trong máu hoặc nước tiểu, sau 2 tuần chuyển phôi.

Nếu kết quả là mang thai thì sẽ được chăm sóc tiền sản bởi một bác sĩ khoa Sản giỏi. Nếu không, sẽ ngưng dùng progesterone và người phụ nữ có thể có kinh nguyệt trở lại trong khoảng một tuần.

Nếu không xuất hiện kinh nguyệt hoặc bị chảy máu thì cần báo ngay cho bác sĩ. Quá trình chuyển phôi có thể được thực hiện ở chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm: Que thử thai 2 vạch là có thai không? Mách mẹ cách xem que thử thai đúng

5Tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm

Tỷ lệ thành công của phương pháp IVF phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi. Tỷ lệ mang thai thành công sau khi thực hiện IVF ở phụ nữ dưới 35 tuổi là khoảng 41- 43%, với phụ nữ trên 40 tuổi thì chỉ từ 13 - 18%.

Nguyên nhân có sự khác biệt này là do tuổi càng lớn thì chất lượng trứng càng giảm. Vì thế, những phụ nữ trên 40 tuổi thường được khuyên là sử dụng trứng được hiến tặng để tỷ lệ thành công của thụ tinh ống nghiệm được cao hơn.

6Yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ thành công của IVF

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất dinh dưỡng đến từ các loại thực phẩm: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm, cua, rau xanh, trái cây, sữa,...

Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu axit folic và omega 3 như: giá đỗ, ngũ cốc, cam, bưởi, dầu thực vật, dầu cá,...Kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng chất kích thích như: thuốc lá, bia, rượu,...

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên mỗi ngày (đi bộ, tập yoga), tắm bằng nước ấm và vệ sinh vùng kín sạch sẽ với dung dịch vệ sinh. Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi. Đồng thời, không quan hệ tình dục trong giai đoạn thụ tinh ống nghiệm để tránh ảnh hưởng đến phôi thai.

Thụ tinh ống nghiệm

Dung dịch vệ sinh phụ nữ Felce Azzurra hương hoa cúc 250 ml

Không mắc bệnh đường tình dục

Cặp vợ chồng sẽ được kiểm tra xem có mắc các bệnh đường tình dục hay không trước khi thực hiện IVF. Nếu không và sức khỏe người phụ nữ bình thường, tinh trùng mạnh thì tỷ lệ thành công là khá cao.

Độ tuổi làm thụ tinh ống nghiệm

Như đã nói ở phần trước, tuổi càng cao nhất là khi mang thai tuổi 35 trở lên thì chất lượng trứng càng giảm. Do đó độ tuổi càng trẻ thì trứng và tinh trùng càng chất lượng, khi đó tỷ lệ thành công khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm sẽ càng cao.

Điều trị sớm

Sau một năm kể từ khi được chẩn đoán là bị vô sinh hiếm muộn, nếu không sử dụng các biện pháp tránh thai thì nên đi khám để được điều trị sớm và kịp thời. Nếu để quá lâu không điều trị thì tỷ lệ thành công của IVF sẽ có thể giảm xuống.

Trang thiết bị và trình độ chuyên môn của bác sĩ

Muốn thụ tinh ống nghiệm thành công thì yêu cầu đội ngũ bác sĩ phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, trang thiết bị máy móc trong phòng thí nghiệm cần đảm bảo các tiêu chuẩn: vô trùng, sạch sẽ, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí luôn ở mức cao,...

Thụ tinh ống nghiệm sử dụng thiết bị chất lượng

IVF sử dụng trang thiết bị y tế cao cấp và chất lượng

7Tác dụng phụ khi thụ tinh trong ống nghiệm

Tác dụng phụ khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm thường chỉ xảy ra với người phụ nữ sau khi chuyển phôi vào tử cung. Những biểu hiện cụ thể đó là: đau bụng, chướng bụng, xuất hiện dịch âm đạo có dính máu. 

Trường hợp xuất huyết âm dạo, tiểu ra máu, sốt cao hay đau vùng chậu thì cần gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi thụ tinh trong ống nghiệm đó là:

  • Mang thai đôi trở lên: Có nhiều phôi được chuyển vào tử cung trong quá trình chuyển phôi để tăng khả năng mang thai. Do đó, khả năng mang đa thai là khá cao. Theo BabyCenter, có khoảng 20% phụ nữ mang đa thai khi thực hiện IVF.
  • Quá kích buồng trứng: Tình trạng này làm buồng trứng đau và sưng do việc sử dụng thuốc kích thích rụng trứng quá liều.
  • Sẩy thai: Tỷ lệ sẩy thai khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm vào khoảng 15 - 20% và tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng tăng. Trên thực tế, tỷ lệ sẩy thai tăng lên khi sử dụng phôi đông lạnh trong quá trình thực hiện IVF.
  • Biến chứng của việc chọc hút trứng: Việc sử dụng kim để chọc hút trứng có thể làm chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương bàng quang, mạch máu hoặc ruột. Ngoài ra, việc gây mê khi thực hiện kỹ thuật này cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Ung thư buồng trứng: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thuốc sử dụng trong quá trình thụ tinh ống nghiệm có thể hình thành khối u buồng trứng.
  • thai ngoài tử cung: Tỷ lệ phụ nữ mang thai ngoài tử cung khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm là khoảng 2 - 5%.
  • Căng thẳng: Phương pháp này tuy là đem lại cơ hội mang thai cho nhiều cặp vợ chồng nhưng nó cũng khiến họ mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần, bên cạnh sự tốn kém về thời gian và tiền bạc. Vì thế, những lời động viên từ gia đình và bạn bè là rất cần thiết trong lúc này.
Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của việc khám sàng lọc trước khi mang thai và những điều cần lưu ý

8Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm

Chi phí thụ tinh ống nghiệm 1 lần ở các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín thường rơi vào khoảng 70 - 100 triệu, đối với những trường hợp vô sinh hiếm muộn thông thường. Bên cạnh đó, với những trường hợp khó thực hiện thì chi phí có thể cao hơn nhiều.

Chi phí này có vẻ khá cao với nhiều người nhưng nó đem lại hạnh phúc và niềm vui cho gia đình thì số tiền bỏ ra này hoàn toàn xứng đáng. Đồng thời, vì đây là một kỹ thuật khó khăn nên cần sử dụng những thiết bị y tế cao cấp, do đó mà chi phí như vậy là phù hợp với chất lượng.

9Thực hiện thụ tinh ống nghiệm ở đâu?

Phương pháp IVF giúp hỗ trợ sinh sản đang được thực hiện tại nhiều phòng khám, bệnh viện uy tín và đảm bảo chất lượng. Một số nơi có thể kể đến như:

10Đôi lời từ AVAKids

Qua bài viết này có thể thấy thụ tinh ống nghiệm là một trong những phương pháp hiệu quả giúp tăng cơ hội mang thai cho nhiều gia đình. Bên cạnh đó, những thông tin về tác dụng phụ, yếu tố thành công của IVF hay chi phí cũng nên được xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Mai Thu tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm:

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi