Rạn da là tình trạng làn da không theo kịp sự phát triển quá nhanh của cơ thể, chủ yếu thường xảy ra trong giai đoạn mang thai và sau sinh của người mẹ. Bên dưới lớp da thực chất là các mô hỗ trợ cho việc đàn hồi, khi mang thai, da bụng bị kéo căng để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển vì thế xuất hiện tình trạng rạn da.
Bụng là vị trí dễ xảy ra hiện tượng rạn da nhất, sau đó đến mông, cánh tay, đùi,... Màu sắc của vết rạn sẽ tùy thuộc vào sắc tố da của mỗi người. Vì thế, thông thường sẽ là màu hồng nhạt, nâu đỏ, nâu sẫm hoặc tím. Kích thước vết rạn sẽ tùy thuộc vào sự tăng cân của người mẹ khi mang thai, số cân tăng càng ít thì vết rạn càng nhỏ.
Rạn da trắng ở vùng bụng
Rạn da trong thời kỳ mang thai thường xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ. Biểu hiện của rạn da rất dễ nhận thấy khi các đường rãnh màu đỏ hồng, tím xuất hiện trên một số vùng da. Rạn da thường sẽ khiến da khô và căng quá mức nên sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy.
Khi da bạn xuất hiện những vệt trắng thì đó chính là các tế bào da đã bị tổn thương do quá trình kéo căng da bị đẩy lên bề mặt, hình thành nên các vảy khô. Thông thường vết rạn sẽ trải dài theo chiều dọc ở bụng và thường là những đường dày đặc, nằm sát vào nhau tạo thành một mảng gây mất thẩm mỹ.
Biểu hiện của tình trạng rạn da đỏ sau sinh
Đây là tình trạng hàng đầu gây ra các vết rạn da trong thời kỳ mang thai và sau sinh của các mẹ. Để tạo điều kiện cho thai nhi có chỗ phát triển thì cơ thể người mẹ sẽ phải tăng cân nhanh chóng. Do đó bề mặt da bị kéo giãn đột ngột, các tế bào collagen và elastin dưới da bị gãy tạo nên các vết rạn.
Đây là yếu tố thuộc về di truyền và cấu trúc da bẩm sinh của từng người. Nếu bạn sinh ra trong gia đình có người bị rạn da từ nhỏ thì khả năng lớn cơ thể bạn cũng sẽ tồn tại gen rạn da. Trên thế giới đã xuất hiện nhiều trường hợp từ khi còn nhỏ trên cơ thể đã có những vết rạn mà không phải được tạo ra trong quá trình mang thai hay sau sinh.
Tình trạng rạn da này dễ xuất hiện ở những người mang thai khi tuổi còn quá trẻ. Bởi lúc này, làn da còn non nớt, chưa thật sự phát triển hết so với độ tuổi. Vì thế, nếu không phải những trường hợp bất đắc dĩ thì các mẹ nên chọn sinh con ở độ tuổi phù hợp khi làn da bước vào giai đoạn lão hoá, giảm độ đàn hồi khiến da ít rạn hơn.
Thực chất da khô là biểu hiện của các sợi collagen và elastin dưới da đang rất yếu. Vì thế, những người có làn da khô dễ gặp tình trạng rạn da hơn so với những người có làn da dầu. Các chị em cần chú trọng cấp ẩm cho da ở các vùng khác ngoài mặt bằng mỹ phẩm chất lượng để da có độ ẩm nhất định để hạn chế rạn da.
Khi vận động, máu trong cơ thể sẽ được lưu thông tốt hơn. Cơ và da được giãn nở liên tục nên sẽ không gặp tình trạng giãn da đột ngột khi mang thai. Trong thai kỳ, các mẹ nên tránh các bài tập nặng, thay vào đó hãy tập những bài thể dục nhẹ nhàng như yoga hay đi bộ để hạn chế tình trạng rạn da nhé.
Thông thường, từ tháng thứ 3 sẽ bắt đầu xuất hiện vết rạn và nhiều nhất là ở các tháng cuối thai kỳ. Trên thực tế, rạn da là tình trạng không thể trị hết hoàn toàn. Cho dù khi da trở về trạng thái ban đầu thì cũng còn tình trạng nhão, chùng ở các khu vực bị rạn trước đó. Vì thế, rất khó phục hồi các vùng da bị rạn như ban đầu.
Tuy nhiên, mẹ hãy cố gắng để da đạt được trạng thái phục hồi tốt nhất. Đồng thời, mẹ nên thực hiện các biện pháp trị rạn da ngay từ khi vừa mang thai để hạn chế các vết rạn. Đối với các vết rạn nhỏ thì khả năng phục hồi là hoàn toàn có thể nếu các mẹ điều trị đúng cách.
Dầu dừa có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất lành tính. Trong dầu dừa chứa chất béo và nhiều loại vitamin nên rất tốt trong việc hồi phục vết rạn da, tăng sinh collagen, kích thích tăng sinh tế bào mới, duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của làn da.
Cách thực hiện:
Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp dầu dừa với bơ ca cao hoặc nghệ rồi bôi lên da để giúp trị rạn da cho bà bầu nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Dầu dừa được nhiều mẹ áp dụng trị rạn da
Dầu oliu có chứa vitamin E nên có khả năng chống lão hóa và hồi phục làn da hư tổn hiệu quả. Dầu oliu là nguyên liệu được nhiều mẹ tin dùng khi trị rạn da cho bà bầu.
Cách thực hiện:
Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng có thể trộn dầu oliu và bã cà phê đắp lên vùng da bị rạn mỗi tuần 1 lần để giúp tẩy tế bào chết và giúp da căng mịn hơn.
Sữa tươi không những có công dụng làm sáng da mà còn giúp hồi phục và ngăn chặn vết rạn da phát triển.
Cách thực hiện:
Lòng trắng trứng gà có thể giúp tái tạo collagen và hỗ trợ làn da rạn nhanh chóng hồi phục.
Cách thực hiện:
Khoai tây chứa nhiều vitamin C có công dụng phục hồi làn da tối màu và làm trắng da. Ngoài ra, khoai tây còn giúp trị rạn da cho bà bầu hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuối có khả năng phòng chống lão hóa. Do đó, thoa chuối nghiền đều đặn sẽ giúp làn da được hồi sinh và trị rạn da cho bà bầu.
Cách thực hiện:
Bột nghệ có khả năng làm lành sẹo, hạn chế rạn da và hồi phục làn da bị rạn khi mang thai.
Cách thực hiện:
Bơ kết hợp với dầu oliu và vitamin E sẽ giúp hồi phục da và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho làn da. Hỗn hợp này giúp trị rạn da cho bà bầu hiệu quả và an toàn.
Cách thực hiện:
Nha đam có chứa tinh chất chống sẹo và có khả năng làm giảm vết thâm sạm trên da. Ngoài ra, nha đam còn là một nguyên liệu giúp trị rạn da cho bà bầu được nhiều mẹ tin tưởng.
Cách thực hiện:
Các sản phẩm trị rạn da có khả năng cung cấp độ ẩm, giúp da trắng sáng và mềm mại hơn. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ có thể bị ngứa ngáy do khô da và việc dưỡng ẩm là bước vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các vết rạn da.
Cách thực hiện:
Đối với những sản phẩm kem chống rạn, mẹ bầu nên sử dụng ngay từ khi biết mình mang thai để mang lại hiệu quả ngừa rạn tối ưu.
Dầu chăm sóc da mờ sẹo, ngừa rạn da Bio-Oil 125 ml
Kem bôi trị rạn đỏ và rạn trắng Strianix
Da khô là một trong những nguyên nhân đẩy mạnh các vết rạn xuất hiện. Vì thế, các mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên cho da, tránh để da rơi vào tình trạng bị khô làm nguy cơ bị rạn tăng cao. Thực hiện dưỡng ẩm thường xuyên với các loại dầu dưỡng ẩm và bổ sung lượng nước lọc hợp lý cho cơ thể mỗi ngày để da trở nên khỏe mạnh hơn nhé.
Dầu chăm sóc da mờ sẹo, ngừa rạn da Bio-Oil Skincare Oil 60 ml
Một làn da khoẻ mạnh không chỉ dựa vào việc dưỡng ẩm từ bên ngoài mà phải kết hợp với nuôi dưỡng từ bên trong. Để thực hiện điều này, các mẹ cần bổ sung vitamin C, vitamin E từ các thực phẩm lành mạnh giúp da có độ đàn hồi và săn chắc, từ đó hạn chế tình trạng rạn da.
Trong thai kỳ, do cần nuôi dưỡng bào thai vì thế lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể người mẹ khá nhiều. Nhưng các mẹ hãy cân bằng chế độ ăn sao cho khoa học nhất, sử dụng các phương pháp hợp lý để nạp dinh dưỡng nhằm tránh tình trạng tăng nhiều cân gây ra nhiều vết rạn lớn.
Trên đây là tổng hợp 10 mẹo trị rạn da cho bà bầu ngay tại nhà được tổng hợp bởi AVAKids. Được làm mẹ là điều vô cùng hạnh phúc nhưng cũng không kém phần gian nan và vất vã. Do đó, mẹ hãy trang bị thêm nhiều kiến thức hơn để trở thành người mẹ xinh đẹp và khỏe mạnh nhé!
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!