Bài viết dưới dây AVAKids sẽ giải đáp câu hỏi này thông qua phần tư vấn của Thầy thuốc Nhân dân, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đức Thuấn - bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết (Ảnh: Sưu tầm)
Vai trò: cung cấp protein - giúp tạo cơ, xương và tạo máu cho thai nhiThực phẩm chứa nhiều đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu hạt, sữa và các sản phẩm của sữa.
Vai trò: cung cấp năng lượng cho mẹ bầu và thai nhi. Thực phẩm chứa nhiều đạm: cơm, bánh mì, ngũ cốc yến mạch, mật ong, trái cây ngọt.Trung bình mỗi mẹ bầu cần được cung cấp 2500 calo/ngày.
Vai trò: làm dung môi hòa tan các loại vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin D giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn Thực phẩm chứa nhiều chất béo: dầu, mỡ và bơ.
Vai trò: Hỗ trợ tiêu hóa và tránh táo bón. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: trái cây và rau củ tươi
Canxi là chất cần thiết cho sự phát triển hệ xương, răng của bé. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu canxi của người mẹ tăng gấp 10 lần.
Nguồn thực phẩm giàu canxi gồm: tôm, cua, hải sản, sữa, sữa chua, phô mai, cải xanh, xà lách xoong, cam, hạnh nhân. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần bổ sung canxi dạng uống.
Vitamin D3 và FOS (chất xơ) giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Đối với mẹ bầu đang sử dụng sắt trong thai kỳ, thời gian uống canxi và sắt phải cách xa nhau vì sắt hạn chế hấp thu canxi và ngược lại. Vì thế, để đảm bảo hấp thu tối đa, mẹ bầu nên uống Canxi vào buổi sáng và uống sắt vào buổi tối.
Sắt tham gia vào quá trình tạo máu cho cả mẹ và bé, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về sắt của người mẹ tăng gấp 10 lần so với bình thường.
Sắt giúp mẹ và bé tránh được nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, sắt chỉ được bổ sung trong trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Đối với thiếu máu do các nguyên nhân khác, nếu bổ sung thêm sắt có thể dẫn đến ngộ độc sắt. Vì vậy, trước khi bổ sung bất cứ loại thuốc bổ cho bà bầu nào, mẹ bầu cũng cần tham khảo và có sự đồng ý của bác sĩ.
Trung bình, mẹ bầu cần được cung cấp từ 30 - 60mg sắt/ngày từ lúc mang thai đến sau khi sinh ít nhất 1 tháng.
DHA đóng vai trò tăng phát triển trí não và thị lực của em bé. DHA cũng đồng thời cũng giúp mẹ bầu chống lão hóa và chống lại sự tăng cholesterol trong máu.
Trung bình, người mẹ cần được cung cấp 200 - 300mg/ngày.
Đây là yếu tố vi lượng nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ bầu bị thiếu axit folic, nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh sẽ tăng lên.
Hơn nữa, ống thần kinh của em bé được hình thành từ rất sớm, vì vậy, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, cần bổ sung axit folic từ 1 tháng trước khi có thai và kéo dài tới 3 tháng sau khi thụ thai.
Axit folic có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi, sữa bột dinh dưỡng.
Choline tham gia vào quá trình phát triển trí não như giúp đóng ống thần kinh, dẫn truyền myelin. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 450mg choline/ngày.
Choline có nhiều trong thịt, gan trứng, bông cải, đậu nành, sữa bầu.
Mẹ bầu cần duy trì uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước và hạn chế nguy cơ bị táo bón, giảm nguy cơ thiếu nước ối.
Mẹ bầu nên bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cần thiết. Ảnh: Canva
Trong bất cứ trường hợp cần sử dụng thực phẩm bổ sung nào, cũng cần có sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ. Mẹ bầu không nên ăn mặn, không uống các loại chất kích thích như rượu, bia, cà phê, không hút thuốc trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú.
Nhằm đảm bảo người mẹ có một cơ thể khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, đồng thời tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện từ khi còn trong bụng mẹ, cần lưu ý ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho bà bầu, ăn cân đối và theo nhu cầu cơ thể, đặc biệt cần uống đủ nước. AVAKids tin rằng với những thông tin được cung cấp, các mẹ bầu sẽ có cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và an toàn.
Nguyệt Minh tổng hợp
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!
202.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua