Vì sao mẹ nên tập cho trẻ ngủ riêng? Gợi ý mẹo giúp trẻ ngủ tự lập

Đóng góp bởi: Ngọc Nguyễn
Cập nhật 08/09
1033 lượt xem

Theo nhiều nghiên cứu cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, ngủ giường riêng là việc làm khoa học và cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con và duy trì giấc ngủ sâu cho bố mẹ. Tất nhiên, khoảng thời gian đầu xây dựng thói quen này sẽ khá khó khăn bởi trẻ vẫn luôn muốn ngủ cùng bạn, hãy kiên nhẫn. Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp được bạn.

Theo nhiều nghiên cứu, cho trẻ từ 3 tuổi trở lên ngủ giường riêng hoặc phòng riêng là việc làm khoa học và cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con và tạo không gian riêng tư, duy trì giấc ngủ sâu cho bố mẹ.

Tập cho trẻ từ 3 tuổi ngủ riêng là việc làm cần thiết cho trẻ phát triển khỏe mạnh và thông minh.

Tập cho trẻ từ 3 tuổi ngủ riêng là việc làm cần thiết cho trẻ phát triển khỏe mạnh và thông minh. Nguồn: Freepik

Khoảng thời gian đầu xây dựng thói quen này sẽ khá khó khăn bởi trẻ sẽ viện nhiều lý do để được ngủ cùng bạn như:

Phòng con rất ồn”, “Con muốn uống nước”, “Con đói bụng”

“Con nhớ bố/me”,“Con sợ”, “Con không muốn ở một mình”

“Con thấy không khỏe”, hoặc chỉ đơn giản là “Con không ngủ được”

Bạn phải thật cứng rắn và kiên nhẫn, đừng dễ xiêu lòng trước bọn trẻ.

Những lời khuyên dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc tập cho trẻ thói quen ngủ yên trên giường riêng của mình.

1Biến việc ngủ riêng trở thành một cột mốc quan trọng

Ở giai đoạn từ 3 – 6 tuổi, cái tôi của trẻ đã bắt đầu được hình thành, trẻ dần có chính kiến riêng và muốn được tôn trọng. Bạn có thể tặng con những món quà, tổ chức một buổi lễ kỷ niệm, hoặc đơn giản chỉ là đưa ra một lời tuyên bố nhằm đánh dấu cột mốc con bạn bắt đầu chuyển ra ngủ riêng.

Hãy hợp thức hóa việc chuyển ra ngủ riêng của trẻ bằng một cột mốc quan trọng, chúng sẽ cảm thấy được tôn trọng và thoải mái hơn.

Hãy hợp thức hóa việc chuyển ra ngủ riêng của trẻ bằng một cột mốc quan trọng, chúng sẽ cảm thấy được tôn trọng và thoải mái hơn. Nguồn: Freepik

Những lý do có thể được đưa ra là, “Bây giờ con đã vào học mẫu giáo, con đã đủ lớn để ngủ riêng”, hoặc, “Giờ con đã được 4 tuổi, con sẽ có được những đặc quyền mới. Một trong số đó là được ngủ riêng trên chính chiếc giường của mình cùng những món đồ chơi yêu thích”,…

2Xây dựng và duy trì thói quen trước khi đi ngủ

Việc xây dựng và duy trì thực hiện theo các thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ chủ động và thoải mái hơn. Các thói quen không nhất thiết phải quá phức tạp. Hãy ưu tiên lựa chọn những điều con bạn thích để biến đây trở thành khoảng thời gian đặc biệt nhất trong ngày mà trẻ mong đợi.

Đó có thể là đọc vài trang sách hay, nghe những bản nhạc êm tai, ăn nhẹ và sau đó đánh răng, chia sẻ về những điều diễn ra trong ngày hoặc trao một nụ hôn và ôm tạm biết trước khi đi ngủ.

Hãy dành thời gian thực hiện và duy trì các thói quen trước khi đi ngủ cùng với trẻ.

Hãy dành thời gian thực hiện và duy trì các thói quen trước khi đi ngủ cùng với trẻ. Nguồn: Freepik

Duy trì thói quen này mỗi ngày sẽ giúp con bạn biết trước giờ ngủ, bé sẽ cảm thấy an toàn, tự giác hơn và ít bị giật mình thức giấc lúc nửa đêm. Lưu ý: Đừng để bé thực hiện các thói quen một mình, hãy dành thời gian ở cùng con của bạn trước giờ ngủ.

3Hãy nhất quán

Điều quan trọng khi bắt đầu xây dựng thói quen mới là tính nhất quán. Với giấc ngủ cũng vậy, bạn cần đưa ra các nguyên tắc về thời gian và thực hiện đúng.

Giữ cố định thời gian đi ngủ và thức dậy

Tùy vào từng độ tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ mà bạn xây dựng thời gian ngủ phù hợp (tính cả lúc ngủ trưa). Thường thì trẻ càng nhỏ sẽ càng cần nhiều thời gian ngủ.

  • Trẻ mới biết đi: cần 11 - 14 giờ ngủ
  • Trẻ học mẫu giáo: cần 10 - 13 giờ ngủ
  • Trẻ ở độ tuổi đi học: cần 9 - 12 giờ ngủ

Giữ một giờ ngủ - thức dậy đều đặn là một thói quen khoa học, giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Hãy tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giấc.

Hãy tập cho trẻ đi ngủ đúng giờ và dậy đúng giấc. Nguồn: Freepik

Mách bạn: Nếu con chưa biết đọc và xem thời gian, bạn có thể sử dụng một loại đồng hồ đặc biệt dành riêng cho trẻ nhỏ. Kiểu đồng hồ này được thiết kế hiển thị thời gian dưới dạng màu sắc, thay vì dạng số như thông thường.

Bài viết liên quan: Tác hại của việc nuôi con theo cách độc đoán. Bạn có đang mắc phải?

Đừng nhượng bộ

Trường hợp con bạn vẫn chưa chịu ngủ hoặc muốn chạy sang ngủ cùng bạn, hãy nhẹ nhàng giải thích rằng khoảng thời gian cho các thói quen trước khi đi ngủ đã kết thúc, bạn sẽ không tiếp tục trò chuyện, ôm, hôn hoặc ở lại cùng con.

Nếu con bạn rời khỏi giường, hãy nghiêm túc yêu cầu chúng trở lại giường ngủ.

Duy trì sự nhất quán sẽ giúp con bạn tập dần thói quen đi ngủ và có sự chuẩn bị tốt hơn cho ngày mới.

4Thiết kế không gian riêng cho con

Hãy đảm bảo rằng phòng riêng hoặc không gian của con được thiết kế thoải mái, mát mẻ và hỗ trợ tốt cho giấc ngủ. Ưu tiên chọn tông màu tối làm chủ đạo, sử dụng rèm che cản ánh sáng và tuyệt đối không bố trí tivi trong khu vực của con.

Trang trí không gian theo sở thích của con

Hãy sắp xếp nội thất, chọn ga trải giường, chủ đề trang trí,…theo sở thích của trẻ. Hoặc tốt hơn hết, bạn có thể cho phép con tham gia vào khâu thiết kế phòng ngủ để đảm bảo bé thật sự thích thú và muốn dành nhiều thời gian trong khu vực này.

Trang trí không gian ngủ theo sở thích của trẻ sẽ khiến chúng thích thú và thoải mái hơn trước giờ ngủ.

Trang trí không gian ngủ theo sở thích của trẻ sẽ khiến chúng thích thú và thoải mái hơn trước giờ ngủ. Nguồn: Freepik

Chú ý chọn giường phù hợp

Bạn cần xem xét kỹ trước khi lựa chọn giường cho trẻ, đặc biệt là phần kích thước. Đừng vội vàng chuyển bé sang một chiếc giường khổ lớn ngay từ đầu, điều này dễ khiến con cảm thấy bất an. Thay vào đó, bạn nên thay đổi từng loại giường phù hợp với từng độ tuổi và tích cách của bé. Ngoài ra, chọn giường dáng ô tô, lâu đài,…cũng là một gợi ý hay giúp trẻ thích thú hơn.

5Đôi lời từ AVAKids

Những lời khuyên trên đây có thể hữu ích trong việc tập cho trẻ ngủ riêng, hãy thử áp dụng và tùy chỉnh cho phù hợp với thể trạng riêng của bé.

Xây dựng thói quen mới chưa bao giờ là dễ dàng, kể cả với người lớn. Vì vậy, bố mẹ phải thật kiên nhẫn, đôi khi cũng cần lắng nghe ý kiến của con để mọi thứ trở nên nhẹ nhàng hơn.

Ngọc Nguyễn tổng hợp từ Verywellfamily

1. Cleveland Clinic. The sleep fairy and other tricks to help your kid sleep.

2. Sleep Foundation. Perfecting your child’s bedtime routine.

3. Redeker NS, Ordway MR, Banasiak N, et al. Community partnership for healthy sleep: Research protocol. Res Nurs Health. 2018;41(1):19-29. doi:10.1002/nur.21840

4. Sleep Foundation. Children and sleep.

5. American Academy of Pediatrics (AAP). Healthy sleep habits: How many hours does your child need?.

6. Williamson AA, Leichman ES, Walters RM, Mindell JA. Caregiver-perceived sleep outcomes in toddlers sleeping in cribs versus beds. Sleep Med. 2019;54:16‐21. doi:10.1016/j.sleep.2018.10.012

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi