Bé 6 tháng có thể bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ như thịt heo, bò, gà. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mẹ nên cho bé 6 tháng ăn đủ 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, chất xơ và vitamin. Cụ thể bé 6 tháng ăn được gì mời mẹ khám phá ngay dưới đây nhé!
1Bé 6 tháng ăn được gì?
1.1 Nhóm bột đường
Ở nhóm bột đường, mẹ có thể cho bé ăn gạo tẻ và yến mạch. Trẻ 6 tháng mẹ nên nấu theo tỉ lệ 1:10, nghĩa là 1 gạo và 10 nước.
Lưu ý: Mẹ không nên cho bé 6 tháng ăn gạo nếp vì quá đặc khiến trẻ khó ăn.
1.2 Nhóm chất đạm
Đối với nhóm đạm, bé 6 tháng có thể ăn thịt heo, bò, gà và 1/2 lòng đỏ trứng gà. Ở giai đoạn này, mẹ chưa nên cho bé ăn bồ câu, cá đồng, cá biển, hải sản vì hệ tiêu hoá của bé vẫn chưa hoàn thiện.
1.3 Nhóm chất béo
Đối với bé 6 tháng, mỗi ngày mẹ nên bổ sung 5ml dầu ăn dặm hoặc mỡ động vật cho bé . Mẹ có thể dùng dầu oliu, dầu óc chó, dầu mè, dầu cá hồi, mỡ heo, mỡ gà, mỡ cá hồi.
Lưu ý: Mẹ không nên sử dụng dầu thực vật tinh luyện cho bé vì đây là loại dầu không tốt cho sức khoẻ của bé.
1.4 Nhóm chất xơ và vitamin
Chất xơ và vitamin sẽ có nhiều trong rau củ và trái cây. Đối với nhóm rau củ, bé có thể ăn khoai lang, khoai tây, bí ngô, cà rốt, rau cải, rau ngót, rau bó xôi,... Về trái cây thì bé có thể ăn được hầu hết các loại trái cây, mẹ nên chọn quả mềm, dễ ăn như chuối, đu đủ, bơ,...
Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ăn với lượng nhỏ và nghiền nhuyễn ra để bé tập làm quen với thức ăn. Ngoài ra, mẹ nên quan sát xem bé có dấu hiệu dị ứng hay tiêu chảy sau khi ăn không.
Hình minh hoạ các thực phẩm rau củ cho bé 6 tháng
2Liều lượng ăn dặm cho bé 6 tháng
Bé 6 tháng thì mẹ chỉ nên cho ăn dặm 1 bữa/1 ngày. Mỗi bữa khoảng 30 - 60ml cháo xay nhuyễn. Định lượng mỗi bữa ăn như sau:
- Gạo: 10g
- Thịt: 10 - 15g
- Lòng đỏ trứng gà: 1/2 lòng
- Rau củ quả: 10g
- Dầu ăn dặm: 5ml
- Hoa quả: 20 - 50g/ngày
3Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
3.1 Cháo thịt bò
- Cháo thịt bò cà chua
- Cháo thịt bò rau ngót
- Cháo thịt bò cải bó xôi
- Cháo thịt bò khoai tây
- Cháo thịt bò cà rốt khoai tây
- Cháo thịt bò rau mồng tơi
- Cháo thịt bò đậu hà lan
- Cháo thịt bò bí đỏ
- Cháo thịt bò phô mai
3.2 Cháo thịt heo
- Cháo thịt heo bí xanh
- Cháo thịt heo đậu xanh
- Cháo thịt heo rau ngót
- Cháo thịt heo cà rốt
- Cháo thịt heo rau mồng tơi
- Cháo thịt bí đỏ
- Cháo thịt nấm rơm
- Cháo thịt heo khoai tây
- Cháo thịt heo phô mai
- Cháo thịt heo cà rốt khoai tây
- Cháo thịt heo cải bó xôi
- Cháo thịt heo cà chua
3.3 Cháo thịt gà
- Cháo gà ngô, nấm
- Cháo gà bí xanh
- Cháo gà hạt sen
- Cháo gà rau ngót
- Cháo gà bí đỏ
- Cháo gà cà rốt khoai tây
- Cháo gà đậu xanh
- Cháo gà khoai lang
- Cháo gà phô mai
3.4 Cháo trứng gà
- Cháo trứng gà rau mồng tơi
- Cháo trứng gà cà rốt
- Cháo trứng gà yến mạch
- Cháo trứng gà bí đỏ
- Cháo trứng gà phô mai
- Cháo trứng gà khoai lang
- Cháo trứng gà cà chua
- Cháo trứng gà đậu xanh
3.5 Bữa phụ cho bé
4Lưu ý khi cho bé 6 tháng ăn dặm
- Nên chọn thực phẩm tươi sạch, nấu chín kỹ để tránh nguy cơ ngộ độc.
- Tuyệt đối không nêm bất cứ gia vị nào vào thức ăn của bé.
- Khi mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn thức ăn để bé làm quen. Bắt đầu từ tháng thứ 8 mẹ có thể tăng thô cho bé.
- Mẹ không nên ép bé ăn nhiều, ở giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính đối với bé.
- Ưu tiên nấu theo phương pháp hấp, luộc, hạn chế thức ăn chiên xào để đảm bảo sức khoẻ cho bé.
- Mẹ nên quan sát sau mỗi bữa ăn xem bé có dấu hiệu bất thường nào không, mục đích là để xác định bé dị ứng với loại thực phẩm nào.
Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên sẽ giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc bé 6 tháng có thể ăn được và thực đơn phù hợp với bé nhà mình. Nếu bố mẹ còn thắc mắc về vấn đề gì hãy truy cập website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7h30 - 22h00) để được tư vấn và đặt mua nhé!