Bé kém hấp thu chậm tăng cân phải làm sao? Nguyên nhân và cách cải thiện

Đóng góp bởi: Lê Thị Dương
Cập nhật 26/05
51 lượt xem

Bé kém hấp thu, chậm tăng cân mặc dù ăn nhiều là nỗi lo lắng chung của nhiều bố mẹ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé mà còn gây tâm lý tự ti do thấp còi so với bạn bè. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp hiệu quả giúp bé khắc phục tình trạng và tăng cân khỏe mạnh nhé!

1Dấu hiệu nhận biết bé kém hấp thu

Kém hấp thu là tình trạng hệ tiêu hóa của bé không thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất từ thực phẩm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình giúp ba mẹ nhận biết sớm tình trạng này:

  • Chậm tăng cân, suy dinh dưỡng: Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bé chậm tăng cân, thậm chí có nguy cơ suy dinh dưỡng. Dù được ăn uống đầy đủ, bé vẫn không đạt chuẩn về cân nặng và chiều cao so với độ tuổi, cơ thể gầy gò, thiếu sức sống.
  • Rối loạn tiêu hóa: Bé có thể gặp các vấn đề như tiêu chảy kéo dài, phân sống có mùi tanh, nhiều bọt hoặc táo bón thường xuyên, phân vón cục. Ngoài ra, bé hay đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn và ăn không ngon miệng.
  • Thiếu chất dinh dưỡng: Khi bị kém hấp thu, cơ thể bé thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến các biểu hiện như da xanh xao, nhợt nhạt, tóc dễ gãy rụng, móng tay giòn và dễ gãy. Hệ miễn dịch suy yếu khiến bé dễ mắc bệnh, thường xuyên bị cảm cúm, viêm họng.
  • Biếng ăn, mệt Mỏi: Bé có thể ăn ít, hay ngậm thức ăn, quấy khóc, ít vận động. Ngoài ra, tình trạng ngủ không ngon giấc, dễ tỉnh dậy giữa đêm cũng là dấu hiệu đáng lưu ý.
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bé chậm tăng cân, thậm chí có nguy cơ suy dinh dưỡng

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bé chậm tăng cân, thậm chí có nguy cơ suy dinh dưỡng

Xem thêm: Bé 10 tháng biếng ăn, lười ăn phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

2Nguyên nhân khiến bé hấp thu kém chậm tăng cân

2.1 Hệ tiêu hóa hoạt động kém

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu dưỡng chất. Nếu bé mắc các vấn đề như rối loạn hệ vi sinh đường ruột, thiếu men tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích, hệ tiêu hóa sẽ khó hấp thu dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân.

2.2 Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Một chế độ ăn uống thiếu cân đối, không đủ dưỡng chất cần thiết như protein, chất béo, vitamin và khoáng chất có thể khiến bé không đủ năng lượng để phát triển. Việc cho bé ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường hoặc ít chất xơ cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.

2.3 Thiếu men tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột

Men tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột giúp phân giải thức ăn, hỗ trợ hấp thu dưỡng chất. Nếu bé bị thiếu hụt các yếu tố này, quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, khiến bé chậm tăng cân.

2.4 Mắc các bệnh lý

Một số bệnh lý như dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose, bệnh celiac (dị ứng gluten) hoặc các bệnh về gan, tuyến giáp cũng có thể làm suy giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của bé. Những bệnh này có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến sự hấp thu và phát triển.

2.5 Biếng ăn, chán ăn kéo dài

Nếu bé thường xuyên biếng ăn, chán ăn hoặc ăn uống không đúng bữa. Bé không được cân bằng giữa các nhóm chất: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Các bữa ăn hằng ngày nhạt nhẽo, không đủ hấp dẫn khiến bé chán ăn, biếng ăn. Điều này khiến bé dễ bị thiếu hụt chất quan trọng, làm ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe.

Nguyên nhân khiến bé hấp thu kém chậm tăng cân

Nguyên nhân khiến bé hấp thu kém chậm tăng cân

3Cách giúp bé cải thiện hấp thu dinh dưỡng và tăng cân

Bé kém hấp thu và chậm tăng cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Vì vậy, ba mẹ cần áp dụng các biện pháp phù hợp để giúp bé tiêu hóa tốt hơn và hấp thu đầy đủ dưỡng chất.

3.1 Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng là yếu tố quan trọng giúp bé cải thiện khả năng hấp thu. Ba mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như:

  • Chất đạm (protein): Có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành,... giúp phát triển cơ bắp và tăng cân.
  • Chất béo lành mạnh: Dầu oliu, dầu cá, quả bơ giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ hấp thu vitamin tan trong dầu.
  • Vitamin và khoáng chất: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
  • Thực phẩm giàu lợi khuẩn: Sữa chua, men vi sinh giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

3.2 Bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết

Các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như canxi, vitamin D, kẽm, sắt giúp bé phát triển toàn diện. Các loại vitamin nhóm B giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thu. Ngoài các thực phẩm chức năng ra mẹ có thể bổ sung qua thực phẩm tự nhiên như trứng, sữa, rau xanh hoặc dùng thực phẩm chức năng theo tư vấn bác sĩ.

Mẹ có thể bổ sung men vi sinh (probiotics) hay men tiêu hóa, loại men này có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Ba mẹ có thể bổ sung cho bé thông qua thực phẩm tự nhiên như sữa chua hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn và tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc hoặc các thực phẩm chức năng sử dụng cho bé.

3.3. Tăng cường vận động giúp bé hấp thu tốt hơn

Vận động không chỉ giúp bé ăn ngon miệng mà còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ba mẹ nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất như chạy nhảy, đạp xe, bơi lội hoặc đơn giản là chơi đùa ngoài trời để tăng cường trao đổi chất và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Vận động không chỉ giúp bé ăn ngon miệng mà còn kích thích hệ tiêu hóa

Vận động không chỉ giúp bé ăn ngon miệng mà còn kích thích hệ tiêu hóa

4Các sản phẩm hỗ trợ bé kém hấp thu chậm tăng cân

4.1 Sữa dinh dưỡng cho bé kém hấp thu

Sữa dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất quan trọng giúp bé tăng cân và phát triển toàn diện. Mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sữa cho bé suy dinh dưỡng, thấp còi, kém hấp thu thường chứa:

  • Chất béo dễ hấp thu (MCT - Medium Chain Triglycerides): Giúp bé chuyển hóa năng lượng nhanh hơn.
  • Đạm dễ tiêu hóa: Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Vitamin và khoáng chất: Bổ sung các vi chất cần thiết cho sự phát triển.

Gợi ý một số loại sữa bột phổ biến cho bé kém hấp có công thức đặc biệt dành cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân như: 

Sữa bột Friso Gold Pro: Công thức BioPro+ kết hợp 2'-FL HMO, GOSProbiotics trong sữa giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột cùng quy trình LockNutri bảo vệ đạm sữa, đảm bảo trọn vẹn chất dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa và tăng sức đề kháng, miễn dịch cho bé. Bên cạnh đó, nhờ sự phối hợp hiệu quả của DHA, vitamin D và selen mà hệ miễn dịch của bé càng thêm khỏe mạnh, tăng trưởng và phát triển tốt.

Sữa bột Friso Gold Pro số 4 800g (3 - 6 tuổi)

Sữa bột Friso Gold Pro số 4 800g (3 - 6 tuổi)

Xem thêm: Top 10 sữa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bé tốt trên thị trường

Sữa bột Nutifood GrowPLUS+ đỏ: Với hệ prebiotics kép 2-FL HMO và FOS/inulin cùng sắt, kẽm, vitamin A, E, C và selen tăng cường sức đề kháng, hạn chế các bệnh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, chất xơ hòa tan FOS/inulin hỗ trợ hệ tiêu hoá khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ.

Sữa bột Dielac Grow Plus: Với thành phần đạm whey giàu α-Lactalbumin mang lại các axit amin thiết yếu mà cơ thể bé không thể tự tổng hợp được, kết hợp với 38 dưỡng chất cần thiết khác. Sự kết hợp độc đáo của HMO (2’-FL) cùng lợi khuẩn BB-12 giúp tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất, bé tiêu hóa khỏe, ngon miệng hơn.

Sữa bột Nutren Junior: Trong thành phần của sữa bột có đến 50% là đạm whey giá trị sinh học cao, loại đạm này dễ hoà tan và dễ hấp thu. Hãng bổ sung 55 triệu lợi khuẩn (chuẩn Bifidobacterium Longum & Lactobacillus Paracasei) trong mỗi ly pha chuẩn 250 ml sữa Nutren Junior. Thêm vào sữa chất xơ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, qua đó hỗ trợ tiêu hoá và hấp thu tốt hơn đồng thời tăng cường sức đề kháng.

4.2 Men vi sinh và enzyme tiêu hóa

Men vi sinh (probiotics) và men tiêu hóa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của bé.

  • Men vi sinh: Cung cấp lợi khuẩn giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm đầy bụng, táo bón, tiêu chảy.
  • Men tiêu hóa: Hỗ trợ phân giải thức ăn, giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Ba mẹ nên lựa chọn sản phẩm có chứa các lợi khuẩn như Lactobacillus, Bifidobacterium thường có trong sữa chua, sữa chua uống,... Đối với các loại men tiêu hóa ba mẹ không nên tự ý sử dụng mà phải có sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

4.3 Vitamin tổng hợp kích thích ăn ngon, tăng hấp thu

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích bé ăn ngon miệng và hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng. Một số loại vitamin cần thiết cho bé như:

  • Vitamin nhóm B (B1, B6, B12): Giúp bé ăn ngon miệng và tăng cường chuyển hóa năng lượng.
  • Kẽm: Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch.
  • Lysine: Thúc đẩy cảm giác thèm ăn, giúp bé phát triển tốt hơn.

Ba mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé qua thực phẩm tự nhiên hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng. Việc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cần phù hợp với nhu cầu của bé và có sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

5Các câu hỏi thường gặp bé kém hấp thu, chậm tăng cân

5.1 Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân, nguyên nhân do đâu?

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do một số nguyên nhân như: hệ tiêu hóa hoạt động kém dẫn đến không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất từ thực phẩm, rối loạn vi sinh đường ruột, chế độ ăn chưa cân đối hoặc trẻ mắc các bệnh lý tiêu hóa.

5.2 Có nên dùng men vi sinh cho bé kém hấp thu không?

Men vi sinh rất hữu ích cho bé kém hấp thu vì giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Tuy nhiên, ba mẹ nên lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của bé và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5.3 Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Ba mẹ nên đưa bé đi khám nếu bé có các dấu hiệu sau:

  • Chậm tăng cân kéo dài dù ăn uống đầy đủ.
  • Rối loạn tiêu hóa thường xuyên (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, nôn trớ).
  • Dấu hiệu suy dinh dưỡng như da xanh xao, tóc dễ gãy rụng, móng tay giòn.
  • Biếng ăn nghiêm trọng, quấy khóc nhiều, ngủ không ngon giấc.

5.4 Bé kém hấp thu chậm tăng cân có nên cho uống sữa cao năng lượng không?

Sữa cao năng lượng có thể giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé chậm tăng cân. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý:

  • Chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của bé.
  • Không thay thế hoàn toàn bữa ăn chính bằng sữa.
  • Kiểm tra thành phần dinh dưỡng, tránh sữa chứa quá nhiều đường hoặc chất béo không lành mạnh.Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt với bé có vấn đề tiêu hóa.

Xem thêm:

Việc cải thiện hấp thu và giúp bé tăng cân cần sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, sinh hoạt và các sản phẩm hỗ trợ phù hợp. Nếu tình trạng kém hấp thu kéo dài, ba mẹ nên đưa bé đi khám để có giải pháp kịp thời. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ tổng đài 1900.866.874 (8:00 - 21:30) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi