14 dấu hiệu nên cai sữa cho bé và 10 cách cai sữa bé không khóc an toàn hiệu quả

Đóng góp bởi: Nguyễn Bảo Nghi
Cập nhật 26/05
3270 lượt xem

Cai sữa sẽ giúp bé phát triển tiêu hóa và học cách ăn thức ăn khác tốt hơn. Vậy cai sữa cho bé như thế nào? Hãy cùng chuyên mục Chăm sóc bé 0 - 3 tuổi của AVAKids tìm hiểu ngay các cách cai sữa cho bé tại nhà mẹ nhé!

1Mẹ nên cho trẻ bú tối thiểu bao lâu?

Thời gian 6 tháng đầu đời, mẹ bỉm chỉ nuôi con bằng sữa mẹ mà không cần bổ sung thêm thực phẩm khác. Vì sữa mẹ chứa đầy đủ dinh dưỡng giúp bé tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, sau thời gian này thì dinh dưỡng trong sữa bị giảm. Do đó, mẹ nên cho bé uống sữa bột và tập cho bé ăn dặm.

Có thể bạn quan tâm: Top 15 loại sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng
Thực phẩm giàu vitamin C cho bé

Sữa bột ColosBaby IQ Gold 0+ (sữa non) hương vani 800g (0 - 12 tháng)

2Khi nào mẹ nên cai sữa cho bé? Thời điểm nên cho bé bỏ sữa mẹ

Thời điểm cai sữa cho bé khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của bé và sức khỏe của mẹ. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho đến 2 tuổi được khuyến cáo. Mốc thời gian phù hợp để cai sữa cho bé có thể là khi bé thông thạo những kỹ năng như ngồi vững, đi nhanh, leo cầu thang và ăn thức ăn đặc, cùng với phát triển ngôn ngữ và khả năng nói câu ngắn có ý nghĩa.

Thời điểm thích hợp được bác sĩ khuyến cáo là nên cai sữa cho trẻ khi trẻ được 18 đến 24 tháng tuổi và sức khỏe bình thường, không có bệnh tật. Tuy nhiên, thực tế chưa có những quy tắc cụ thể về việc khi nào nên cai sữa cho bé. Tùy vào sức khỏe, thể trạng của trẻ và hoàn cảnh cụ thể mà giai đoạn này có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn thông thường.

Xem thêm: Mách mẹ 4 món cháo thịt heo bông cải xanh cho bé giúp tăng cường hệ miễn dịch
Sữa bột Nutifood GrowPLUS+ xanh hương vani 900g (1 - 2 tuổi) giúp tăng cân - Giao bao bì ngẫu nhiên

Sữa Grow Plus xanh hương vani 900g (1 - 2 tuổi) giúp tăng cân

314 Dấu hiệu cho thấy trẻ sẵn sàng cai sữa

Cai sữa là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của bé và mẹ. Không có thời điểm "đúng" duy nhất để cai sữa, vì vậy mẹ hãy quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để đưa ra quyết định phù hợp nhất nhé. Dưới đây là 9 dấu hiệu thường thấy:

  • Bé quay lưng lại với vú: Đây là dấu hiệu đầu tiên để biết khi nào nên cai sữa cho bé. Lúc được mẹ cho bú, trẻ tỏ ra khó chịu có thể do quá trình mọc răng diễn ra, đồng thời cũng là tín hiệu bé muốn bắt đầu cai sữa mẹ.
  • Bé lắc đầu khi mẹ cho bú: Lúc này, bé đã trở nên cứng cáp và có thể tự kiểm soát hành động bản thân. Việc bé lắc đầu khi được bú có thể bé bị bệnh hoặc bé muốn dần dần tự cai sữa.
  • Bé thường kẹp và cắn đầu vú: Trong quá trình bú mẹ, bé thường xuyên kẹp và cắn đầu vú thì có thể do tư thế bú chưa phù hợp, ngậm không đúng vị trí, bé đã bú no hoặc có thể trẻ muốn tự cai sữa.
  • Bé nôn sữa sau khi bú: Nôn trớ ở trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ là hiện tượng phổ biến. Tuy vậy, mẹ vẫn nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ bị ọc nhiều sữa ra ngoài. Các nguyên nhân thường gặp như trẻ bú quá no, tốc độ dòng chảy sữa mẹ nhanh làm trẻ bú không kịp hoặc bé đã đến thời điểm muốn cai sữa.
  • Bé chơi trong lúc bú: Thay vì tập trung bú thì bé lại hào hứng với những món đồ chơi trẻ em hoặc sự vật xung quanh. Đây chính xác là giai đoạn bé bắt đầu muốn cai sữa.
  • Bé tò mò về thức ăn của người lớn: Bé bắt đầu nhìn chằm chằm vào đĩa thức ăn của mẹ, với tay lấy thức ăn hoặc há miệng khi thấy người lớn ăn. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đã nhận thức được thức ăn và muốn khám phá.
  • Bé ngồi vững và có khả năng kiểm soát đầu cổ tốt: Khả năng ngồi vững và giữ đầu thẳng là điều kiện cần thiết để bé có thể ăn dặm một cách an toàn.
  • Bé biết đẩy lưỡi với thức ăn (phản xạ đẩy lưỡi giảm dần): Phản xạ đẩy lưỡi là phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh để đẩy thức ăn lạ ra khỏi miệng. Khi bé lớn hơn, phản xạ này sẽ giảm dần. Mẹ có thể thử cho bé ăn một ít thức ăn lỏng xem bé có còn đẩy ra không. Nếu bé không đẩy ra nữa, có nghĩa là bé đã sẵn sàng ăn dặm.
  • Bé có thể nhặt thức ăn bằng tay và đưa lên miệng: Khả năng này cho thấy bé đã có sự phối hợp tay mắt tốt và có thể tự mình khám phá thức ăn.
  • Bé có biểu hiện no nê sau khi bú mẹ ít hơn mọi khi: Bé có thể bú ít hơn, thời gian bú ngắn hơn hoặc dễ dàng xao nhãng trong khi bú. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã bắt đầu tìm kiếm nguồn dinh dưỡng khác ngoài sữa mẹ.
  • Bé bắt đầu quan tâm đến cốc, thìa: Bé thích cầm, nắm, gõ cốc, thìa hoặc cố gắng đưa chúng lên miệng.
  • Bé tăng cân đều đặn: Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong năm đầu đời của bé, nhưng khi bé bắt đầu lớn hơn, bé cần thêm các chất dinh dưỡng từ thức ăn để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Nếu bé tăng cân đều đặn, đây là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để bổ sung thêm thức ăn vào chế độ ăn.
  • Bé thể hiện sự hứng thú với việc khám phá thế giới xung quanh: Bé tò mò về mọi thứ và muốn tìm hiểu, khám phá. Thức ăn cũng là một phần của thế giới xung quanh, và bé muốn khám phá nó.
  • Bé không bú đêm nhiều như trước: Một số bé tự giảm dần các cữ bú đêm khi lớn hơn.
Sữa bột Friso Gold Pro số 4 800g (3 - 6 tuổi)

Sữa bột Friso Gold Pro số 4 800g (3 - 6 tuổi)

Có thể mẹ quan tâm về Friso Gold Pro:

410 Cách cai sữa cho bé an toàn hiệu quả

Để xác định chính xác khi nào nên cai sữa cho bé, mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

4.1. Bỏ qua một lần cho bú

Mẹ có thể tập cho trẻ cai sữa bằng cách cho trẻ bú bình với với sữa công thức. Việc giảm số lần cho bú cho trẻ được kéo dài trong khoảng vài tuần để trẻ có thời gian tập quen dần việc không bú sữa mẹ. Ngoài ra, bé uống sữa mẹ ít hơn sẽ giúp nguồn sữa trong cơ thể mẹ giảm đi từ từ, không làm vú bị căng hoặc nhiễm trùng. 

Sữa bột Friso Gold số 3 1.4 kg (1 - 2 tuổi)

Sữa bột Friso Gold số 3 1.4 kg (1 - 2 tuổi)

4.2. Rút ngắn thời gian mỗi lần cho bú

Để biết khi nào nên cai sữa cho bé đạt hiệu quả, mẹ nên lên kế hoạch cụ thể. Mẹ có thể rút ngắn thời gian cho bé bú để giúp bé bỏ sữa mẹ từ từ. Chẳng hạn, nếu bình thường trẻ bú mẹ trong 5 phút thì bây giờ mẹ sẽ rút ngắn khoảng thời gian này lại còn khoảng 4 phút, 3 phút rồi 2 phút sao cho bé cai được sữa mẹ mà không đòi nữa.

4.3. Trì hoãn việc cho bú và đánh lạc hướng trẻ

Khi nào nên cai sữa cho bé? Bằng cách đánh lạc hướng bé với những món đồ chơi giáo dục, bài hát hoặc đẩy xe đi dạo,... mẹ có thể làm bé không tập trung vào việc đòi bú. Thay vì bình thường khoảng cách mỗi lần bú của bé là 3 tiếng thì ở tháng thứ 9 của trẻ, mẹ có thể kéo dài khoảng cách mỗi lần bú cách nhau khoảng 4 - 5 tiếng.

Xem thêm: Uống thuốc tiêu sữa bao lâu thì hết sữa? Cách nhanh hết sữa không dùng thuốc

4.4. Tăng cường bữa ăn dặm

Để hiểu rõ khi nào nên cai sữa cho bé thì mẹ hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của con. Trong quá trình cai sữa cho trẻ, mẹ cần cho trẻ sử dụng thêm sữa công thức để bé không bị đói. Bên cạnh đó, từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ nên bổ sung món ăn dặm để đáp ứng đủ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ cách nấu cháo ăn dặm cho bé 6 tháng siêu ngon

4.5. Không tự nguyện cho trẻ bú

Trong giai đoạn cai sữa cho bé, mẹ chỉ nên cho bú khi bé đòi. Hạn chế tình trạng mẹ chủ động cho bé bú sẽ làm bé khó cai sữa hơn. Tuy nhiên, trường hợp trẻ quấy khóc dữ dội thì mẹ nên xem xét lại quá việc khi nào nên cai sữa cho bé có đang diễn ra quá nhanh không. Từ đó, mẹ điều chỉnh lại để việc cai sữa diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

4.6. Sử dụng ti giả để quên ti mẹ

Khi nào nên cai sữa cho bé chính là khi mẹ có thể mua các loại ti giả cho bé dùng. Loại ti giả sẽ đánh lừa cảm nhận của bé, dần dần bé sẽ quên ti mẹ và không đòi bú nữa. Để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên chọn mua ở cửa hàng uy tín. Ngoài ra, tránh lạm dụng ti giả vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

4.7. Thay thế từng bữa sữa

Để bé cai sữa mà không bị đói hay thiếu chất dinh dưỡng, mẹ có thể tăng cường ăn dặm cho bé. Mẹ có thể cho bé ăn những bữa phụ như bánh flan, bánh quy, trái cây cắt nhỏ hoặc trái cây nghiền để bé không cảm thấy đói và không thèm sữa mẹ. Đây là cách cai sữa cho bé khá hiệu quả.

4.8. Dùng cloxit cai sữa cho bé 

Cloxit là một loại thuốc đắng thường được mẹ dùng như một cách cai sữa cho bé theo phương pháp dân gian. Bằng cách nghiền nát cloxit và pha với một ít nước, mẹ sẽ tạo ra một hỗn hợp có vị đắng. 

Bôi hỗn hợp cloxit này lên ti mẹ và khi bé ngậm ti, bé sẽ cảm nhận được vị đắng và sẽ tự ngừng việc bú. Sau một số lần áp dụng phương pháp này, bé có thể không muốn ti mẹ nữa.

Có thể bạn quan tâm: Góc giải đáp: Có nên xin sữa mẹ cho con uống?

4.9. Chuyển dần từ sữa mẹ sang sữa công thức

Nếu muốn cai sữa cho bé trước khi con 1 tuổi, mẹ nên bắt đầu bằng cách cho bé uống một ít sữa bột. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé uống một lượng nhỏ để theo dõi cơ thể bé phản ứng thế nào. 

Khi bắt đầu cai sữa cho bé, mẹ nên cho bé uống sữa mẹ trước khi uống sữa bột. Khi bé đã quen, mẹ có thể đổi ngược lại, cho bé uống sữa bột trước khi bú sữa mẹ. Sau khi bé đã ngưng bú sữa mẹ, mẹ có thể cho bé uống nước bằng cốc mỏ vịt thay vì uống bằng bình.

4.10. Sử dụng trà cây xô thơm 

Một cách cai sữa cho bé mà mẹ bỉm có thể áp dụng là sử dụng trà cây xô thơm để làm giảm lượng sữa. Trà xô thơm chứa estrogen tự nhiên, có khả năng làm giảm sự tiết sữa.

Cách làm: 

  • Để làm trà xô thơm, mẹ cần cho một thìa lá xô thơm sấy khô vào một cốc nước nóng và để trong khoảng 15 phút. 
  • Thêm ít mật ong để làm giảm vị đắng của trà. 
  • Uống mỗi 6 giờ sẽ giúp giảm sữa nhanh chóng.

Xem thêm: 

5Cách giảm căng tức ngực cho mẹ khi cai sữa

5.1. Biện pháp phòng ngừa viêm vú

Phụ nữ sau khi ngừng cho con bú có nguy cơ bị viêm vú do nhiễm trùng và dẫn đến các triệu chứng đau nhức. Để phòng ngừa tình trạng này, mẹ bỉm nên tham khảo những lời khuyên sau đây:

  • Thực hiện việc cai sữa cho bé, giảm dần các lần bú để tránh tình trạng sữa tích tụ bên trong mô vú. Đồng thời việc này cũng cơ thể mẹ có thêm thời gian để giảm dần nguồn sữa.
  • Vệ sinh, chăm sóc cẩn thận vùng mô vú để phòng ngừa trường hợp vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết thương hở, vết loét gây ra nhiễm trùng hoặc viêm vú.
  • Lựa chọn dụng cụ hút sữa an toàn và phù hợp với cơ thể mẹ.

Một số triệu chứng của viêm vú như sốt, nổi mụn đỏ cứng ngay trong thời gian cho bé cai sữa. Nếu bạn có một trong những dấu hiệu trên hãy đến gặp bác sĩ chuyên môn để được điều trị sớm nhất.

Máy hút sữa điện đơn Gluck Baby GP31

Máy hút sữa điện đơn Gluck Baby GP31

5.2. Khắc phục triệu chứng đau ngực và căng sữa

Nếu mẹ xuất hiện các triệu chứng đau ngực hoặc căng sữa thì có thể tham khảo các biện pháp khắc phục dưới đây:

  • Để giảm đau, giảm viêm, các mẹ có thể dùng túi chườm lạnh hoặc thuốc giảm đau, chống viêm như paracetamol, nosteroid.
  • Để giảm áp lực của nguồn sữa, mẹ có thể dùng tay vắt một ít sữa ra khỏi mô vú, lưu ý không nên vắt hết sữa tránh tình trạng kích thích ngực tiết sữa nhiều hơn.
Xem thêm: 8 cách hết căng tức ngực khi cho bé cai sữa mẹ không đau cực hiệu quả
Khắc phục triệu chứng đau ngực và căng sữa bằng cách vắt 1 ít sữa ra ngoài

5.3. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn

Khi mẹ dần dần cai sữa cho bé ổn định thì nội tiết tốt cũng dần thay đổi theo. Thời gian đầu mẹ có thể cảm thấy hơi khó khăn và mất đi sự gần gũi với con. Tuy nhiên, mối quan hệ của mẹ và bé sẽ sâu đậm hơn qua thời gian chăm sóc và nuôi dưỡng bé. Mẹ có thể áp dụng vài mẹo nhỏ sau đây nếu bị thay đổi cảm xúc:

  • Mẹ bỉm cần được nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để góp phần điều chỉnh nội tiết tố cơ thể, giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
  • Dành thời gian nói chuyện với bạn bè, người thân hoặc tìm đến chuyên gia tâm lý.
  • Tham gia các hoạt động theo sở thích của bản thân.
Xem thêm: 9 cách làm mất sữa tự nhiên, mẹo tiêu sữa nhanh khi cai sữa an toàn

7Một số câu hỏi thường gặp khi cai sữa cho bé

6.1. Có nên cai sữa khi trẻ biếng ăn không?

Đối với trẻ biếng ăn, mẹ không nên cai sữa ngay mà vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cần quan sát thể trạng để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó mẹ chọn ra giải pháp cai sữa hữu hiệu. Trong khi trẻ còn bú sữa mẹ, mẹ cũng dần rút ngắn thời gian và tần suất bú để bé tập quen và dễ dàng cai sữa hơn.

6.2. Làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng khi bé ngưng bú mẹ?

Mẹ nên thực hiện việc cai sữa cho bé từ từ để bé dần dần thích nghi. Sau đó, mẹ cũng cần lưu ý để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé khi ngưng bú mẹ.

  • Thay thế bằng sữa công thức: Việc này vô cùng quan trọng vì giúp bé được cung cấp thêm chất dinh dưỡng hỗ trợ cho sự phát triển trong những năm đầu đời. Mẹ nên lựa chọn loại sữa công thức phù hợp với độ tuổi của bé nhằm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất quan trọng nhất.
  • Bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn: Trẻ từ 6 tháng tuổi cần được tăng cường dưỡng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mẹ nên cho bé làm quen từ ăn loãng đến đặc, từ ít đến nhiều và đa dạng các loại thực phẩm. Điều này sẽ giúp bé không bị thiếu hụt nguồn dinh dưỡng thiết yếu để phát triển.

6.3. Cai sữa đột ngột cho trẻ có ảnh hưởng gì không?

Trẻ cần thời gian để thích nghi với việc không bú mẹ, do đó khi cai sữa đột ngột cho trẻ có thể dẫn đến những ảnh hưởng không hay cho cả mẹ và bé.

  • Đối với mẹ: Khi cai sữa đột ngột, cơ thể mẹ có thể gặp phải tình trạng căng sữa, sữa không thoát được ra ngoài, khiến các ống dẫn bị tắc và có nguy cơ bị viêm vú.
  • Đối với trẻ: Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có khả năng ngăn ngừa một số bệnh thông thường. Vì vậy, khi trẻ bị cai sữa đột ngột, trẻ dễ bị ốm hơn và ảnh hưởng đến tâm lý như khó chịu và cáu gắt.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm món ăn dặm từ sữa công thức cực kỳ đơn giản 

6.4. Có nên vắt sữa khi cai sữa không?

Mẹ có nên vắt sữa khi cai sữa không? Câu trả lời là có, bởi vì khi mẹ cai sữa cho bé, lượng sữa mẹ tiết ra sẽ giảm dần chứ không dừng lại ngay lập tức được. Việc mẹ vắt bớt sữa ra sẽ giúp giảm căng tức ngực, phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa khó chịu, và cũng giảm nguy cơ bị viêm vú nữa đó ạ.

Xem thêm: Gợi ý 20+ món ăn dặm từ sữa mẹ thơm ngon hấp dẫn

7Một số lưu ý khi cai sữa cho bé

  • Vì mỗi bé có cơ địa và sự phát triển khác nhau nên mẹ không nên cai sữa đột ngột. Nếu ngắt sữa đột ngột, con rất dễ bị ốm và ảnh hưởng đến tâm lý, hay khó chịu và cáu gắt.
  • Vì cai sữa là một quá trình dài nên nếu tâm lý của mẹ không tốt, trẻ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng xấu về cả tâm lý lẫn sức khỏe.
  • Mẹ có thể dùng khăn thấm nước để vệ sinh đầu ti, thường xuyên massage nhẹ nhàng để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Mẹ đừng cáu gắt hay khó chịu khi con chưa kịp thích nghi. Vì quá trình cai sữa cần nhiều thời gian, nên mẹ hãy bình tĩnh và có kế hoạch cụ thể để cùng con vượt qua giai đoạn này.
  • Nếu trẻ có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe, mẹ đừng ép bé cai sữa. Trẻ sẽ dễ bị ốm, sang chấn tâm lý và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con
  • Trong giai đoạn này, cả mẹ và bé sẽ phải trải qua nhiều khó khăn, áp lực. Vì vậy, sẽ thật tốt nếu bên cạnh mẹ có một người giúp đỡ chăm bé và san sẻ, tâm sự với mẹ.
  • Mẹ nên lựa chọn thời tiết phù hợp trong quá trình cai sữa để đạt hiệu quả tốt, tránh thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh để giúp bé không bị ốm bệnh.

Xem thêm:

Qua bài viết trên, hy vọng mẹ chọn được thời điểm cai sữa tốt nhất cho bé và cách thực hiện hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy truy cập website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 (8:00 - 21:30) để được giải đáp và tư vấn mua hàng nhanh chóng.

1. https://giadinh.suckhoedoisong.vn/thoi-diem-nen-cai-sua-cho-be-172101201093316224.htm

2. https://www.healthline.com/health/breastfeeding/when-to-stop-breastfeeding

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi