Thông thường tim thai sẽ xuất hiện ở tuần thứ 7 của thai kỳ, lúc này các cha mẹ có thể bắt đầu nghe được nhịp tim của bé. Lúc này nhịp đập sẽ rơi vào khoảng 110 lần/phút và tăng lên 150 - 170 nhịp/phút trong vòng 2 tuần sau đó, lúc này tim của bé sẽ đập nhanh gấp 2 lần tim của mẹ bầu.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có thể đo được nhịp tim của bé sớm hơn ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6, nhưng cũng có thể trễ hơn ở tuần thứ 8 hoặc tuần thứ 10 nên các cha mẹ cứ yên tâm nhé!
Tim thai xuất hiện ở khoảng tuần thứ 7
Trong quá trình mang thai, ở ngày thứ 16 phôi thai sẽ xuất hiện hai mạch máu để hình thành hai ống dẫn của tim. Đến tuần 5 của thai kỳ, lúc này phôi thai bắt đầu có hình hài và ống thần kinh đã được hình thành.
Cho đến cuối tuần thứ 5, các hạt nhỏ ở trong phôi bắt đầu hình thành, làm tiền đề cho quá trình phát triển tim thai. Tuy nhiên, phải sang đến tuần thứ 7, tim thai mới lớn dần và phân chia thành hai buồng trái và phải.
Ở tuần thứ 11, tim thai sẽ bắt đầu đập nhẹ và gần như hoàn thiện cho đến khoảng tuần thứ 12. Tiếp đó, tuần thứ 14 tim thai của bé sẽ đập rõ hơn, sang đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu khoảng 24 lít/ngày và bắt đầu phát triển. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh và đảm nhiệm được chức năng của mình.
Sau đó ở các tuần tiếp theo thai nhi sẽ ngày càng phát triển, cho đến khoảng tuần thứ 20 thì các cha mẹ có thể nghe được nhịp tim của trẻ rõ ràng hơn.
Quá trình hình thành tim thai của bé trong bụng mẹ
Như đã nói ở trên, thông thường trong khoảng tuần thứ 7 đến 8 thì đã bắt đầu có tim thai, thời điểm này các mẹ nên đi siêu âm nhé! Trong lần siêu âm đầu tiên các bác sĩ sẽ kiểm tra một số vấn đề như:
Thời điểm siêu âm tim thai sẽ vào khoảng tháng thứ 7
Đo nhịp tim trong giai đoạn thai kỳ sẽ giúp bác sĩ đánh giá được sức khỏe của mẹ và bé cũng như các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra để có biện pháp xử lý nhanh chóng và an toàn.
Ở tuần thứ 16 nhịp tim của thai nhi sẽ đập trong khoảng 120 - 160 lần/phút, có thể tăng lên 180 lần/phút trong quá trình em bé cử động nhiều. Cũng theo các chuyên gia cho biết, giai đoạn mẹ bầu chuyển dạ, nhịp tim bé tốt nhất khi đạt 110 - 160 lần/phút.
Lưu ý: Cũng giống như nhịp tim của mẹ, khi bé cử động nhiều đều có thể dẫn tới thay đổi nhịp tim nên cha mẹ không phải lo lắng nhé!
Nhịp tim thai nhi hoạt động nhanh khi mẹ chuyển dạ, lúc này em bé cần nhiều oxy hơn, tim thai co bóp và đập nhanh hơn, có thể tăng ít nhất 15 lần/phút và thường kéo dài trong khoảng 15 giây.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhịp tim của bé tăng nhanh đột ngột khi chuyển dạ thì cần lưu ý, có thể đó là dấu hiệu của việc suy tim, cần sự can thiệp kịp thời để đảm toàn cho mẹ và bé.
Một số cách mà hầu hết các bác sĩ thường sử dụng khi gặp trường hợp này phải kể đến như:
Khi tim thai bị yếu nguy hiểm hơn rất nhiều so với nhịp tim đập nhanh. Trong tuần thứ 6 - 8 của thai kỳ, nếu tim thai đập dưới 70 lần/phút thì nguy cơ sảy thai lên đến 90%. Còn khi tim thai đã hoàn thiện mà đập dưới 120 lần/phút thì được xem là nhịp tim chậm.
Nhịp tim của thai nhi bị yếu có thể do các yếu tố như: khả năng lưu thông máu kém, bà bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường, dị tật bẩm sinh,... Khi phát hiện tim thai đập yếu, các ba mẹ hãy đến ngay trung tâm y tế để được kiểm tra và tư vấn từ Bác sĩ.
Lưu ý: Việc theo dõi chỉ số tim thai trong giai đoạn thai kỳ cực kỳ quan trọng, các mẹ mới mang bầu lần đầu tiên tốt nhất nên đặc biệt quan tâm và đi khám thai đúng định kỳ để được kiểm tra và theo dõi nhé!
Đo chỉ số nhịp tim trong thai kỳ để đánh giá sự phát triển của bé
Thực tế, các trường hợp sảy thai thường do nhiễm sắc thể, hỏng trứng, chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém hoặc bất thường trong việc phân chia tế bào.
Thai nhi bị rối loạn nhịp tim thường khá hiếm gặp, nếu có thì cũng chỉ xảy ra trong một thời điểm nào đó chứ không kéo dài suốt quá trình mang thai. Nếu tim thai bị rối loạn có thể dẫn đến nhịp tim nhanh, chậm hoặc ngừng đập.
Đôi khi thiết bị siêu âm không hiện đại hoặc bị lỗi cũng khiến các cha mẹ lầm tưởng trẻ không có tim thai. Cũng có thể ở giai đoạn đầu thai kỳ từ 6 - 8 tuần, tim đập khá yếu nên các thiết bị không thể nghe được.
Không thấy nhịp tim có thể do thiết bị siêu âm không chất lượng
Trong giai đoạn mang thai, trẻ liên tục phát triển và có nhiều sự thay đổi. Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển các tế bào của trẻ. Vì vậy, để trái tim của trẻ có thể khỏe mạnh và phát triển một cách bình thường thì mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ăn nhiều thực phẩm có chứa acid folic
Khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ và ở các tuần tiếp theo, cha mẹ có thể nghe được tim thai của bé qua ống tai nghe, nhịp đập nghe được càng to thì chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Tuần thứ 20 có thể nghe được tim thai bằng tai
Các ứng dụng theo dõi nhịp tim của trẻ trên điện thoại khá hữu ích và mang đến nhiều lợi ích bất ngờ nên các mẹ bầu không nên bỏ qua. Ngoài tính năng theo dõi nhịp tim, một số ứng dụng mới còn có thể theo dõi sức khỏe, cảm xúc của mẹ bầu trong thai kỳ, phát hiện dấu hiệu trầm cảm,...
Theo dõi nhịp tim của bé bằng ứng dụng
Nhiều mẹ bầu được truyền tai nhau rằng nhịp tim của trẻ trên 140 lần/phút sẽ là bé gái, còn dưới chỉ số này thì sẽ là bé trai. Tuy nhiên, thực tế giới tính của thai nhi không liên quan đến chỉ số nhịp tim của bé.
Giới tính của trẻ không liên quan đến nhịp tim
Bài viết trên, AVAKids đã chia sẻ đến các mẹ bầu một số thông tin về nhịp tim thai trong giai đoạn mang bầu. Các mẹ bầu nên lưu ý, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Hà Trang tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!
202.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua