Ốm nghén là gì? Mách mẹ bầu mẹo giảm ốm nghén công hiệu mà lại an toàn

Đóng góp bởi: Hồng Hạnh
Cập nhật 12/12
732 lượt xem

Tình trạng ốm nghén khi mang thai có thể khiến các mẹ cảm thấy buồn nôn và nôn, đặc biệt là vào buổi sáng.

Gần 85% phụ nữ mang thai bị ốm nghén. Tình trạng này có thể bắt đầu vài tuần sau khi thụ thai đến vài tháng sau khi mang thai. Tuy nhiên, mỗi bà bầu có thể gặp những triệu chứng khác nhau khi ốm nghén. Dưới đây là những thông tin mà AVAKids đã tổng hợp để giúp các mẹ kiểm soát cơn ốm nghén tốt hơn.

1 Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai

Mặc dù nguyên nhân chính xác của chứng ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ, nhưng một số nguyên nhân có thể kể đến gồm:

  • Mức độ tăng cao của các hormone, bao gồm estrogen, progesterone và hCG
  • Huyết áp dao động, đặc biệt là huyết áp giảm
  • Thay đổi chuyển hóa carbohydrate
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (utis), thường gặp trong thai kỳ
  • Trào ngược axit (ợ chua) do thay đổi nội tiết tố
  • Nhiễm trùng HP dạ dày gây ra các triệu chứng đường tiêu hóa khi mang thai
Có thể bạn quan tâm: Có thai bao lâu thì buồn nôn? Mẹo giảm buồn nôn hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai. Nguồn ảnh: canva

Có nhiều nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai. Nguồn ảnh: canva

2 Yếu tố làm tăng tình trạng ốm nghén khi mang thai

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị ốm nghén nặng khi mang thai gồm:

  • Mang đa thai
  • Tiền sử say tàu xe hoặc rối loạn tiền đình
  • Béo phì (BMI trên 30)
  • Tiền sử bị ốm khi uống thuốc tránh thai có chứa estrogen
  • Tiền sử gia đình bị say tàu xe
  • Căng thẳng khi mang thai
  • Lần đầu mang thai
  • Tiền sử ốm nghén nghiêm trọng trong lần mang thai trước
Có thể bạn quan tâm: Bà bầu uống thuốc say xe có được không? Biện pháp chống say xe tự nhiên cho bà bầu

3 Các biến chứng liên quan đến ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén khi mang thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, những triệu chứng ốm nghén không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho thai nhi và thường kết thúc từ tuần thứ 13 - 15 của thai kỳ. Ở một số trường hợp, buồn nôn khi mang thai có thể kéo dài trong suốt thai kỳ gây nên phiền toái trong cuộc sống của các mẹ.

Biến chứng của ốm nghén là chứng nôn nghén nặng. Nguồn ảnh: canva

Biến chứng của ốm nghén là chứng nôn nghén nặng. Nguồn ảnh: canva

Ngoài ra, một dạng ốm nghén khác cũng có thể xuất hiện khi mang thai, được gọi là chứng nôn nghén nặng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ mất nước và suy dinh dưỡng. Khi nôn quá nhiều, cơ thể mẹ không có đủ nước và chất dinh dưỡng. 

Nếu chứng nôn nghén nặng kèm theo máu, mẹ sẽ phải nhập viện để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bằng thuốc cũng như truyền dịch tĩnh mạch. Để hạn chế việc mất chất khi bị nôn nghén, các mẹ có thể tham khảo thêm thuốc bổ cho bà bầu để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu hay đau đầu, chóng mặt và choáng váng thì phải làm gì?

4 Làm thế nào để kiểm soát ốm nghén khi mang thai?

Mặc dù không thể ngăn ngừa chứng ốm nghén khi mang thai, nhưng mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng nghén bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Dưới đây là một số gợi ý giúp giảm buồn nôn khi mang thai:

  • Mẹ có thể ngậm hoặc nhai gừng trực tiếp. Ngoài ra, việc bổ sung gừng trong lúc chế biến món ăn như trà gừng, bánh quy từ gừng cũng hỗ trợ giảm buồn nôn.
  • Tránh mùi và những loại thức ăn gây ra các triệu chứng ốm nghén nặng. Nếu ở trong một môi trường có mùi khó chịu, mẹ hãy thử ngậm bạc hà hoặc ngửi chanh tươi.
  • Vào buổi sáng, mẹ nên từ từ thức dậy và ngồi trên giường vài phút thay vì bước ngay ra khỏi giường.
  • Ăn các bữa nhỏ với liều lượng từ 5 – 6 lần/ ngày. Sau bữa ăn, mẹ hãy ngồi thẳng lưng một lúc và chú ý không để bụng quá đói hoặc quá no.
  • Uống nhiều nước trong ngày. Đồ uống có ga giữa các bữa ăn cũng là một giải pháp có thể tạm thời giảm buồn nôn.
  • Làm mát hoặc đông lạnh sữa, nước ép trái cây, thực phẩm nếu mẹ không thể chịu được mùi của chúng.
  • Đi bộ ngắn trong một môi trường sạch hoặc ngủ trong phòng có cửa sổ mở để nhận được nhiều không khí trong lành.
  • Thực hiện chế độ ăn uống bratt – chế độ gồm có chuối, gạo, sốt táo, bánh mì nướng, trà, ít chất béo và dễ tiêu hóa.
  • Nghỉ ngơi nhiều và thử bấm huyệt
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu tăng cân như thế nào là hợp lý ? Gợi ý chế độ ăn uống vào con không vào mẹ

5 Các phương pháp điều trị bằng thuốc cho chứng ốm nghén khi mang thai

Dù rằng việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng ốm nghén. Tuy nhiên, đôi khi mẹ vẫn cần dùng thuốc để giảm triệu chứng. Một số loại thuốc được biết đến gồm có:

  • Thuốc chống nôn có thể giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng trong thời gian dài.
  • Doxylamine - một loại thuốc không kê đơn có tác dụng với giấc ngủ, cũng giúp điều trị các triệu chứng ốm nghén. Đây là loại thuốc hiệu quả và an toàn hơn mà mẹ có thể sử dụng. Nếu vẫn còn chứng nôn nghén sau khi dùng thuốc, mẹ sẽ vẫn cần nhập viện và tiêm thuốc chống nôn. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào không được kê đơn.
Một số loại thuốc được sử dụng để kiểm soát cơn ốm nghén. Nguồn ảnh: canva

Một số loại thuốc được sử dụng để kiểm soát cơn ốm nghén. Nguồn ảnh: canva

  • Uống 10 – 25 mg vitamin B6 bổ sung trong mỗi 8 giờ.
  • Nếu chứng ợ nóng hoặc trào ngược axit gây buồn nôn và nôn, mẹ nên dùng thuốc kháng axit không kê đơn. Ngoài ra, đừng quên tránh những loại thức ăn cay và nhiều dầu mỡ.
  • Vitamin tổng hợp cho bà bầu với axit folic sẽ hữu ích trong trường hợp mẹ buồn nôn do uống nhiều loại vitamin thông thường.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ bị giảm thị lực trong thai kỳ bao lâu thì hết? Nguyên nhân mẹ bị giảm thị lực

6 Mẹ nên gặp bác sĩ khi nào?

Mẹ cần chú ý đến những triệu chứng sau và liên hệ ngay đến bác sĩ nếu chúng đi kèm với nôn mửa:

  • Nước tiểu sẫm màu hoặc mẹ không đi tiểu trong hơn 8 giờ
  • Trong 24 giờ, mẹ liên tục nôn mửa kể cả nước hay thức ăn
  • Cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng lên
  • Đau bụng
  • Nhiệt độ cơ thể cao
  • Có lẫn máu khi nôn
  • Giảm cân
  • Khó ngủ hoặc không có năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày
  • Nôn nghén nặng trong thời gian dài
Mẹ cần liên hệ với bác sĩ nếu có những triệu chứng ốm nghén nặng. Nguồn ảnh: canva

Mẹ cần liên hệ với bác sĩ nếu có những triệu chứng ốm nghén nặng. Nguồn ảnh: canva

7 Ốm nghén khi mang thai có gây hại cho em bé?

Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ốm nghén trong những tuần đầu của thai kỳ có thể cho thấy nhau thai khỏe mạnh và phát triển tốt. Các triệu ứng ốm nghén chủ yếu là do tăng mức nồng độ hormone hCG từ nhau thai khỏe mạnh. Ốm nghén thường biến mất khi bắt đầu tam cá nguyệt thứ hai và nồng độ hormone hCG giảm bình thường. Tuy nhiên, vẫn có những mẹ gặp triệu chứng nôn nghén này suốt cả thai kỳ.

8 Kết luận

Xem thêm:

Mong rằng những thông tin từ AVAKids đã giúp các mẹ hiểu rõ hơn về chứng ốm nghén trong thai kỳ. Từ đó, các mẹ có thể xử lý triệu chứng tốt hơn. Hãy liên hệ ngay đến bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào đi cùng ốm nghén nhé!

Thu Phương tổng hợp từ momjunction

1. Ease Nausea with Natural Remedies. https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/family-resources-library/ease-nausea-with-natural-remedies

2. Morning Sickness. https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=morning-sickness-1-2080

3. Pregnancy: Am I Pregnant? https://my.clevelandclinic.org/health/articles/9709-pregnancy-am-i-pregnant

4. Gideon Koren and Caroline Maltepe; (2013); How to Survive Morning Sickness Successfully.https://www.beststart.org/resources/rep_health/2013_pdfs/BSRC_morning_sickness_online.pdf

5. Pregnancy – morning sickness. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness

6. Vomiting and morning sickness.https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/

7. When Morning Sickness Becomes All Day and All Night Sickness.https://www.pennmedicine.org/news/news-blog/2018/march/when-morning-sickness-becomes-all-day-and-all-night-sickness

8. Abdullah Karaer et al.; (2008); Gastrointestinal symptoms and Helicobacter pylori infection in early pregnancy. A seroepidemiologic study. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18264024/

9. Five ways to decrease nausea during pregnancy.https://uihc.org/health-topics/five-ways-decrease-nausea-during-pregnancy

10. Nausea and Vomiting of Pregnancy (NVP).https://mothertobaby.org/fact-sheets/nausea-vomiting-pregnancy-nvp/

11. Morning Sickness: 9 Popular Myths and Truths.https://health.clevelandclinic.org/pregnant-with-morning-sickness-9-myths-truths/

12. Can Stress Make Morning Sickness Worse? https://www.stress.org/can-stress-make-morning-sickness-worse

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi