Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không ?

Đóng góp bởi: Hồng Hạnh
Cập nhật 12/12
2580 lượt xem

"Ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không?" là câu hỏi được nhiều bà bầu quan tâm. Bà bầu ăn ngọt nhiều dẫn đến nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu những lưu ý khi bà bầu ăn ngọt nhé!

1Bà bầu có thể ăn đồ ngọt được không ?

Nhiều bà mẹ luôn thắc mắc “ Bà bầu có thể ăn đồ ngọt được không?” xin thông báo một tin vui tới các mẹ, câu trả lời là “có”. Trong quá trình mang thai các mẹ có thể nạp lượng đường một cách trực tiếp hoặc thông qua thực phẩm, hoa quả với điều kiện là sức khỏe bình thường sử dụng với lượng vừa đủ.

Đối với những mẹ bầu đang gặp vấn đề về tiểu đường thai kỳ cần lưu ý và cẩn thận với mức độ nạp vào cơ thể. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ thì tốt nhất các bạn nên tiêu thụ lượng đường vừa đủ một cách tự nhiên qua các thực phẩm lành mạnh, an toàn, rõ nguồn gốc như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. 

Sử dụng thực phẩm chứa đường một cách khoa học để hạn chế tiểu đường thai kỳ

Sử dụng thực phẩm chứa đường một cách khoa học, hợp lý để hạn chế tiểu đường thai kỳ

2Bà bầu nên ăn ngọt như thế nào để tránh bị tiểu đường thai kỳ ?

Tới thời điểm hiện tại thì chưa có một thông tin chuẩn xác nào thông báo về lượng đường tiêu chuẩn. Liều lượng lý tưởng nạp vào cơ thể mẹ bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tỷ lệ trao đổi chất, lượng đường trong máu và cân nặng của sản phụ. Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi thì bà bầu nên hạn chế ăn ngọt và duy trì hàm lượng đường tiêu thụ ở mức 25 gram hoặc ít hơn trong một ngày.

3Bà bầu ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không?

Bà bầu ăn ngọt nhiều có bị tiểu đường thai kỳ không? Câu trả lời là có. Việc dung nạp vào cơ thể quá liều lượng cho phép không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây hại đến quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó lượng đường dư thừa trong máu do tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường tuýp 2 sẽ gây hại cho thai nhi nếu không kiểm soát được. 

Bà bầu ăn ngọt nhiều còn dẫn đến tình trạng lượng đường bổ sung nhiều có thể đi qua nhau thai làm tăng lượng đường trong máu thai nhi. Điều này dẫn đến việc tăng sản xuất insulin trong cơ thể thai nhi dẫn đến sự phát triển của thai nhi vượt quá mức bình thường, đây là một tình trạng có tên gọi là macrosomia. Thai nhi quá lớn có thể dẫn đến nguy cơ phải sinh mổsinh non gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Sử dụng lượng đường quá nhiều dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ

Bác sĩ cảnh báo sử dụng lượng đường quá nhiều dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ

4Các tác dụng phụ khi bà bầu ăn đồ ngọt quá nhiều

Bà bầu ăn đồ ngọt quá nhiều dẫn đến tình trạng dư thừa đường và tăng lượng calo rỗng làm mất đi lượng dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ. Bên cạnh đó còn làm tăng các triệu chứng mang thai như nôn mửa, ợ nóng và các biến đổi tâm trạng tệ hơn. 

  • Gây mệt mỏi: Thực phẩm có đường chứa sucrose gây tăng đột biến lượng đường trong  máu.  Điều này gây nên tình trạng mệt mỏi ở mẹ bầu.
  • Gây thiếu hụt dinh dưỡng: Cảm giác thèm ăn là hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Nhưng thèm ăn đồ ngọt nhiều hơn các thực phẩm khác thì mẹ bầu phải cẩn thận và hạn chế lại. Vì tiêu thụ lượng đường nhiều, làm tăng lượng calo rỗng dẫn đến tăng cân và thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Gây tình trạng tăng cân quá mức:  Việc tiêu thụ quá nhiều lượng đường vào cơ thể khiến mẹ bầu tăng cân nhanh và không tốt cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi.
  • Tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ cấp tính (AFL): Chế độ ăn nhiều dinh dưỡng có chứa fructose có nguy cơ cao dẫn đến hội chứng gan nhiễm mỡ. Đặc biệt làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của thai nhi dẫn đến tình trạng béo phì, tiểu đường thai kỳ hoặc tiểu đường tuýp 2 sau này.
  • Nguyên nhân lớn dẫn đến tăng nguy cơ tiền sản giật: Tiêu thụ quá lượng đường cho phép vào cơ thể gây ra ảnh hưởng lớn và dẫn đến nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu. Để tránh những rủi ro không đáng có mẹ bầu hãy chủ động hạn chế sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình nhé.
Sử dụng đúng liều lượng đường để hạn chế các tác dụng phụ

Sử dụng thực phẩm xanh giúp hạn chế lượng đường trong cơ thể

5Mẹo hay giúp hạn chế sử dụng đường tránh tiểu đường thai kỳ

Để giúp các mẹ bầu hạn chế lượng đường hấp thụ vào cơ thể chúng tôi xin được chia sẻ những cách đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất. Từ đó các mẹ có thể yên tâm hơn trong ăn uống, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, phòng tránh được tiểu đường thai kỳ.

  • Hạn chế thực phẩm chứa đường và đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: Nếu các mẹ có thể ngừng ăn đường tinh luyện hoàn toàn thì quá tuyệt vời! Bánh, kem, kẹo ngọt chứa nhiều đường hóa học gây bất lợi cho sức khỏe của mẹ và bé vì thế mẹ có thể sử dụng những loại hạt chứa nhiều dinh dưỡng thay cho đồ ăn vặt.
  • Thay nước ngọt đóng chai bằng hoa quả tươi: Để hạn chế cơn thèm ngọt thay vì đồ uống đóng chai các mẹ hãy chuyển sang ăn hoa quả trực tiếp vừa có thể giải tỏa cơn thèm lại bổ xung thêm nhiều vitamin tốt cho mẹ và thai nhi.
  • Tránh sử dụng chất ngọt nhân tạo: Xin cảnh báo với các mẹ bầu là chất ngọt nhân tạo có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Sự ảnh hưởng còn kéo dài ngay cả sau khi mang thai. Chính vì thế mẹ cần thay thế hoàn toàn chất ngọt nhân tạo bằng các loại đường tốt hơn như mật mía và mật ong. Bên cạnh đó chú ý đến các thành phần trong thực phẩm đóng gói, không sử dụng bánh kẹo hoặc bất kỳ thực phẩm có chứa chất ngọt nhân tạo nào.
Sử dụng thực phẩm lành mạnh từ thiên nhiên đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi

Sử dụng thực phẩm lành mạnh từ thiên nhiên đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi

7Giải đáp thắc mắc thường gặp cho mẹ bầu

Một số giải đáp giúp mẹ yên tâm hơn cho việc ăn uống trong quá trình mang thai:

1. Chứng ợ nóng khi mang thai có phải do đường gây ra?

Đường không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng ợ nóng khi mang thai nhưng nó khiến tình trạng của mẹ bầu trở nên tệ hơn. Chúng có trong thực phẩm như sô cô la, trái cây họ cam, thực phẩm béo và đồ uống có chứa caffeine là tác nhân gây ra chứng ợ nóng.

2. Đường có gây ra tình trạng tiêu chảy khi mang thai?

Nó không phải là nguyên nhân gây ra tiêu chảy khi mang thai nhưng lại làm bệnh trầm trọng thêm. Chúng có khả năng hút nhiều nước hơn vào dạ dày khiến bệnh trầm trọng thêm. Khi mắc phải tiêu chảy cần tránh các đồ ăn chứa đường như trái cây và nước ngọt…

3. Chứng tự kỷ có nguyên nhân từ lượng đường trong máu cao phải không?

Theo nghiên cứu mới nhất, phụ nữ mang bầu bị tiểu đường thai kỳ ở tuần thứ 26 có khả năng sinh con mắc chứng tự kỷ cao hơn 42%. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tử cung tiếp xúc với lượng đường trong máu cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của em bé gây tăng nguy cơ rối loạn phát triển.

4. Lượng đường quá cao khiến đình chỉ thai nhi phải không?

Không. Việc sử dụng lượng đường quá nhiều nó chỉ dẫn đến các tác dụng vụ, mệt mỏi… nhưng không có khả năng chấm dứt thai kỳ.

Việc sử dụng quá nhiều đường sẽ gây hại cho mọi người đặc biệt là đối với bà bầu. Nó có khả năng gây nghiện, tăng cảm giác thèm ăn trong khi mang thai. Tiêu thụ quá nhiều đường vào cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và kéo theo các vấn đề thai kỳ khác. Điển hình là các vấn đề như tăng cân, cao huyết áp, gây mệt mỏi, thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng xấu cho sự phát triển thai nhi. Vì thế mẹ bầu cẩn thận trong ăn uống, thay thế đường trắng tinh luyện bằng đường không tinh chế từ các thực phẩm tự nhiên lành mạnh. Hạn chế chất ngọt hóa học và các chế phẩm đóng gói, ăn nhanh. Bổ sung hoa quả và các loại hạt ngũ cốc, đậu, lúa mì… để đảm bảo một sức khỏe tốt.

Xem thêm:

Huyền Trang tổng hợp từ Momjunction

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi