Phô mai được làm chủ yếu từ sữa bò, tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể sử dụng sữa dê, sữa cừu và một số loại sữa khác để thay thế. Quy trình sản xuất phô mai khá phức tạp để tạo ra sản phẩm với giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao, vì vậy phô mai trở thành nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cơ thể.
Sữa sau khi lên men sẽ được kết đông lại bằng cách cấy vi khuẩn và thêm Enzyme rennet vào tạo thành phô mai. Phô mai có hàm lượng Canxi, Vitamin và Protein khá cao, nếu mẹ không bị dị ứng với Lactose hoặc Casein thì đây sẽ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho mẹ bầu.
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn phô mai
Tổ hợp Canxi và Photpho không thể thiếu trong thành phần của phô mai, đây đều là những dưỡng chất thiếu yếu cho mẹ và bé. Phô mai giúp mẹ bổ sung thêm Canxi và Photpho, giảm thiểu tối đã tình trạng loãng xương trong thời kỳ mang thai.
Canxi và Photpho có trong phô mai giúp bé hình thành và phát triển xương răng chắc khỏe. Ngoài ra, hai dưỡng chất này còn tham gia vào quá trình vận động chức năng của hệ thần kinh và hệ tuần hoàn, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Đồng thời mẹ bầu nên bổ sung thêm dưỡng chất từ các sản phẩm sữa cho bà bầu thuộc các thương hiệu như sữa bầu Similac, sữa bầu Wakodo, sữa bầu Enfa,...
Phô mai Zott Toast Gourmet gói 200g (12 lát)
Phô mai là sản phẩm được làm từ sữa nên rất giàu Protein, đây cũng là một trong những dưỡng chất thiết yếu kích thích sự phát triển cũng như tăng sinh các mô, cơ ở thai nhi, tái tạo cơ thể ở mẹ.
Phô mai cung cấp protein cần thiết
Protein trong phô mai cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, duy trì các hoạt động sống, giúp mẹ và bé giảm thiểu tối đa các tình trạng mệt mỏi, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, chậm lớn,…
Trong thành phần của phô mai có chứa hàm lượng Omega 3 (bao gồm DHA, EPA, ALA) khá cao hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong Omega 3 còn giúp bé phát triển trí não toàn diện, tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Mặc dù phô mai rất giàu dưỡng chất nhưng lại không quá ảnh hưởng tới cân nặng của mẹ, ngược lại còn giúp mẹ no lâu, giảm thiểu tối đa cơn thèm ăn đồ ngọt, thức ăn béo,... Vì thế, mẹ bầu ăn phô mai đúng cách có thể kiểm soát được cân nặng một cách dễ dàng.
Phô mai có khả năng chống sưng, chống viêm khá tốt. Trong giai đoạn mang bầu, mẹ thường gặp triệu chứng như sưng, viêm tay chân hay một số bộ phận trên cơ thể. Bổ sung phô mai thường xuyên sẽ giúp mẹ giảm thiểu các tình trạng trên.
Phô mai giúp mẹ bầu chống viêm, chống sưng
Phô mai cứng
Đây là loại phô mai cứng nhất cùng độ ẩm gần như là thấp nhất. Phô mai cứng có mùi thơm nhẹ với hai màu đặc trưng là trắng ngà hoặc vàng. Mẹ bầu có thể tham khảo một số loại phô mai phù hợp như Caerphilly, Parmesan, Cheshire, Asiago Derby, Double gloucester, Edam,...
Phô mai cứng Caerphilly phù hợp với mẹ bầu
Phô mai bán cứng
Phô mai cứng và bán cứng đều có hương vị cũng như màu sắc tương tự nhau, tuy nhiên phô mai bán cứng có độ ẩm cao và cũng mềm hơn phô mai cứng. Mẹ bầu có thể tham khảo một số loại phô mai bán cứng phù hợp như Cheddar, Gouda, Swiss, Edam,...
Phô mai bán cứng Swiss phù hợp với mẹ bầu
Phô mai mềm từ sữa thanh trùng
Trong tất cả các loại phô mai, phô mai mềm là loại phô mai có độ cứng thấp và độ ẩm cao hơn cả. Với điều kiện này, vi khuẩn Listeria khá dễ sinh sôi nảy nở trong phô mai, tác động không nhỏ tới mẹ bầu và thai nhi, vì thế mẹ hãy hạn chế dùng loại phô mai mềm này.
Tuy vậy, có rất nhiều mẹ bầu thích ăn phô mai mềm, để thỏa mãn cơn thèm phô mai và đảm bảo an toàn, mẹ có thể sử dụng một số loại phô mai mềm từ sữa thanh trùng (phô mai đã qua xử lý nên an toàn với mẹ và bé) như Mozzarella, Ricotta,…
Phô mai mềm từ sữa thanh trùng Mozzarella
Phô mai mềm từ sữa tiệt trùng
Phô mai mềm từ sữa tiệt trùng mặc dù rất thơm ngon, béo ngậy, tuy nhiên vì loại phô mai này khá mềm, độ ẩm lại cao nên vi khuẩn Listeria rất dễ phát triển, đồng thời chưa qua xử lý có thể gây hại cho mẹ và bé.
Một số loại phô mai mềm từ sữa tiệt trùng hoặc chưa tiệt trùng mà mẹ bầu nên tránh như phô mai cừu, Brie xanh, Cambozola, Camembert,...
Phô mai Cambozola
Phô mai có gân xanh lá hoặc xanh da trời
Sở dĩ loại phô mai này có gân xanh là do chủng nấm Penicillium hình thành nên, cộng thêm độ ẩm cao thuận lợi cho vi khuẩn Listeria sinh sôi. Đối với mẹ bầu và thai nhi sức đề kháng vốn đã kém, nếu ăn phải loại phô mai có gân xanh này sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây ngộ độc, đau đầu, buồn nôn,...
Một số loại phô mai có gân xanh lá hoặc xanh da trời tuy rất ngon nhưng mẹ tuyệt đối nên tránh như Gorgonzola, Wensleydale, Danish, Shropshire, Dolcelatte,...
Phô mai Danish
Bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mẹ nhưng cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi. Lúc đầu chỉ có biểu hiện như bệnh cảm cúm thông thường và rất khó phát hiện, lâu dài có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
Phô mai là thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời dành cho mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên mẹ nên cân đối lượng phô mai hấp thụ hàng ngày để đảm bảo an toàn. Mỗi ngày mẹ chỉ nên sử dụng tối đa 30g phô mai, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các bệnh lý không mong muốn cho mẹ và bé.
Thời điểm tốt nhất để mẹ bầu ăn phô mai đó là buổi sáng hoặc buổi trưa và mẹ nên hạn chế dùng vào chiều tối. Thay vì dùng phô mai như bữa ăn chính, mẹ nên sử dụng vào bữa phụ để bổ sung và đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho một ngày.
Mẹ nên hạn chế sử dụng phô mai cùng một số loại thực phẩm giàu đạm, ví dụ như cua, ghẹ,... Sự kết hợp giữa 2 loại thực phẩm giàu năng lượng có thể khiến mẹ bị khó tiêu, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Thời điểm ăn phô mai cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng cũng như giúp mẹ bầu tránh gặp phải tình trạng đầy bụng hay khó tiêu. Dưới đây là các thời điểm tốt nhất để ăn phô mai trong thai kỳ:
Ăn vào bữa phụ giữa sáng hoặc chiều: Đây là thời điểm lý tưởng để mẹ bổ sung năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Mẹ bầu có thể ăn Phô mai dùng kèm bánh mì nguyên cám, trái cây hoặc bánh quy để làm bữa phụ đầy đủ và không gây nặng bụng.
Ăn vào buổi sáng: Phô mai là thực phẩm giàu năng lượng, phù hợp để bắt đầu ngày mới.
Mẹ có thể kết hợp phô mai với sandwich, trứng luộc, hoặc salad để vừa ngon miệng vừa đủ chất.
Không nên ăn phô mai trước giờ đi ngủ: Vì phô mai chứa chất béo và đạm, ăn gần giờ ngủ có thể gây đầy bụng hoặc khó tiêu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều phô mai trong ngày, vì dù giàu dinh dưỡng, phô mai cũng chứa chất béo và natri cao. Ăn đúng liều lượng sẽ giúp hấp thu tối đa lợi ích mà không gây tác dụng phụ.
Liều lượng khuyến nghị:
Mỗi ngày nên ăn khoảng 30 – 50g phô mai tiệt trùng, tương đương:
Ăn cách ngày hoặc 2 – 3 lần/tuần là hợp lý nhất để tránh tăng cân quá mức hoặc táo bón.
Được, nếu là loại tiệt trùng, nên ăn với lượng vừa phải.
Có, đây là loại đã tiệt trùng, bổ sung canxi, dễ ăn.
Nếu ăn quá nhiều, không kết hợp rau xanh thì có thể gây táo bón nhẹ cho mẹ bầu.
Không nên. Phô mai chỉ nên là thực phẩm bổ sung, không thay thế hoàn toàn sữa.
Phô mai là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Hy vọng thông tin từ bài viết trên có thể giúp bạn sử dụng phô mai đúng cách và hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với AVAKids qua tổng đài 1900.866.874 hoặc website avakids.com để được giải đáp và hỗ trợ mua hàng nhé!
1. https://suckhoedoisong.vn/co-bat-buoc-phai-uong-sua-trong-thai-ky-169115449.htm
2. https://www.healthline.com/health/pregnancy/nutrition
3. https://kidshealth.org/en/parents/moms-nutrients.html
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!