Bà bầu 3 tháng uống sữa đậu nành được không? Có ảnh hưởng thai nhi?

Đóng góp bởi: Nguyễn Hoàng Hải Thanh
Cập nhật 10/12
3270 lượt xem

Sữa đậu nành là một lựa chọn thức uống phổ biến với nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt nhờ hàm lượng protein thực vật và các dưỡng chất thiết yếu. Bà bầu có thể uống sữa đậu nành, tuy nhiên việc sử dụng sữa đậu nành cần cân nhắc kỹ lưỡng về liều lượng và thời điểm để đảm bảo an toàn và mang lại lợi ích tốt nhất. Hãy cùng AVAKids tìm hiểu chi tiết để mẹ bầu an tâm hơn khi đưa loại sữa này vào chế độ ăn uống hàng ngày.

1Mẹ bầu uống sữa đậu nành được không?

Mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành, nhưng cần uống với liều lượng hợp lý, khoảng 1-2 ly (200-300ml/ngày tùy thời điểm của thai kỳ), không quá 3-4 lần/tuần.

  • Thời điểm nên uống: Sau bữa ăn sáng hoặc giữa buổi để cơ thể hấp thụ tốt nhất.
  • Thời điểm cần tránh: Không uống khi đói vì dễ gây kích ứng dạ dày.

Các trường hợp không nên uống sữa đậu nành:

  • Dị ứng đậu nành: Những mẹ bầu bị dị ứng với đậu nành có thể gặp các triệu chứng như nổi mẩn, khó thở.
  • Vấn đề về tuyến giáp: Isoflavones trong sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp nếu uống quá nhiều.
  • Rối loạn tiêu hóa: Mẹ bầu dễ đầy hơi hoặc khó tiêu khi uống sữa đậu nành với liều lượng lớn.

Lưu ý: Không kết hợp sữa đậu nành với trứng, vì chất trypsin trong sữa đậu nành có thể làm giảm khả năng hấp thụ protein.

Không kết hợp sữa đậu nành cùng với trứng

Không kết hợp sữa đậu nành cùng với trứng

Xem thêm:

Phân tích liều lượng, lợi ích của sữa đậu nành theo từng giai đoạn thai kỳ:

Giai đoạn thai kỳLiều lượng khuyến nghịLợi ích cụ thể
3 tháng đầu100-200ml/ngày, 2-3 lần/tuần- Cung cấp axit folic, giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi. - Bổ sung protein thực vật, hỗ trợ sự hình thành các tế bào và mô của thai nhi. - Chất xơ trong sữa đậu nành giảm táo bón, giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa hơn.
3 tháng giữa200-300ml/ngày, 3-4 lần/tuần- Hàm lượng canxi giúp hỗ trợ phát triển xương và răng của thai nhi. - Isoflavones trong sữa đậu nành giúp cân bằng hormone, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về huyết áp và tim mạch. - Giảm mệt mỏi, cung cấp năng lượng ổn định nhờ vitamin nhóm B và protein.
3 tháng cuối200-300ml/ngày, 2-3 lần/tuần- Hỗ trợ duy trì sức khỏe của mẹ bầu nhờ các chất chống oxy hóa, cải thiện miễn dịch. - Giúp thai nhi phát triển trí não nhờ các vi chất như axit folic và vitamin nhóm B. - Giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ nhờ bổ sung protein và chất sắt từ sữa đậu nành.
Lưu ý: Mẹ bầu không nên sử dụng sữa đậu nành có nhiều đường liên tục, vì trong sữa có hàm lượng Gulucose cao, có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng cân.

2Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành

Các thành phần dinh dưỡng có trong đậu nành

Các thành phần dinh dưỡng có trong đậu nành

Dưới đây là bảng dinh dưỡng chính trong 1 ly sữa đậu nành (200ml):

Thành phầnHàm lượngTác dụng đối với bà bầu
Protein7gHỗ trợ phát triển cơ bắp và các mô của thai nhi.
Canxi25mgGiúp xương và răng của mẹ và bé khỏe mạnh.
Axit folic30mcgNgăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
Isoflavones10mgCân bằng hormone và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Vitamin B1, B20.2mgTăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi cho mẹ bầu.
Chất xơ2gGiảm táo bón – vấn đề thường gặp trong thai kỳ.
Xem chi tiết:

3Lợi ích khi bà bầu uống sữa đậu nành

3.1 Lợi ích đối với sức khỏe bà bầu

  • Cung cấp protein thực vật chất lượng cao: Giúp mẹ bầu duy trì năng lượng và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Isoflavones trong sữa đậu nành giúp giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ trong sữa đậu nành giúp giảm táo bón – vấn đề thường gặp khi mang thai.

3.2 Lợi ích đối với sự phát triển của thai nhi

  • Phát triển hệ thần kinh: Axit folic và vitamin nhóm B giúp thai nhi phát triển trí não tốt hơn.
  • Phát triển xương và răng: Canxi trong sữa đậu nành hỗ trợ hình thành xương chắc khỏe cho thai nhi.
  • Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: Axit folic trong sữa giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Sữa đậu nành còn giúp bà bầu tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi và duy trì làn da khỏe đẹp nhờ vitamin E.

Mời bạn xem thêm:

4Lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành

Khi uống sữa đậu nành, mẹ bầu hãy bỏ túi cho mình những lưu ý sau đây để đảm bảo tốt cho sức khỏe:

  • Không uống hơn 300ml/ngày có thể gây đầy bụng, khó tiêu, hoặc ảnh hưởng đến hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
  • Không dùng chung sữa đậu nành với trứng gà: Cách kết hợp này làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ.
  • Không bảo quản sữa đậu nành trong tủ lạnh quá lâu: Vì sữa dễ hư hỏng và biến chất. Sữa đậu nành đóng hộp sử dụng khoảng 6 tháng, sữa tự nấu bảo quản khoảng 24 giờ và sữa đậu nành tươi bảo quản từ 3 - 4 ngày.
  • Chế biến và lựa chọn sữa cẩn thận: Nếu tự chế biến sữa đậu nành, mẹ nên đun sôi thật kỹ trước khi sử dụng. Nếu mua sản phẩm bên ngoài, mẹ nên chọn thương hiệu có nguồn gốc, uy tín.
  • Sử dụng sữa chung với các thực phẩm tinh bột khác giúp hỗ trợ cơ thể mẹ bầu hấp thu tốt các dưỡng chất có trong sữa đậu nành.
  • Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc.
  • Không uống sữa đậu nành khi đói.
  • Không nên dùng sữa đậu nành với các loại trái cây họ chanh như cam, quýt, tắc,... Và kết hợp với các thực phẩm như trứng. Việc sử dụng kết hợp như trên sẽ làm các mẹ bị khó tiêu.
  • Đối với sữa đậu nành trong hộp giấy, khi mẹ đã mở hộp thì mẹ phải uống liền, tránh để sữa lâu ngày trong tủ lạnh.
  • Vào buổi sáng, mẹ nên kết hợp sữa đậu nành với các món có nhiều tinh bột như bánh mì, bánh bao,... Để giúp các axit amin được hấp thu tốt hơn.
  • Nếu uống sữa đậu nành quá nhiều, cơ thể phải nạp nhiều khoáng chất với hàm lượng cao cùng lúc, dễ gây ra tình trạo đầy bụng, khó tiêu cho mẹ. Vì vậy, nên lưu ý dùng sữa đậu nành đúng cách để hấp thu dinh dưỡng hiệu quả cho cả mẹ và bé, đồng thời cũng tránh khỏi những rủi ro không mong muốn.
Lưu ý: Sữa đậu nành tốt cho sức khỏe với liều lượng vừa phải, tuy nhiên đối với các mẹ bầu có các bệnh lý nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

5Mẹo ăn uống lành mạnh cho bà bầu

Một chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp bà bầu duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là một số mẹo ăn uống lành mạnh mà bà bầu có thể áp dụng để giữ gìn sức khỏe trong suốt hành trình mang thai.

5.1 Chia nhỏ bữa ăn trong nhiều ngày

  • Thay vì ăn ba bữa lớn, bà bầu nên chia thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày để giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn và tránh cảm giác đầy bụng, khó chịu.
  • Việc ăn nhiều bữa giúp duy trì năng lượng ổn định và giảm tình trạng buồn nôn, nhất là trong ba tháng đầu thai kỳ.

5.2 Ăn chậm, nhai kỹ

  • Bà bầu nên ăn chậm và nhai kỹ để cơ thể có thời gian tiêu hóa và hấp thụ tốt các dưỡng chất từ thực phẩm.
  • Nhai kỹ giúp giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt khi mang thai khi hệ tiêu hóa có thể hoạt động chậm hơn.

5.3 Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

  • Chế độ ăn của bà bầu cần đa dạng, đầy đủ các nhóm thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, như axit folic, sắt, canxi và vitamin D.
  • Những thực phẩm giàu axit folic như rau xanh, ngũ cốc, quả hạch rất quan trọng trong những tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
  • Sắt có trong các loại thịt đỏ, hải sản và rau lá xanh giúp ngăn ngừa thiếu máu, trong khi canxi từ sữa, các sản phẩm từ sữa và rau cải giúp thai nhi phát triển xương và răng khỏe mạnh.

5.4 Uống đủ nước

  • Nước là thành phần thiết yếu trong cơ thể, đặc biệt trong thời gian mang thai khi nhu cầu nước của cơ thể tăng lên để hỗ trợ các chức năng sinh lý.
  • Bà bầu nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc, nước ép trái cây tự nhiên và các loại nước canh để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể.
Đừng bỏ qua:

5.5 Tránh thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường

  • Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, hay các loại đồ uống có ga, có chứa nhiều đường không chỉ ít dinh dưỡng mà còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như tăng cân không kiểm soát và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Thay vào đó, bà bầu nên ăn các món ăn tươi, được chế biến từ nguyên liệu sạch, tự nhiên.

5.6 Ăn nhiều rau củ, trái cây

  • Rau củ và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho bà bầu. Rau cải xanh, cà rốt, bông cải xanh, chuối, táo và cam đều rất bổ dưỡng và tốt cho tiêu hóa.
  • Các mẹ bầu có thể chế biến chúng thành các món salad, soup hoặc ăn trực tiếp để cung cấp đủ dinh dưỡng.

5.7 Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn

  • Đảm bảo lựa chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hạn chế ăn thực phẩm sống, chưa nấu chín, đặc biệt là thịt sống, cá chưa qua chế biến, có thể gây nhiễm trùng cho mẹ và thai nhi.
  • Khi ăn rau quả, hãy rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ hóa chất độc hại và vi khuẩn.

5.8 Theo dõi cân nặng

  • Mặc dù việc tăng cân trong thai kỳ là điều bình thường, nhưng bà bầu cần chú ý kiểm soát cân nặng hợp lý để tránh tăng cân quá mức, gây khó khăn trong việc sinh nở và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tăng cân lý tưởng trong thai kỳ phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể ban đầu của mẹ bầu, thường dao động từ 10-16 kg trong suốt quá trình mang thai.

5.9 Ngủ đủ giấc

  • Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể mẹ bầu phục hồi, duy trì năng lượng cho ngày hôm sau và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, chuyển hóa dinh dưỡng.
  • Các mẹ bầu nên tạo thói quen ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi ngày và nghỉ ngơi trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

5.10 Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng

Mỗi bà bầu có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, vì vậy việc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bà bầu xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

6Một số câu hỏi thường gặp

6.1 Bà bầu uống sữa đậu nành có gây sảy thai không?

Không, nếu uống đúng liều lượng và không có tiền sử dị ứng.

6.2 Mẹ bầu uống sữa đậu nành với lượng bao nhiêu thì an toàn?

Trong sữa đậu nành có chứa nhiều Isoflavone có tác dụng tốt cho da, chống lão hóa. Tuy nhiên, Đại học Y khoa Tuft khuyến cáo, con người không nên đưa vào cơ thể quá 100 mg isoflavone/ngày. Lượng isoflavone tốt nhất cho cơ thể là khoảng 35 mg - 55 mg.

Vì thế, mẹ bầu chỉ nên uống tối đa 300 ml đậu nành/ngày và mỗi ngày mẹ nên chia làm 2 lần uống sữa với khoảng 150 ml cho mỗi lần. Trong 300 ml sữa đậu nành sẽ cung cấp 40mg isoflavone, đây sẽ là mức phù hợp cho cả mẹ và bé.

Lưu ý: Mẹ bầu không nên uống sữa đậu nành liên tục trong một tuần. Nếu bạn muốn sử dụng sữa đậu nành tốt và hiệu quả, thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trực tiếp.

6.3 Mẹ bầu uống sữa đậu nành có gây biến đổi giới tính thai nhi không?

Quan niệm xưa cho rằng uống sữa đậu nành nhiều sẽ gây biến đổi giới tính của thai nhi. Theo đó, trong đậu nành có chứa Isoflavone mang hoạt tính Estrogen. Đây là một loại Hormone nữ, dẫn đến nhiều người tin uống sữa đậu nành có thể làm giới tính của bé bị biến đổi khi còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, quan niệm trên không đúng mẹ nhé. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Anh vào năm 2003, Isoflavone có trong đậu nành không thể làm thay đổi giới tính của thai nhi. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm sử dụng sữa đậu nành để bổ sung thêm dinh dưỡng trong thời gian mang thai.

6.4 Bầu tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

Mẹ bầu tháng đầu có thể uống sữa đậu nành, nhưng cần uống đúng liều lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Liều lượng khuyến nghị là 100-200ml/ngày, không quá 2-3 lần/tuần.

Lợi ích của sữa đậu nành trong tháng đầu thai kỳ:

  • Hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của thai nhi: Nhờ axit folic dồi dào, sữa đậu nành giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở giai đoạn quan trọng này.
  • Bổ sung protein thực vật: Giúp cơ thể mẹ bầu duy trì năng lượng và hỗ trợ sự hình thành mô, tế bào đầu tiên của thai nhi.
  • Cung cấp vitamin nhóm B: Hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giảm mệt mỏi cho mẹ bầu.

Lưu ý khi mẹ bầu uống sữa đậu nành trong tháng đầu

  • Không uống quá nhiều: Uống sữa đậu nành vượt quá 200ml/ngày có thể gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Tránh uống khi bụng đói: Sữa đậu nành khi tiêu thụ lúc bụng rỗng có thể gây kích ứng dạ dày, đặc biệt trong thời kỳ ốm nghén.
  • Không kết hợp với thực phẩm giàu canxi: Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ protein và canxi.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể: Nếu mẹ bầu cảm thấy đầy bụng, buồn nôn sau khi uống, nên giảm liều lượng hoặc tạm ngừng.

6.5 Bầu 3 tháng đầu uống sữa đậu nành được không?

Bầu 3 tháng đầu có thể uống sữa đậu nành, nhưng cần uống với liều lượng vừa phải, khoảng 100-200ml/ngày và không quá 3 lần/tuần. Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu thường nhạy cảm, vì vậy cần theo dõi phản ứng cơ thể sau khi sử dụng.

Lợi ích trong 3 tháng đầu:

  • Bổ sung protein thực vật: Giúp mẹ bầu duy trì năng lượng và hỗ trợ phát triển mô của thai nhi.
  • Cung cấp axit folic: Hỗ trợ sự hình thành ống thần kinh của thai nhi, giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh.
  • Giảm táo bón: Chất xơ trong sữa đậu nành hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Lưu ý khi uống sữa đậu nành trong 3 tháng đầu:

  • Uống sau bữa ăn: Không nên uống khi bụng đói để tránh kích ứng dạ dày.
  • Không kết hợp với trứng: Điều này có thể làm giảm hấp thụ protein.
  • Hạn chế nếu buồn nôn nhiều: Hormone thai kỳ tăng cao có thể khiến mẹ bầu nhạy cảm với thực phẩm, nếu cảm thấy khó chịu khi uống sữa đậu nành, mẹ bầu nên tạm dừng và thay bằng các nguồn dinh dưỡng khác như sữa hạt, sữa tươi.

Nếu mẹ bầu không bị dị ứng hoặc các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, sữa đậu nành là lựa chọn an toàn trong 3 tháng đầu, nhưng cần tuân thủ đúng liều lượng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Xem thêm: Sữa đậu nành Fami dành cho trẻ từ mấy tuổi? Các mẹ nên chú ý điều gì?

6.6 Cách uống sữa đậu nành đúng cách đối với mẹ bầu

Khi mang thai nhất là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời gian quan trọng, vì vậy mẹ bầu cần lưu ý rất nhiều điều. Cùng tìm hiểu cách uống sữa đậu nành đối với mẹ bầu 3 tháng sao cho hiệu quả nhất nhé:

  • Nên uống lượng vừa đủ, mẹ bầu lưu ý chỉ dùng tối đa 300 ml sữa đậu nành trong một ngày.
  • Uống sữa đậu nành đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa hiệu quả hơn. Mẹ bầu có thể uống sữa đậu nành sau bữa sáng hoặc bất kỳ thời gian nào tùy thích. Tuy nhiên, không nên uống lúc bụng đang đói, như vậy sẽ khó hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Không nên mua quá nhiều sữa đậu nành và trữ trong tủ lạnh thời gian dài, như vậy sẽ làm các chất dinh dưỡng trong sữa bị mất đi.
  • Mẹ nên kết hợp sữa đậu nành với các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh quy, bánh mì,... Việc này sẽ làm cho các dịch vị tiết ra, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng trong sữa đậu nành tốt hơn.
  • Mẹ cũng nên lưu ý không dùng sữa đậu nành với đường đỏ, trứng và các loại trái cây chứa nhiều Acid như cam, quýt, bưởi,... vì dễ gây chướng bụng, khó tiêu và có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Không nên dùng sữa đậu nành chung với cam, quýt

Không nên dùng sữa đậu nành chung với cam, quýt

Bà bầu hoàn toàn có thể uống sữa đậu nành với liều lượng hợp lý để tận dụng các lợi ích dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần chú ý đến cách uống và tình trạng sức khỏe cá nhân để đảm bảo an toàn. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm bất kỳ thực phẩm nào vào chế độ ăn.

1. https://www.healthline.com/health/pregnancy/soy-pregnancy

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi