Măng là một loại thực phẩm giàu vitamin A, E và các loại khoáng chất cần thiết khác như niacin, thiamin.
Thành phần dinh dưỡng cụ thể của măng có thể thay đổi tùy theo mùa hoặc các loại măng khác nhau. Tuy nhiên, theo số liệu trung bình thì trong 100g măng tre tươi sẽ có:
Giá trị dinh dưỡng của măng (Ảnh: Canva)
Với những giá trị dinh dưỡng như vậy, liệu bà bầu ăn măng có được không?
Khi đặt câu hỏi bà bầu ăn được măng không, đa số các câu trả lời mà các chuyên gia đưa ra đều là CÓ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tuân thủ liều lượng được khuyến cáo. Cụ thể, mẹ bầu chỉ nên ăn măng 1 - 2 lần/tháng, không quá 200g/lần đối với cả măng khô và măng tươi.
Bên cạnh đó, bà bầu ăn được măng không còn phụ thuộc vào cách sơ chế măng trước khi chế biến. Các mẹ cần đặc biệt chú ý các phương pháp xử lý măng để loại bỏ tối đa cyanide - một chất độc có trong măng.
Để giải đáp rõ hơn cho thắc mắc bà bầu có ăn được măng không, các mẹ hãy cùng tìm hiểu những lợi ích mà măng đem lại đối với sức khỏe bà bầu.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng là loại thực phẩm có tính kháng khuẩn, do đó sử dụng măng trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu có thể giúp tăng cường sức để kháng. Nhờ đó, nguy cơ mắc các bệnh thông thường như bị cảm trong thai kỳ, cảm lạnh cũng sẽ giảm đi.
Mẹ bầu nên ăn măng vào thời điểm giao mùa để tăng cường sức đề kháng co cơ thể.
Măng được sử dụng như một loại rau xanh, cung cấp chất xơ và loại bỏ cholesterol xấu, vì thế, khi ăn măng với lượng vừa đủ, các mẹ bầu sẽ giảm được nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Táo bón trong thai kỳ là một trong những tình trạng thường thấy ở các mẹ bầu. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ thường khuyến cáo mẹ bầu bổ sung các loại rau củ quả trong thực đơn hàng ngày.
Măng khô hoặc măng tươi đều có thể được sử dụng để bổ sung chất xơ cho bà bầu, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ bị táo bón thai kỳ.
Măng chứa nhiều chất xơ nhưng lại cung cấp ít calo, điều này giúp mẹ bầu kéo dài cảm giác no, hạn chế ăn vặt do đó kiểm soát được cân nặng. Việc kiểm soát cân nặng giúp mẹ bầu giảm thiểu nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh việc có hàm lượng chất xơ cao, măng còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phá vỡ các gốc tự do trong cơ thể, từ đó có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư.
Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “bà bầu có ăn măng được không?”, các mẹ cũng cần đặc biệt chú ý tới cách sơ chế, cách chế biến cũng như cách ăn như thế nào là an toàn.
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn măng:
Tính đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào nói về tác động của việc ăn quá nhiều măng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên ăn măng từ 1 - 2 lần/tháng, mỗi lần không quá 200g.
Glucozit là một chất có trong măng, khi vào dạ dày sẽ chuyển hóa thành axit xyanhydric có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm ở bà bầu.
Tuy nhiên, khi măng được nấu chín kỹ, hàm lượng glucozit chỉ còn khoảng 2.7mg. Lượng glucozit trong nước luộc măng sẽ cao hơn, khoảng 10mg, do đó mẹ bầu không nên uống nước luộc măng.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nên rất nhạy cảm. Nếu ăn mong trong giai đoạn này, mẹ bầu có thể bị khó tiêu, đầy hơi, giảm chuyển hóa sắt…
Hướng dẫn sơ chế măng an toàn
Sau khi đã được giải đáp những băn khoăn về việc bà bầu có ăn được măng không, các mẹ hãy tham khảo những món ăn chế biến từ măng vô cùng hấp dẫn dưới đây:
Chân giò hầm măng tươi (Ảnh: Canva)
Cách chế biến:
Gỏi măng tươi tôm thịt
Cách chế biến:
Cách chế biến:
Ngoài việc giải đáp thắc mắc “bà bầu ăn măng được không”, AVAKids cũng đã cung cấp cho các mẹ bầu cách sơ chế măng an toàn cũng như cách chế biến các món ngon từ măng. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin có ích, giúp các mẹ khỏe mạnh hơn trong suốt thai kỳ.
Nguyệt Minh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!
202.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua
219.000₫
Chọn mua