Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 đến 6 tuổi

Đóng góp bởi: Ngọc Nguyễn
Cập nhật 03/03
24169 lượt xem

Trong khoảng thời gian từ sơ sinh đến 6 tuổi, trẻ nhỏ phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện, bố mẹ nên tìm hiểu và nắm kiến thức về các giai đoạn phát triển của trẻ.

Giai đoạn phát triển của trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi thường trải qua các cột mốc chính. Tùy theo thể chất mà thời gian diễn ra và tốc độ phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau.

Bài viết dưới đây của chuyên mục chăm sóc bé 0 - 3 tuổi sẽ đề cập đến những đặc điểm ở từng giai đoạn phát triển của trẻ, bố mẹ nên biết để theo dõi và hỗ trợ trẻ khi cần thiết.

1Bảng thống kê quá trình phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Độ tuổiVận động thể chấtKhả năng ngôn ngữ và nhận thứcGiao tiếp xã hội
Trẻ 1 tháng tuổi

Có thể nâng đầu lên và xoay sang hai bên khi nằm ngửa.

Bàn tay nắm chặt khi có vật chạm vào lòng bàn tay.

Chăm chú quan sát bàn tay của mình và của mẹ.Nhìn vào khuôn mặt mẹ khi ở khoảng cách gần.
Trẻ 2 tháng tuổi

Giữ đầu thẳng lâu hơn khi nằm sấp.

Ngón tay không còn nắm chặt mà mở ra thường xuyên hơn.

Tập sử dụng lưỡi và cổ họng để tạo ra những âm thanh nhỏ.

Hứng thú với việc nhìn ngắm tay mình.

Có thể cười nhẹ.

Dõi theo mẹ khi mẹ di chuyển.

Trẻ 3 tháng tuổi

Quay đầu về phía những vật thu hút sự chú ý.

Có thể cầm nắm những đồ vật nhỏ bằng cả bàn tay.

Thích nghe giọng nói của bố mẹ và thích được kể chuyện.

Bắt đầu phát âm nhiều hơn với sự hỗ trợ của thanh quản.

Biết tạo sự chú ý với mẹ bằng cách cười.
Trẻ 4 tháng tuổi

Chống tay và nâng người khi nằm sấp.

Với tay để cầm nắm đồ vật chắc hơn.

Cười thành tiếng. Bắt đầu phát âm các nguyên âm đơn như “Ah”, “Eh”, “Oh”.Hứng thú với các trò chơi, khua tay chân khi vui vẻ và khóc khi bị ngừng chơi.
Trẻ 5 tháng tuổi

Có thể tự lật người từ bên này sang bên kia.

Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia.

Mỉm cười không chỉ với bố mẹ mà cả với người mới gặp.

Đưa tay về phía bố mẹ.

Quấy khóc khi không thấy bố mẹ ở gần.

Trẻ 6 tháng tuổi

Dùng tay để khám phá đồ vật nhỏ. Kiểm soát tốt hơn các cử động của đầu.

Tự ngồi được.

Nhún nhảy khi có người đỡ.

Khám phá đồ vật bằng cách đưa vào miệng.

Phát âm kết hợp nhiều nguyên âm và phụ âm như “Aaa”, “Oooo”, “Mh”.

Nhận diện và phân biệt người quen với người lạ.
Trẻ 7 tháng tuổi

Bắt đầu bò và trườn để khám phá môi trường xung quanh.

Cầm nắm đồ vật bằng ngón cái và ngón trỏ.

Xoay đầu một cách linh hoạt hơn.

Bắt đầu bập bẹ những âm thanh phức tạp hơn.Biểu lộ cảm xúc phản ứng lại với cảm xúc của người khác.
Trẻ 8 tháng tuổi

Có thể tự chơi một mình.

Biết vỗ tay khi thích thú.

Mọc răng cửa hàm dưới.

Phản ứng khi nghe gọi tên.

Bắt đầu gọi “baba”, “mama” nhưng chưa hiểu ý nghĩa của từ.

Hứng thú với các trò chơi có sự tương tác cao.
Trẻ 9 tháng tuổi

Biết leo lên một số bậc thấp.

Khả năng cầm nắm phát triển tốt hơn, sử dụng ngón cái và trỏ để cầm vật nhỏ.

Mọc răng cửa hàm trên.

Nhận biết được một số vật vẫn tồn tại dù không nhìn thấy.Biểu hiện sự lo lắng hoặc sợ hãi khi gặp người lạ.
Trẻ 10 tháng tuổiDựa vào các vật để đứng lên. Đặt đồ chơi vào hộp chứa.Bắt đầu sử dụng cử chỉ như vẫy tay chào tạm biệt, hôn gió.Hiểu được mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
Trẻ 11 tháng tuổiCó thể bước đi nếu được bố mẹ dìu. Mọc hai răng cạnh răng cửa hàm dưới.Nói rõ ràng từ "mẹ" và "ba".Biết thể hiện sở thích khi ăn. Đẩy thức ăn ra xa để xem phản ứng của mẹ.
Trẻ 12 tháng tuổi

Lật trang sách nếu có sự trợ giúp. Tự bước đi những bước đầu tiên mà không cần bố mẹ đỡ.

Phối hợp khi mặc hoặc cởi quần áo. Mọc hai răng kế bên răng cửa hàm trên.

Nói được cụm từ hoặc câu ngắn. Hiểu và dừng lại khi nghe “Không”.Bắt chước hành động và cử chỉ của bố mẹ.

2Giai đoạn phát triển của trẻ theo từng thời kỳ từ 0 đến 6 tuổi

2.1 Giai đoạn phát triển của trẻ 0 - 1 tháng tuổi

  • Ở giai đoạn phát triển của trẻ, trẻ chỉ bú sữa và ngủ.
  • Thị giác của trẻ sơ sinh từ 0 -1 tháng tuổi là trẻ có thể nhìn ở khoảng cách gần 20cm – 30cm. Khuôn mặt của ba mẹ và những người trong gia đình là “vật thể” mà bé thích thú và tò mò nhất. Ngoài ra, trẻ cũng thích những đồ vật có màu sáng, tương phản nhau như đỏ, vàng, xanh, cam.
  • Trẻ nghe và nhận biết được giọng nói, nhưng dễ giật mình khi có tiếng động lạ, lớn và đột ngột.
  • Trẻ chỉ có thể giao tiếp bằng cách khóc.
  • Cơ thể của trẻ còn yếu nên chỉ giữ cổ được khi nằm hoặc quay ngang.
  • Tay thường nắm lại và ít khi mở ra, chân thường tạo động tác đá khi nằm.
  • Trẻ từ lúc sinh đã biết bú nhịp nhàng từ vú mẹ hoặc bình sữa.
  • Phản xạ moro cũng là hiện tượng phổ biến ở giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh.

Những cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ 0 - 1 tháng tuổi là:

Giai đoạn mới sinh, trẻ chỉ bú sữa và ngủ. Ảnh: freepik

Giai đoạn mới sinh, trẻ chỉ bú sữa và ngủ

Có thể bạn quan tâm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO của trẻ 0 - 18 tuổi

2.2 Giai đoạn phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ diễn ra như sau:

  • Trẻ cứng cáp và lanh lợi hơn so với tháng đầu tiên.
  • Mắt “tinh” hơn, bắt đầu theo dõi di chuyển của ba mẹ và đồ vật từ bên này sang bên kia, từ trên xuống dưới.
  • Trẻ nhận biết âm thanh và tương tác tốt.
  • Khi nghe giọng nói, trẻ sẽ tập trung nhìn vào người đối diện và tạo được những âm thanh như: a, o, ơ… 
  • Ở giai đoạn phát triển của trẻ 2 tháng tuổi, đây cũng là lúc trẻ sơ sinh biết cười.
  • Khi nhìn thấy vú mẹ hoặc bình, trẻ có thể tự động mở miệng ra bú mà không cần kích thích.
  • Cơ thể của trẻ bắt đầu có lực, có thể giữ cổ khi bồng đứng hoặc nằm sấp thời gian vài phút, một số trẻ có thể nâng phần ngực lên.
  • Tay trẻ thả lỏng ra và không còn nắm lại thường xuyên, khi đưa vật lạ vào tay, trẻ có thể nắm giữ lại.
Sự phát triển của trẻ nhỏ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Nguồn: Freepik

Sự phát triển của trẻ nhỏ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau

Giai đoạn phát triển của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến khi được trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, trẻ có thể phát triển một số kỹ năng như sau:

  • Kỹ năng vận động: Trẻ sơ sinh có khả năng giữ đầu thẳng và vững vàng khi bạn bế trẻ thẳng đứng.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể tạo ra một số âm thanh không cố định để giao tiếp với mọi người. Chúng cũng có thể nhận biết và quay đầu về các hướng phát ra âm thanh.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh, chúng thích nhìn chằm chằm vào mặt mọi người và quan sát.
Ở tháng thứ 2, cơ thể trẻ bắt đầu có lực hơn trước. Ảnh: freepik

Ở tháng thứ 2, cơ thể trẻ bắt đầu có lực hơn trước

Có thể bạn quan tâm: Cách chọn size tã bỉm cho bé theo độ tuổi và cân nặng chính xác nhất

2.3 Giai đoạn phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển của trẻ 3 tháng tuổi sẽ diễn ra như sau:

  • Trẻ 3 tháng tuổi có thể nhìn tốt, có thể dõi theo vật xoay vòng và bắt đầu nhìn kỹ các vật.
  • Bắt đầu nhận biết được khuôn mặt và giọng nói.
  • Trẻ tỏ rõ sự hứng thú khi được tương tác với ba mẹ, bằng nụ cười và giọng nói ê a.
  • Trong khoảng thời gian này, trẻ khó ở và dễ quấy khóc hơn những tháng đầu (còn gọi là Hội chứng quấy khóc ở trẻ nhũ nhi), đây là một phần phát triển sinh lý bình thường của trẻ và sẽ dần hết khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi.
  • Việc giao tiếp của trẻ qua tiếng khóc sẽ “tinh tế” hơn, ba mẹ có thể giải mã và phân biệt được mong muốn của trẻ thông qua tiếng khóc như đòi ăn, đi vệ sinh hoặc đau, khó chịu…
  • Trẻ dạn dĩ và có thể cười to tiếng.
  • Có thể biết được lịch bú của mình và biểu lộ sự thích thú khi thấy bầu vú mẹ hoặc bình sữa.
  • Khi nằm sấp, trẻ có thể rướn cổ lên 5cm – 7cm lên khỏi mặt đất và biết chống thân người lên bằng cẳng tay.
  • Tay trẻ bắt đầu linh động và tự vươn về phía những vật đung đưa hoặc vươn về phía mặt của một người.
  • Bắt đầu nhận thức được và thích thú với bàn tay, trẻ có thể đưa hai tay chấp lại hoặc nhìn, liếm, nút tay.
  • Trẻ 3 tháng tuổi hay chảy nước miếng do mọc răng, viêm họng hoặc bệnh tay chân miệng.
Khi được 3 tháng tuổi, trẻ tỏ rõ sự hứng thú khi được tương tác với ba mẹ. Ảnh: freepik

Khi được 3 tháng tuổi, trẻ tỏ rõ sự hứng thú khi được tương tác với ba mẹ

Ở vào giai đoạn đoạn phát triển của trẻ 3 tháng tuổi, ba mẹ có thể làm những điều sau:

2.4 Giai đoạn phát triển của trẻ 4 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển của trẻ 4 tháng tuổi sẽ diễn ra như sau:

  • Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu nhận thức rõ về khuôn mặt, giọng nói quen thuộc của người thân.
  • Có thể quay đầu tìm khi nghe tiếng ba mẹ nói.
  • Tương tác về âm thanh, giọng nói và tình cảm của trẻ trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trước.
  • Trẻ cười và giọng nói to, có thể giao tiếp qua lại với mọi người bằng những ngôn ngữ riêng của bé. Khi ở một mình, trẻ cũng có thể tự nói chuyện ê a một mình.
  • Trong giai đoạn này, sự gắn kết tình cảm của trẻ khá mạnh vì vậy trẻ có thể sẽ có những đợt khóc la dai dẳng mà ba mẹ không hề biết lý do, cần ba mẹ phải thật kiên trì và nhẫn nại.
  • Khi nhìn thấy vật trước mặt, trẻ không chỉ vươn tay ra mà còn cố gắng cầm nắm và lắc lư đồ vật hoặc đưa vào miệng.
  • Cổ trẻ vững vàng hơn, khi được bế đứng, trẻ có thể tự giữ cổ và ít cần sự hỗ trợ.
  • Trẻ 4 tháng tuổi biết lật cũng như các chuyển động cơ thể khác như lẫy, ngồi có sự hỗ trợ lưng.
  • Ba mẹ nên chú ý theo dõi trẻ nhằm tránh tai nạn xảy ra vì có thể lật xa và rất nhanh.
Trẻ bắt đầu có nhiều chuyển động cơ thể, biết cầm, nắm, lắc lư đồ vật. Ảnh: freepik

Trẻ bắt đầu có nhiều chuyển động cơ thể, biết cầm, nắm, lắc lư đồ vật

Vào giai đoạn phát triển của trẻ 4 tháng tuổi, trẻ có thể làm những điều sau:

  • Kỹ năng vận động: Trẻ có thể nâng đầu và ngực lên khi nằm sấp. Chúng cũng có thể lăn từ bên này sang bên kia và đưa tay lên miệng.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu thực hành các kỹ năng ngôn ngữ, bắt đầu bắt chước một số âm thanh.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ 4 tháng tuổi có thể cười với mọi người xung quanh. Chúng cũng có thể bắt chước một số chuyển động và biểu cảm trên gương mặt như: nhăn mặt, cau mày,…

Ở vào giai đoạn đoạn phát triển của trẻ 4 tháng tuổi, ba mẹ có thể tìm hiểu cách dạy trẻ 4 tháng tuổi thông minh.

Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu thực hành các kỹ năng ngôn ngữ. Nguồn: Freepik

Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu thực hành các kỹ năng ngôn ngữ

2.5 Giai đoạn phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

  • Trẻ 5 tháng tuổi bám chặt ba mẹ hơn trước vì trẻ có thể nhận ra mẹ thông qua giọng nói và khuôn mặt. Đồng thời trẻ cũng nhận biết rõ được những người thân chăm sóc và vai trò của họ trong nhà.
  • Bắt đầu có thể nhận biết người lạ.
  • Ngoại trừ khóc và cười đùa, trẻ bắt đầu biểu hiện được tình cảm như bực tức, giận dỗi… và có thể tạo ra nhiều âm thanh để được ba mẹ quan tâm.
  • Trẻ có thể lật ngược lại từ tư thế nằm sấp và vì vậy di chuyển lăn vòng khá nhanh.
  • Khi được cho bú, trẻ có thể lấy hai tay vịn vào bầu vú mẹ hoặc bình sữa.

Khoảng thời gian từ 3 – 5 tháng tuổi là giai đoạn phát triển của trẻ có sự thay đổi về kỹ năng rõ ràng hơn so với trước đó.

  • Kỹ năng vận động: Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu biết lật từ tư thể nằm sấp sang nằm ngửa, biết chống khuỷu tay, nâng và giữ đầu trong một khoảng thời gian dài.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ bắt đầu biết “ê a”, thổi bong bóng và cười vỡ bụng.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ thích được chơi và giao tiếp với mọi người, chúng có thể khóc nếu việc này dừng lại.
Khi trẻ được 5 tháng, ba mẹ cần chú ý trẻ nhằm tránh tai nạn té ngã. Ảnh: freepik

Khi trẻ được 5 tháng, ba mẹ cần chú ý trẻ nhằm tránh tai nạn té ngã

Một số vấn đề ba mẹ cần lưu ý trong các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh đó là:

2.6 Giai đoạn phát triển của trẻ 6 - 9 tháng tuổi

  • Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu tự chủ hơn trong nhận thức hành vi và ngôn ngữ. Trẻ nhận biết được sự khác biệt giữa những người trong nhà, già, trẻ, lớn, bé và thích thú khi được dành thời gian ở riêng với mẹ.
  • Trẻ có thể nhận biết được người lạ, lo sợ khi người lạ bế, tiếp cận và cần có thời gian để làm quen.
  • Có các tương tác, hành vi đa dạng để thể hiện những gì trẻ muốn như giơ tay ra hiệu muốn được ba mẹ bế lên.
  • Trẻ có thể cầm đồ vật và đưa từ tay này sang tay khác, tự cầm bình sữa hoặc ly để uống.
  • Có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Thời điểm này trẻ đã bắt đầu tò mò và thèm thức ăn khác sữa, đây cũng là giai đoạn ba mẹ nên chuẩn bị tập cho trẻ ăn dặm.
Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều giữ vai trò quan trọng. Nguồn: Freepik

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều giữ vai trò quan trọng. Nguồn: Freepik

Trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ có một số đặc điểm dưới đây:

  • Kỹ năng vận động: Bây giờ trẻ có thể lật cơ thể từ nằm sấp sang nằm ngửa và ngược lại. Chúng biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác, có thể tự ngồi dậy và ngồi mà không cần hỗ trợ.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ “ê a” nhiều hơn và biết phản ứng lại khi được gọi tên.
  • Kỹ năng xã hội: Trể có thể phân biệt được người quen – người lạ ở giai đoạn này. Chúng thích nhìn vào gương và bắt đầu biết phản hồi lại người khác.

Ở giai đoạn phát triển của trẻ 6 tháng tuổi, mẹ có thể tìm hiểu về thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Những cột mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển của trẻ 6-9 tháng tuổi là:

Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, ba mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm. Ảnh: freepik

Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, ba mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm

2.7 Giai đoạn phát triển của trẻ 9 – 10 tháng tuổi

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu bò từ khoảng 8 – 10 tháng tuổi.

  • Kỹ năng vận động: Ở giai đoạn này, trẻ biết bò, tập đứng và đứng bằng cách giữ chặt vật hỗ trợ. Trẻ cũng có thể học cách nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ (nắm chặt).
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ bắt đầu nói bập bẹ và tạo ra nhiều âm thanh khác nhau. Chúng cũng bắt đầu hiểu ý nghĩa của từ “không”. Ở giai đoạn phát triển của trẻ 9 tháng tuổi, ba mẹ có thể tìm cách dạy bé tập nói từ những câu đơn giản
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ có thể sợ tiếp xúc với người lạ và luôn muốn bạn ở cạnh.
Trẻ có thể rất “bám” mẹ khi được khoảng 9 tháng tuổi. Nguồn: Freepik

Trẻ có thể rất “bám” mẹ khi được khoảng 9 tháng tuổi

Xem thêm: Trẻ 10 tháng

2.8 Giai đoạn phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Một số thay đổi diễn ra khi trẻ được 1 tuổi như:

  • Kỹ năng vận động: Trẻ 1 tuổi có thể biết đi bằng cách bám vào đồ đạc. Một số trẻ mới biết đi thậm chí có thể đi một hoặc hai bước mà không cần sự hỗ trợ và có thể đứng một mình. Tình trạng trẻ chậm biết đi cần được can thiệp bởi bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nói cùng lúc 2 – 3 từ (từ có thể không có nghĩa). Chúng cố gắng lặp lại từ bạn nói và phát ra âm thanh với những âm điệu khác nhau. Ba mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu bé sắp biết nói để hỗ trợ kỹ năng ngôn ngữ của bé.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ bắt đầu biết hợp tác trong khi bạn mặc quần áo cho chúng, có thể hiểu và thực hiện các lệnh đơn giản như: vẫy tay chào tạm biệt, vỗ tay, hôn môi xa,… Chúng cũng có thể chơi một số trò chơi đơn giản với những người chúng yêu thích.

Ở giai đoạn phát triển của trẻ 12 tháng tuổi, ba mẹ nên tìm hiểu những cách dạy trẻ 1 tuổi bướng bỉnh.

2.9 Giai đoạn phát triển của trẻ 18 tháng tuổi

  • Kỹ năng vận động: Đến 18 tháng, hầu hết trẻ mới biết đi học cách đi mà không cần hỗ trợ. Chúng cũng có thể nhặt đồ chơi mà không cần ngồi xuống, đi lên và xuống cầu thang, thậm chí có thể chạy. Trẻ cũng có thể ném bóng và xếp chồng 3 – 4 khối để xây tháp hoặc chơi các trò chơi cho bé 1 tuổi khác. Ngoài ra, chúng có thể ăn bằng thìa và uống bằng cốc.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ 18 tháng có thể nói nhiều từ đơn, biết chỉ vào đối tượng và nói với ai đó những gì họ muốn, biết lắc đầu để thể hiện từ “không”. 
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ luôn muốn ở cạnh bạn trong mọi tình huống. Chúng bắt đầu biết thể hiện tình cảm với những người thân quen.
Dù trẻ đã cứng cáp hơn nhưng bố mẹ cũng nên theo dõi các hoạt động của trẻ để đảm bảo an toàn. Nguồn: Freepik

Dù trẻ đã cứng cáp hơn nhưng bố mẹ cũng nên theo dõi các hoạt động của trẻ để đảm bảo an toàn

Ở giai đoạn phát triển của trẻ 18 tháng tuổi, ba mẹ có thể cùng chơi với trẻ những trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

2.10 Giai đoạn phát triển của trẻ 2 tuổi

  • Kỹ năng vận động: Trẻ 2 tuổi đã thành thạo với việc kiểm soát chân. Bây giờ trẻ có thể chạy, kiễng chân lên và sút bóng, trèo lên và xuống mà không cần trợ giúp. Ngoài ra, trẻ còn có thể tự vẽ, sao chép các đường tròn và đường thẳng hoặc chơi những trò chơi cho bé mầm non.
Trẻ 2 tuổi trở nên năng động hơn nhờ thành thạo các kỹ năng vận động. Nguồn: Huggies

Trẻ 2 tuổi trở nên năng động hơn nhờ thành thạo các kỹ năng vận động

  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nối 2 – 3 từ lại với nhau để tạo thành câu và lặp lại những từ mà chúng nghe được trong cuộc trò chuyện. Trẻ cũng có thể biết tên của những người quen thuộc, đồ vật và thậm chí cả các bộ phận cơ thể.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ đã biết cách giữ cơ thể sạch sẽ và khô ráo trong độ tuổi này. Trẻ bắt đầu thể hiện cái tôi cá nhân. Chúng cũng có thể chơi trò chơi với những đứa trẻ khác.

2.11 Giai đoạn phát triển của trẻ 3 tuổi

Khoảng 3 tuổi là giai đoạn trẻ trưởng thành nhanh chóng.

  • Kỹ năng vận động: Trẻ 3 tuổi có thể bắt chước chuyển động tay và vẽ hình người. Trẻ có thể xếp chồng các hình khối để tạo thành một tòa tháp, có thể leo lên – xuống cầu thang bằng một chân trên mỗi bậc thang và đạp xe ba bánh.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nói những câu hoàn chỉnh, biết gọi tên những thứ quen thuộc nhất và hiểu nghĩa đen của những từ đơn giản.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ có thể tự mặc và cởi quần áo mà không cần sự giúp đỡ. Trẻ có thể thay phiên nhau tham gia các trò chơi, thể hiện sự quan tâm với người khác.
Trẻ 3 tuổi phát triển các kỹ năng một cách nhanh chóng. Nguồn: Monkey

Trẻ 3 tuổi phát triển các kỹ năng một cách nhanh chóng

2.12 Giai đoạn phát triển của trẻ 4 tuổi

  • Kỹ năng vận động: Hầu hết trẻ 4 tuổi có thể đứng bằng một chân. Chúng có thể đổ, nghiền và cắt thức ăn dưới sự giám sát của người lớn.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ tò mò và đặt câu hỏi về mọi thứ xung quanh ở độ tuổi này. Trẻ có thể kể những câu chuyện và sử dụng đúng một số quy tắc ngữ pháp cơ bản.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ có thể nói về những gì chúng thích và ngày càng sáng tạo hơn thông qua các trò chơi.

Vào giai đoạn phát triển của trẻ 4 tuổi, ba mẹ có thể cùng chơi với trẻ những trò chơi cho trẻ 3 - 4 tuổi.

2.13 Giai đoạn phát triển của trẻ 5 tuổi

Giai đoạn phát triển của trẻ 5 tuổi sẽ diễn ra như sau:

  • Kỹ năng vận động: Trẻ có thể nhào lộn, đu dây và leo trèo. Chúng cũng có thể vẽ một cái gì đó dễ hiểu. Một số trẻ ở độ tuổi này cũng có thể tự đi vệ sinh.
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ nói chuyện trôi chảy hơn và sử dụng đúng các cấu trúc ngữ pháp.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ thích chơi với bạn bè và có khả năng đồng ý với các quy tắc. Chúng hành động rất độc lập và đôi khi có thể không hợp tác. 
  • Để phát triển tư duy của trẻ 5 tuổi, ba mẹ nên chơi cùng trẻ những trò chơi trí tuệ cho bé.
Trẻ 5 tuổi gần như đã hoàn thiện các kỹ năng vận động, ngôn ngữ và xã hội. Nguồn: Abbottnutrition

Trẻ 5 tuổi gần như đã hoàn thiện các kỹ năng vận động, ngôn ngữ và xã hội

2.14 Giai đoạn phát triển của trẻ 6 tuổi

Đây là cột mốc cuối cùng trong các giai đoạn phát triển của trẻ:

  • Kỹ năng vận động: Trẻ giờ đây có thể kiểm soát các cơ chính, biết giữ thăng bằng và thích các hoạt động như: chạy, nhảy,….
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ có thể nói chuyện trôi chảy và thành thạo ngữ pháp (rất ít khi mắc lỗi). Trẻ có thể đánh vần tên của mình, viết một số chữ cái và số.
  • Kỹ năng xã hội: Trẻ độc lập và đang trong quá trình trở thành người lớn. Trẻ phát triển khiếu hài hước và có thể bắt đầu hiểu cảm xúc của mọi người xung quanh.

3Các câu hỏi liên quan

3.1 Các giai đoạn phát triển của thai nhi

Giai đoạnĐặc điểm sinh lýĐặc điểm bệnh lý
Thời kỳ bào thai (Từ lúc thụ thai đến khi sinh, trung bình 270 ± 15 ngày)

Chia làm 3 giai đoạn:

1. Giai đoạn thụ thai (2 tuần đầu).

2. Giai đoạn phát triển phôi (tuần 2 - 8).

3. Giai đoạn bào thai (từ tuần 9 đến khi sinh).

Nếu có yếu tố tác động trong thời kỳ này, trẻ dễ bị dị tật bẩm sinh hoặc gặp vấn đề phát triển không thể khắc phục sau này.
Giai đoạn thụ thai & phát triển phôi (Tuần 1 - 8)

- Quá trình hình thành và biệt hóa các bộ phận diễn ra.

- 12 tuần đầu là thời gian phát triển quan trọng của các cơ quan.

- Ảnh hưởng của thuốc, bức xạ có thể gây dị tật.

- 3 tháng đầu là thời kỳ quyết định sự hình thành thai nhi.   - Nếu mẹ bị nhiễm hóa chất độc hại hoặc virus TORCH (Toxoplasmo, Rubeola, Cytomegalovirus, Herpes simplex), trẻ dễ mắc dị tật.
Giai đoạn bào thai (Tuần 9 - khi sinh)

- Các cơ quan đã hình thành, thai nhi tiếp tục tăng trưởng và hoàn thiện.

- Tuần 13 - 14: Có thể xác định giới tính thai nhi.

- Tuần 25 - 28: Hoàn thiện cơ quan nội tạng, phát triển chiều dài và cân nặng.

- Tuần 37 - 41: Thai nhi tăng trưởng mạnh về trọng lượng (từ 700g ở quý II, tăng 200g/tuần trong quý III).

- Mẹ cần tăng 10 - 12 kg trong suốt thai kỳ để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho bé.

- Dinh dưỡng được truyền qua rau thai, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng, thai có nguy cơ nhẹ cân và tử vong cao.   - 3 tháng cuối, rau thai suy giảm chức năng

3.2 Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong năm đầu đời

Việc đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ sơ sinh là trách nhiệm quan trọng của cha mẹ. Điều này không chỉ liên quan đến sự an toàn về thể chất mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ trong quá trình chăm sóc bé:

  • Không lay, lắc trẻ: Cổ của trẻ sơ sinh còn rất yếu, nếu bị lắc mạnh có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Luôn quan sát khi trẻ ngủ: Một số trẻ có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn luôn theo dõi giấc ngủ của bé.
  • Đảm bảo an toàn khi di chuyển bằng ô tô: Trẻ sơ sinh cần được đặt ở ghế sau và sử dụng ghế chuyên dụng để đảm bảo an toàn.
  • Cắt nhỏ thức ăn: Thức ăn nên được cắt thành miếng nhỏ để tránh nguy cơ nghẹn. Đồng thời, hạn chế để trẻ chơi với những đồ vật nhỏ có thể gây hóc.
  • Tránh khói thuốc: Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong nhà hoặc xung quanh bé để bảo vệ hệ hô hấp còn non nớt của trẻ.
  • Không để trẻ chơi với vật che kín mặt: Tránh để bé nghịch những món đồ có thể làm cản trở đường thở của trẻ.
  • Tránh để thức ăn và nước nóng gần bé: Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ bỏng do vô tình chạm phải.
  • Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch: Việc tiêm vắc-xin theo đúng thời gian quy định sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt hơn, phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm.

3.3 Cách giúp trẻ sơ sinh phát triển tích cực trong năm đầu tiên

Để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện trong năm đầu đời, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Tạo sự kết nối và kích thích ngôn ngữ

  • Thường xuyên trò chuyện với trẻ: Giọng nói của cha mẹ giúp trẻ cảm thấy an toàn và quen thuộc.
  • Phản hồi âm thanh của bé: Khi bé phát ra âm thanh, hãy lặp lại và mở rộng thành từ ngữ để giúp bé làm quen với ngôn ngữ.
  • Đọc sách cho bé nghe: Giúp trẻ tiếp cận với âm thanh, từ vựng và phát triển kỹ năng ngôn ngữ sớm hơn.
  • Hát và chơi với bé: Âm nhạc không chỉ giúp bé thư giãn mà còn kích thích sự phát triển của não bộ.

Đáp ứng nhu cầu tình cảm và cảm xúc

  • Luôn khen ngợi và thể hiện tình yêu thương: Điều này giúp trẻ cảm nhận được sự an toàn và gắn kết với cha mẹ.
  • Dành nhiều thời gian âu yếm, bế trẻ: Cảm giác được vỗ về giúp bé phát triển sự tin tưởng và cảm giác an toàn.

Chăm sóc chế độ ăn uống hợp lý

  • Không quá lo lắng về cân nặng của trẻ: Sự phát triển của mỗi bé là khác nhau, quan trọng là cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.
  • Duy trì chế độ ăn phù hợp theo độ tuổi: Điều này giúp bé phát triển khỏe mạnh mà không tạo áp lực quá lớn cho cha mẹ.

Khuyến khích vận động và khám phá

  • Quan sát bé khi chơi: Nhận biết dấu hiệu mệt mỏi hoặc khó chịu để điều chỉnh thời gian vui chơi phù hợp.
  • Đánh lạc hướng bé bằng đồ chơi: Khi trẻ bắt đầu di chuyển và khám phá, hãy hướng sự chú ý của bé vào những món đồ an toàn.
  • Đưa bé đến không gian an toàn: Giúp hạn chế nguy cơ bé chạm vào những vật dụng nguy hiểm.

Xem thêm:

Nhìn vào các giai đoạn phát triển của trẻ, bạn không chỉ cần đảm bảo chiều cao và cân nặng phù hợp với lứa tuổi của trẻ, mà còn cần đảm bảo rằng trẻ đang đạt được các kỹ năng vận động, xã hội và ngôn ngữ cần thiết.

Một số trẻ có thể phát triển nhanh hoặc chậm hơn so với tốc độ trung bình, bố mẹ đừng nên quá lo lắng. Hãy dành thời gian đồng hành và theo dõi quá trình phát triển của trẻ để chúng lớn lên khỏe mạnh và an toàn.

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi