Mực là một loại hải sản giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g mực tươi gồm:
Tuy nhiên, mực cũng có thể gây ngộ độc và dị ứng, các mẹ cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi ăn mực. Vậy, mẹ sau sinh ăn mực được không? Hãy tìm hiểu thêm dưới đây để có câu trả lời đầy đủ.
Mực là thực phẩm giàu chất đạm và chất béo
Sau sinh nên ăn mực nếu không có tiền sử dị ứng với loại hải sản này. Mực đem lại rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của mẹ, bao gồm các chất đạm, chất béo không no, omega-3, vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, chế độ ăn uống của mẹ sau sinh cần được cân nhắc kỹ lưỡng để bổ sung đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Mẹ nên ăn mực ở mức độ vừa phải và đảm bảo vệ sinh, để tránh bị đầy bụng, khó tiêu và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến hải sản.
Mực là chứa rất nhiều sắt và canxi, cung cấp đầy đủ sắt cho cơ thể mẹ sau sinh, giúp sản sinh hồng cầu và giải quyết các vấn đề thiếu máu. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau sinh.
Bé tiếp nhận các dưỡng chất thông qua sữa mẹ. Việc bổ sung mực vào chế độ ăn uống giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, mực chứa chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất đa dạng, giúp giảm thiểu nguy cơ các bệnh về tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Mực là thực phẩm giàu canxi và photpho. Cả hai loại khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và bảo vệ hệ thống xương, răng, móng của mẹ sau sinh và bé. Ngoài ra, canxi và photpho còn hỗ trợ sản xuất sữa cho bé, giữ cho tóc và móng của mẹ luôn khỏe mạnh.
Trong mực còn chứa vitamin B12 và B3, cả hai loại vitamin này đều tốt cho tim mạch và ổn định lượng đường trong máu, cụ thể:
Vitamin B12 hỗ trợ cho sự phát triển và hoạt động của hệ thần kinh, giúp sản xuất tế bào hồng cầu trong máu. Điều này giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho các tế bào, cải thiện chức năng tim mạch và hệ thống tuần hoàn.
Vitamin B3 (niacin) giúp ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ cho việc trao đổi chất, giúp cơ thể chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng. Điều này giúp cơ thể của mẹ sau sinh có đủ năng lượng phục hồi và hoạt động.
Mực là một thực phẩm tốt cho tim mạch của mẹ sau sinh
Ngoài việc cung cấp canxi, photpho, vitamin B12, B3 như đã đề cập ở trên, mực còn chứa 1 lượng magie dồi dào. Đây là một khoáng chất cần thiết cho quá trình hoạt động của hệ thần kinh, giúp giảm đau và căng cơ.
Vì thế, việc bổ sung mực vào chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ cho sự phục hồi của cơ thể, giúp mẹ sau sinh tránh được tình trạng mệt mỏi, đau đầu và giảm căng thẳng. Đồng thời, mực còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, vitamin A, D, E và K giúp tăng cường sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
Những mẹ sinh thường có thể ăn mực sớm hơn các mẹ sinh mổ. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ có thể bắt đầu ăn mực từ tháng thứ 3 sau sinh. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa và cơ thể đã được phục hồi sau quá trình sinh. Nếu mẹ sau sinh ăn mực quá sớm có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu và kích ứng.
Tốt nhất, các mẹ cần tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết thời điểm và lượng mực có thể ăn. Đồng thời, mẹ sau sinh nên ăn mực có kiểm soát, tránh lạm dụng gây ra tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Mực là loại thực phẩm có tính hàn cao và cần ăn có kiểm soát để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là 5 điều cần lưu ý khi ăn mực:
Cơ thể mẹ có tính hàn cao nên hạn chế ăn mực, để tránh ảnh hưởng đến tử cung và sức khỏe của mẹ.
Không nên ăn mực cùng với các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như dưa hấu, cam, bưởi,... để tránh bị ngộ độc.
Hạn chế ăn mực chế biến sẵn như mực rim, bởi chúng chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Mẹ bị dị ứng với hải sản hoặc có tiền sử bị phát ban, dị ứng thời tiết cũng nên hạn chế ăn mực, để tránh bị dị ứng hoặc ngộ độc.
Hạn chế ăn mực vào bữa tối, vì cơ thể sẽ khó tiêu hóa và đào thải. Thay vào đó, mẹ nên ăn mực trong bữa trưa để cơ thể hấp thu tốt hơn và không bị đầy bụng.
Nếu mẹ có bất kỳ thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chi tiết hơn.
Nếu cơ thể mẹ sau sinh đã được phục hồi sau 1 tháng thì hoàn toàn có thể ăn mực. Bởi, mực là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể của mẹ và bé, giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe sau sinh.
Tuy nhiên, các mẹ cần ăn mực một cách kiểm soát, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều hoặc không đúng cách.
Sau khoảng 3 tháng, khi cơ thể mẹ sau sinh đã phục hồi hoàn toàn, các mẹ sinh mổ có thể ăn được mực. Vì thời gian này đủ để các cơ quan hoạt động khỏe mạnh và giúp mẹ tiêu hóa thực phẩm tốt hơn.
Ngoài ra, mực là loại thực phẩm dễ gây kích ứng da, đặc biệt là ở vết mổ sau sinh. Do đó, chỉ nên ăn khi vết mổ đã lành để tránh gây ra các vấn đề về da và tác động đến quá trình phục hồi vết mổ.
Mực có thể làm cho vết mổ sau sinh bị kích ứng
Trên thực tế, mực khô không còn giữ được nhiều dinh dưỡng như mực tươi, do quá trình làm khô đã làm giảm lượng vitamin và chất dinh dưỡng có trong mực.
Ngoài ra, nếu sản phẩm mực khô không đảm bảo chất lượng hoặc chế biến không đúng cách, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.
Do đó, mẹ nên hạn chế ăn mực khô và nên ưu tiên ăn các loại mực tươi để cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe mẹ và bé. Nếu mẹ vẫn muốn ăn mực khô, nên chọn sản phẩm mực khô có chất lượng tốt và chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Sản phụ cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh hậu sản sau sinh như trầm cảm sau sinh, hậu sản mòn, băng huyết sau sinh, bị trĩ sau sinh.
Bài viết trên AVAKids đã giúp các mẹ trả lời câu hỏi sau sinh ăn mực được không? Hy vọng những thông tin trên bổ ích với mẹ sau sinh. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có thắc mẹ nên tìm gặp bác sĩ để có câu trả lời đúng nhất.
Ngọc Hiền tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!