Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì? Mách mẹ những loại thực phẩm cần thiết cho bé

Đóng góp bởi: Võ Như Quỳnh
Cập nhật 27/12
233 lượt xem

Trẻ chậm mọc răng có thể khiến cha mẹ lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các mẹ hãy cùng tham khảo các tư vấn sức khỏe liên quan đến tình trạng mọc răng chậm và cách cải thiện nhé.

1Tiến trình mọc răng bình thường ở trẻ

Trẻ chậm mọc răng phải làm sao?

Tiến trình mọc răng của trẻ

Thông thường khi được 9 tháng tuổi trẻ sẽ mọc xong chiếc răng cửa đầu tiên và dần mọc các răng tiếp theo. Tiến trình mọc răng bình thường ở hầu hết trẻ nhỏ diễn ra như sau:

  • 6 tháng tuổi: Bắt đầu mọc răng cửa hàm dưới.
  • 11 tháng tuổi: Mọc 4 chiếc răng cửa gồm 2 hàm trên và 2 hàm dưới.
  • 15 tháng tuổi: Mọc tiếp 4 răng cửa ở bên cạnh răng cửa giữa.
  • 19 tháng tuổi: Mọc 4 chiếc răng hàm nhỏ ở cả hàm dưới và hàm trên.
  • 23 tháng tuổi: Mọc 4 răng nanh ở cả 2 hàm.
  • 27 tháng tuổi: Mọc 4 răng số 5.
  • Từ 6 tuổi - 12 tuổi: Mọc răng vĩnh viễn.
  • Răng khôn: Sau 17 tuổi

Chiếc răng đầu tiên bắt đầu nhô lên từ 6 tháng tuổi và bộ răng sữa mọc cơ bản đầy đủ vào khoảng 2 - 2,5 tuổi. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng có lịch trình mọc răng đều đặn như thế. Có những trẻ răng mọc rất sớm nhưng cũng có những trẻ chậm mọc răng, khi đã hơn 12 tháng vẫn chưa có chiếc răng nào.

2Thế nào là trẻ chậm mọc răng?

Sau 12 tháng tuổi mà răng sữa chưa bắt đầu mọc là trẻ chậm mọc răng, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám kịp thời. Đây là một trong những tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ em.

Tình trạng chậm mọc răng để quá lâu có thể dẫn tới các biến chứng không tốt về sau như: viêm thân răng, sâu răng, răng vĩnh viễn mọc lệch.

Có thể bạn quan tâm: Những ảnh hưởng nếu như răng sữa mọc lệch, ba mẹ cần chú ý

3Trẻ chậm mọc răng do những nguyên nhân nào?

Nguyên nhân chủ quan

Một số nguyên nhân chủ quan khiến trẻ chậm mọc răng:

  • Trẻ suy dinh dưỡng, không có sự cân bằng và đầy đủ dưỡng chất khiến quá trình mọc răng không diễn ra theo đúng thời gian.
  • Trẻ bị thiếu canxi. Nếu trẻ bú mẹ thì thường sẽ đầy đủ canxi. Thiếu canxi hay xảy ra với trẻ bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ quá nghèo nàn do mẹ ăn uống quá kiêng khem.
  • Trẻ bị thiếu vitamin K2. Vitamin K2 là trung gian đưa canxi từ máu tới răng, nếu thiếu vitamin K thì quá trình đưa canxi tới răng và xương chỉ đạt hiệu suất khoảng 30%.
  • Trẻ bị các bệnh như suy tuyến giáp, hội chứng Down,... Khi bị suy tuyến giáp, trẻ không chỉ mọc răng vĩnh viễn chậm hơn bình thường mà còn kèm theo các tình trạng như chậm về khả năng di chuyển, chậm nói, thừa cân.
  • Viêm lợi hoặc nhiễm khuẩn khoang miệng cũng khiến trẻ chậm mọc răng vì vi khuẩn, và nấm sẽ làm cho nướu bị tổn thương. Trường hợp này sẽ đi kèm triệu chứng: chán ăn, trẻ quấy khóc đêm, hơi thở có mùi hôi.
  • Thiếu vitamin D: Vitamin D là loại vitamin quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi vì vậy thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.
  • Hấp thụ quá nhiều phốt-pho: Phốt-pho ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Vì thế trẻ thừa chất này sẽ bị thiếu canxi khiến trẻ chậm mọc răng. Thừa phốt-pho còn có thể kèm theo các biểu hiện như suy thận, tim phình to, xơ cứng mạch máu.
  • Còi xương: Trẻ bị còi xương do giảm hấp thụ vitamin D, thiếu chất béo, chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Trẻ bị còi xương ngoài chậm mọc răng còn có một số biểu hiện như: trẻ đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, ngực lép, thóp rộng.
Có thể bạn quan tâm: Vì sao trẻ 3 tháng tuổi hay chảy nước miếng và một số điều ba mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân khách quan

Một số nguyên nhân khách quan khiến trẻ chậm mọc răng:

  • Lợi quá cứng: Một số trẻ do lợi quá cứng nên răng không nhú lên được. Cha mẹ có thể sờ vào nướu, massage nướu để kích thích hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để có biện pháp khắc phục.
  • Sinh lý: Có một số trường hợp trẻ chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển thể chất bình thường thì đó là do sinh lý của trẻ.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình, họ hàng từng có người chậm mọc răng cũng có thể ảnh hưởng.
  • Trẻ bị sinh non: Do thời điểm sinh còn sớm, cơ thể chưa được cung cấp đủ lượng dưỡng chất, nên có khả năng trẻ chậm mọc răng hơn các bé sinh đủ tháng. 

4Trẻ chậm mọc răng có nguy hiểm không?

Trẻ chậm mọc răng có thể không nguy hiểm nhưng tình trạng kéo dài có thể gây ra một số biến chứng như răng vĩnh viễn không đẹp, răng vĩnh viễn mọc trước răng sữa khiến bé có “hàm răng đôi”. 

Cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ chậm mọc răng, thời gian mọc răng của mỗi trẻ không giống nhau. Cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám định kỳ để xác định xem có vấn đề gì bất thường không.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn ba mẹ cách khắc phục tình trạng răng sữa bị sâu hiệu quả

5Cách xử trí khi trẻ chậm mọc răng

Thay đổi lối sống

Khi trẻ chậm mọc răng, cha mẹ cần quan sát lại tình trạng sức khỏe của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân để có những thay đổi phù hợp. Người mẹ không nên quá kiêng khem, nên ăn uống đa dạng để cung cấp cho trẻ chất dinh dưỡng đầy đủ nhất. 

Khi trẻ được 1 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng. Thói quen này cần phải được duy trì liên tục mỗi ngày 15 cho tới 30 phút.

Trong quá trình chuẩn bị thức ăn dặm, mẹ cho trẻ dùng thêm chế phẩm từ sữa, thực phẩm nhiều vitamin, dầu ăn cho bé. Thực đơn cần phải có đầy đủ các yếu tố như tinh bột, chất béo, đạm, đường. Ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm hay hoa quả có chứa các chất cần thiết cho răng.

Trẻ chậm mọc răng cần bổ sung những chất gì?

Canxi là yếu tố quan trọng nhất cấu thành răng vì vậy mẹ hãy chú ý bổ sung canxi cho trẻ qua thực phẩm. Mẹ trong giai đoạn cho con bú cần tăng cường canxi cho cơ thể bằng cách uống viên uống bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ và ăn nhiều trứng, sữa, các loại hải sản,...

Mẹ cũng nên bổ sung vitamin D cho trẻ bằng thực phẩm chứa vitamin D như: tôm, cua, trứng, cá, ghẹ, hàu, nấm, rau cải xanh,... Vitamin K2 có nhiều trong các thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, sữa tươi, phô mai, rau cải bó xôi, cải xoăn. Ngoài ra, mẹ có thể xay trái cây thành sinh tố, nước ép cũng bổ sung được các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ.

Thông thường vitamin D cần bổ sung thêm 400UI/ngày đối với trẻ dưới 1 tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức dưới 600ml/ngày để dự phòng thiếu vitamin D cho trẻ. Khi bổ sung bất cứ chất gì ở dạng thuốc, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các món cháo tôm cho bé giúp bổ sung vitamin D an toàn
Trẻ chậm mọc răng cần bổ sung gì?

Bổ sung thực phẩm giàu canxi và vitamin cho răng 

6Những lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng mà cha mẹ cần biết

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ chậm mọc răng để cải thiện tình trạng:

  • Xây dựng thời gian biểu ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, phù hợp và duy trì thành thói quen
  • Cho trẻ vận động cơ thể thường xuyên để trẻ ăn ngon miệng hơn và không nên cho trẻ ăn vặt
  • Đồ ăn cho bé cần ấm hoặc nguội, không quá nóng hay quá lạnh.
  • Có thể dùng kem đánh răng trẻ em, bàn chải mềm, nước muối sinh lý, rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ
  • Khám nha khoa định kỳ.
Trẻ chậm mọc răng

Kem đánh răng cho bé từ 6 tháng tuổi KuKu hương dâu 50g

7Đôi lời từ AVAKids

Hy vọng với những thông tin trên đây cha mẹ đã có thêm những ý tưởng để xử lý khi trẻ chậm mọc răng. Chậm mọc răng ở trẻ không nguy hiểm, nhưng để tránh nguy cơ biến chứng xấu về sau, cha mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ và thay đổi lối sống, bổ sung dinh dưỡng để răng trẻ phát triển tốt hơn. 

Quỳnh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Trúc Lâm

Xem thêm: 

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi