Vitamin A có tác dụng gì? Cách bổ sung vitamin A hợp lý cho cơ thể

Đóng góp bởi: Lê Thị Huỳnh Gấm
Cập nhật 19/12
2346 lượt xem

Mỗi loại vitamin và khoáng chất đều có công dụng riêng và vitamin A thường được mọi người biết đến như một nhóm chất tăng cường thị lực và đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy vitamin A là gì? Hãy cùng AVAKids tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé!

1Tìm hiểu về vitamin A

1.1. Vitamin A là gì?

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu của con người. Vitamin A tồn tại ở dạng retinol (trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật) và dạng caroten (trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật) trước khi được chuyển hóa và hấp thụ vào cơ thể.

Vitamin A rất nhạy cảm trong không khí, tan trong chất béo và không tan trong nước, nên thường được tích lũy trong mô mỡ của tế bào gan.

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu

Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu

1.2. Chức năng của vitamin A trong cơ thể

Vitamin A có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và phát triển thị lực, thể chất ở thai nhi, vì vậy việc bổ sung dưỡng chất này là vô cùng cần thiết. Trong đó, chức năng đối với thị lực và sức khỏe của mắt là nổi bật nhất.

Ngoài ra, vitamin A còn giúp bảo vệ và duy trì giác mạc, kết mạc của mắt. Các mô niêm mạc như da, ruột, phổi, bàng quang và tai trong cũng được duy trì nhờ vào việc bổ sung đầy đủ hàm lượng vitamin A cho cơ thể.

Vitamin A có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng thể chất ở thai nhi

Vitamin A có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng thể chất ở thai nhi

1.3. Thiếu vitamin A gây ra bệnh gì?

Vitamin A là một vi chất chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ thể, tuy nhiên lại có đóng góp khá lớn cho việc duy trì sức khỏe của con người. Thiếu hụt vitamin A có thể gây ra một số bệnh lý liên quan đến mắt như khô giác mạc, khô màng tiếp hợp, kết mạc mắt sừng hóa, biến dạng,...

Cơ thể thiếu vitamin A cũng dễ mắc bệnh quáng gà, thị lực của người bệnh giảm dần trong điều kiện thiếu ánh sáng. Ngoài ra, cơ thể cũng dễ mắc một số bệnh da liễu vì hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu đi do không bổ sung đủ lượng vitamin A cho cơ thể.

Thiếu hụt vitamin A có thể gây ra một số bệnh lý liên quan đến mắt

Thiếu hụt vitamin A có thể gây ra một số bệnh lý liên quan đến mắt

2Tác dụng của vitamin A đối với cơ thể

2.1. Bảo vệ mắt, phát triển thị lực

Võng mạc cần nhiều vitamin A để giúp chuyển các tia sáng thành hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy. Ngoài ra bổ sung đầy đủ lượng vitamin A có thể làm chậm tiến triển của các bệnh về mắt có gây tổn hại tới võng mạc.

Bảo vệ mắt, phát triển thị lực

Bảo vệ mắt, phát triển thị lực

2.2. Bảo vệ biểu bì mô

Vitamin A góp phần cân bằng và duy trì độ ẩm cho da, giúp kiềm hãm quá trình lão hóa của các biểu bì mô. Ngoài ra vitamin còn tạo nên hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, giúp bảo vệ da. 

Bảo vệ biểu bì mô

Bảo vệ biểu bì mô

2.3. Có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Theo một nghiên cứu của MSN, tăng lượng vitamin A tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống, có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy, dạng ung thư da phổ biến thứ hai, hoặc ung thư hạch Hodgkin, ung thư cổ tử cung, phổi.

Có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

2.4. Hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Vitamin A tham gia vào quá trình hình thành, phát triển hệ miễn dịch và sức đề kháng. Chính vì thế, nó giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, có tác dụng trên nhiều bộ phận và chức năng khác nhau.

Vitamin A giúp cho việc tiết ra chất nhầy tại mắt, phổi, ruột và bộ phận sinh dục giúp ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân truyền nhiễm. Ngoài ra vitamin A còn giúp đảm bảo sức khỏe bạch cầu - tế bào giúp thu giữ và loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh từ máu.

Hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

2.5. Chăm sóc da

Trong việc chăm sóc da mặt, vitamin A còn có một tên gọi khác là retinol, là một hợp chất có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa tế bào và kích thích sự sản sinh collagen ở da. Ngoài ra, vitamin A còn là một chất chống oxy hóa mạnh với công dụng trị mụn, làm mờ vết chân chim và đồi mồi trên da.

Chăm sóc da

Chăm sóc da

2.6. Giúp xương chắc khỏe

Cả hai quá trình nguyên bào và hủy cốt bào phân hủy xương đều chịu ảnh hưởng bởi vitamin A. Do vậy bạn cần bổ sung vitamin A ở mức phù hợp để giúp xương chắc khỏe. Một số thực phẩm giàu vitamin A như thịt, cá, ngũ cốc yến mạch và các chất bổ sung vitamin.

Yến mạch nguyên chất cán dẹt Quaker 600g

Yến mạch nguyên chất cán dẹt Quaker 600g

2.7. Thúc đẩy sự tăng trưởng và sinh sản khỏe mạnh

Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể, xây dựng sức đề kháng các hệ cơ quan trong cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại tác động của vi khuẩn, sản sinh và cấu tạo chức năng của các tế bào bạch cầu, giúp thu giữ và loại bỏ vi khuẩn và các mầm bệnh khác từ máu.

Thúc đẩy sự tăng trưởng và sinh sản khỏe mạnh

Thúc đẩy sự tăng trưởng và sinh sản khỏe mạnh

3Cách bổ sung vitamin A

3.1. Bổ sung bằng thực phẩm giàu vitamin A

Bạn có thể dễ dàng bổ sung vitamin với các món ăn mỗi ngày. Việc này vừa không chỉ giúp cơ thể nạp thêm vitamin A mà còn là các loại vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Một số thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến như gan các loại động vật như vịt, lợn, bò, gà,... và các loại rau củ như khoai lang nướng, cà rốt, rau bina,...

Bổ sung bằng thực phẩm giàu vitamin A

Bổ sung bằng thực phẩm giàu vitamin A

3.2. Bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin A

Ngoài bổ sung vitamin A thông qua các loại thực phẩm, bạn có thể sử dụng các dạng thực phẩm chức năng để dễ kiểm soát liều lượng sử dụng. Điển hình là viên dầu cá - thực phẩm giúp bổ sung vitamin A, vitamin D, omega 3 cho cơ thể và giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, tốt cho mắt, da.

Hoặc bổ sung bằng vitamin tổng hợp cho bé chứa vitamin A được Tổ chức Y Tế thế giới WHO khuyến cáo người dân nên chủ động bổ sung để năng cao sức khỏe, sức đề kháng, giúp cải thiện trí nhớ và giảm các triệu chứng trầm cảm và giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và một số bệnh về mắt rất phổ biến khác.

Siro Special Kid Multivitamines tăng cường sức đề kháng 125 ml

Siro Special Kid Multivitamines tăng cường sức đề kháng 125 ml

Tùy theo độ tuổi, giới tính, giai đoạn mà nhu cầu bổ sung vitamin A với từng đối tượng là khác nhau. Bạn nên bổ sung lượng vitamin A theo bảng nhu cầu vitamin A khuyến nghị của Bộ Y tế như sau:

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: 375 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 9 tuổi: 400 - 500 mcg/ngày.
  • Nam nữ thiếu niên từ 10 - 18 tuổi: 600mcg/ngày.
  • Nam nữ trưởng thành từ 19 - 60 tuổi: 500 - 600 mcg/ngày.
  • Phụ nữ có thai (trong cả thời kỳ): 800mcg/ngày.
  • Bà mẹ đang cho con bú: 850 mcg/ngày.
Bổ sung lượng vitamin A cho trẻ theo bảng nhu cầu khuyến nghị

Bổ sung lượng vitamin A cho trẻ theo bảng nhu cầu khuyến nghị

4Tình trạng thiếu hụt vitamin A

4.1. Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A

Vitamin A là một vi chất rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên cơ thể lại không thể tự tổng hợp vitamin A nên việc bổ sung vitamin A chủ yếu nhờ vào khẩu phần ăn cùng những một số thực phẩm chức năng. Vì thế, tình trạng thiếu hụt vitamin A có thể xảy ra với một vài đối tượng.

  • Do khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin A: Nếu bạn ăn thực phẩm ít vitamin A và ít chất béo, điều này làm giảm sự hấp thụ vitamin A. Sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A quan trọng cho trẻ nhỏ, vì vậy trẻ chưa được bú sữa mẹ những tháng đầu rất dễ bị thiếu vitamin A dẫn đến thiếu hụt.
  • Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: Trong trường hợp này, nhu cầu vitamin A trong cơ thể tăng cao nhằm bảo vệ trước tác nhân gây bệnh từ đó gây cho cơ thể bị thiếu hụt vitamin A trong thời gian ngắn.
  • Suy dinh dưỡng: Điều này là do thiếu protein làm suy yếu quá trình trao đổi chất, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, việc thiếu hụt một số vi chất dinh dưỡng như kẽm cũng có thể làm suy giảm quá trình chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.
Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A

Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A

4.2. Ảnh hưởng khi thiếu hụt vitamin A

Tình trạng thiếu hụt vitamin A phổ biến ở nhiều quốc gia đang phát triển và cơ thể không thể tiếp cận được nguồn thực phẩm chứa vitamin A. Vì vậy, điều này có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe sau đây:

  • Nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở trẻ em là thiếu vitamin A, tuy nhiên điều này chưa có biện pháp phòng ngừa.
  • Làm tăng nguy cơ tử vong và độ nghiêm trọng do nhiễm trùng như sởi và tiêu chảy.
  • Phụ nữ trong thời gian thai kỳ bị thiếu vitamin A có nguy cơ thiếu máu, tử vong và khiến thai nhi chậm phát triển.
  • Làn da bị thiếu vitamin A dễ gặp phải các vấn đề về da như tăng sừng và mụn trứng cá.
Ảnh hưởng khi thiếu hụt vitamin A

Ảnh hưởng khi thiếu hụt vitamin A

4.3. Điều trị thiếu hụt vitamin A

Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin A có thể được điều trị bằng vitamin A palmitate trong dầu với 60.000 đơn vị uống/lần/ngày trong 2 ngày tùy theo từng đối tượng và độ tuổi khác nhau. Sau đó, có thể bổ sung 4.500 đơn vị uống một lần/ngày.

Điều trị vitamin A cho người kém hấp thu và mắc chứng bệnh về máu

Đối với người kém hấp thu, có biểu hiện nôn mửa hoặc xuất hiện triệu chứng liên quan đến bệnh về máu thì cần bổ sung liều lượng vitamin A như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Liều 50.000 đơn vị.
  • Trẻ 6 - 12 tháng: Liều 100.000 đơn vị.
  • Trẻ trên 12 tháng: Liều 200.000 đơn vị.
  • Áp dụng tiêm trong 2 ngày đối với người lớn và sau đó ít nhất 2 tuần có thể tiêm liều thứ ba.
  • Liều lượng được khuyến cáo ở trên có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh sởi phức tạp.

Điều trị vitamin A cho trẻ mắc bệnh sởi

Trẻ bị thiếu vitamin A có nguy cơ mắc bệnh sởi nặng, vì vậy việc điều trị bằng vitamin A có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, rút ngắn thời gian rối loạn và giảm thiểu nguy cơ tử vong. Tất cả trẻ em mắc bệnh sởi được khuyến cáo tiêm 2 liều vitamin A cách nhau 24 giờ với liều lượng sau đây:

  • Trẻ dưới 12 tháng: Liều 100.000 đơn vị.
  • Trẻ trên 12 tháng: Liều 200.000 đơn vị.
Trẻ bị thiếu vitamin A có nguy cơ mắc bệnh sởi nặng

Trẻ bị thiếu vitamin A có nguy cơ mắc bệnh sởi nặng

Điều trị vitamin A cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ trong thời gian thai kỳ hoặc đang cho con bú có thể tiêm liều dự phòng hoặc liều lượng không vượt quá 10.000 đơn vị (3000 RAE)/ngày. Điều này để đảm bảo an toàn cho mẹ và tránh những tổn thương cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Điều trị vitamin A ở trẻ sơ sinh có mẹ dương tính với HIV

Đối với trẻ sơ sinh có mẹ dương tính với HIV cần được tiêm liều lượng 50.000 đơn vị (15.000 RAE) trong vòng 48 giờ sau sinh. Dù vậy, khả năng hấp thu của trẻ sơ sinh còn yếu nên không thể tiêm vitamin A liều lượng lớn trong nhiều ngày, tránh tình trạng trẻ bị ngộ độc.

Phụ nữ trong thời gian thai kỳ hoặc đang cho con bú nên bổ sung vitamin A

Phụ nữ trong thời gian thai kỳ hoặc đang cho con bú nên bổ sung vitamin A

4.4. Biện pháp phòng ngừa thiếu hụt vitamin A

Để phòng ngừa thiếu hụt vitamin A, bạn cần bổ sung các loại thực phẩm như rau lá xanh đậm, trái cây có màu đậm hoặc sáng màu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Sữa, ngũ cốc, gan động vật, lòng đỏ trứng cũng là những thực phẩm giàu vitamin A, giúp tăng cường vitamin và có lợi cho sức khỏe.

Nếu trẻ bị dị ứng sữa, bố mẹ nên cung cấp vitamin A cho trong những lần uống sữa bột. Ngoài ra, trẻ em từ 1 - 5 tuổi được khuyến cáo uống vitamin A palmitate trong dầu 200.000 đơn vị mỗi 6 tháng một lần để phòng ngừa thiếu hụt vitamin A. Cụ thể trẻ sơ sinh dưới 6 tháng dùng liều 50.000 đơn vị/lần và trẻ từ 6 - 12 tháng dùng liều 100.000 đơn vị/lần.

Sữa bột Enfagrow A+ Neuropro số 3 1.7 kg

Sữa bột Enfagrow A+ Neuropro số 3 1.7 kg

5Tác dụng phụ và độc tính khi bổ sung quá liều vitamin A

Vitamin A là vitamin hòa tan trong chất béo nên có thể được lưu trữ trong cơ thể. Trong thời gian dài, hàm lượng tích tụ quá liều dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thậm chí có nguy cơ tử vong. Nếu cơ thể hấp thụ một liều lượng vitamin A quá cao trong thời gian ngắn có thế bị ngộ độc cấp tính như tổn thương gan hoặc tăng áp lực não bộ.

Nếu cơ thể tiếp thu liều lượng vitamin A gấp 10 lần liều khuyến cáo trong thời gian dài sẽ xảy ra ngộ độc mãn tính. Các triệu chứng khi ngộ độc mãn tính bao gồm rối loạn thị lực, đau nhức xương khớp, buồn nôn, rụng tóc, đau đầu hoặc da khô, vàng da.

Nếu cơ thể hấp thụ một liều lượng vitamin A quá cao có thế bị ngộ độc

Nếu cơ thể hấp thụ một liều lượng vitamin A quá cao có thế bị ngộ độc

6Lưu ý khi bổ sung vitamin A cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Khi bổ sung vitamin A cho phụ nữ mang thai và cho con bú phải cực kỳ thận trọng để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ sơ sinh và những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Thời kỳ mang thai: Các mẹ không nên sử dụng liều cao vitamin A hoặc các chế phẩm tổng hợp cùng loại (≥ 10.000 IU/ ngày) để tránh nguy cơ dị tật ở thai nhi.
  • Giai đoạn cho con bú: Giai đoạn này mẹ có thể bổ sung vitamin A hàng ngày theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ để trẻ được hấp thụ vitamin A hiệu quả.
Lưu ý khi bổ sung vitamin A cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Lưu ý khi bổ sung vitamin A cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú

Xem thêm:

Vitamin A có vai trò quan trong cho sự hoạt động của các hệ cơ quan và sự phát triển của con người. Hy vọng bạn có thể có cho mình những phương pháp bổ sung Vitamin A đầy đủ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì bạn hãy truy cập website avakids.com hoặc liên hệ tổng đài 1900.866.874 (8:00 - 21:30) để được giải đáp nhé!

1. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-Consumer/

2. https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-a

3. https://www.nhs.uk/conditions/vitamins-and-minerals/vitamin-a/

Bài viết có hữu ích với bạn không?

Không

Cám ơn bạn đã phản hồi!

Xin lỗi bài viết chưa đáp ứng nhu cầu của bạn. Vấn đề bạn gặp phải là gì?

Bài tư vấn chưa đủ thông tin
Chưa lựa chọn được sản phẩm đúng nhu cầu
Bài tư vấn sai mục tiêu
Bài viết đã cũ, thiếu thông tin
Gửi