Câu trả lời là nên. Bé 6 tháng tuổi là thời điểm hoàn hảo để mẹ nên cho các bé ăn dặm. Bởi lúc này bé cần nhiều năng lượng hơn, cần bổ sung thêm dinh dưỡng bên cạnh sữa mẹ để đủ cứng cáp và khỏe mạnh.
Thời gian đầu, ba mẹ quan sát xem trẻ có dị ứng với các loại thực phẩm nào không để phòng tránh. Tất cả các loại thức ăn cho trẻ bắt đầu ăn dặm không được thêm gia vị cũng như cần được xay nhuyễn, nghiền nhỏ, lọc các dị vật để bé nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Với các bé 6 tháng tuổi thì tần suất ăn dặm của trẻ là 1 ngày 1 lần và kết hợp bú sữa mẹ. Lượng thức ăn bé cần hấp thụ lúc này là từ 30 - 60ml/bữa. Mẹ có thể cho trẻ bắt đầu từ bột ngọt sau đó chuyển qua bột mặn hoặc mẹ có thể tập cho bé ăn cháo nấu loãng cùng thức ăn xay, nghiền, rồi tăng dần độ sệt, đặc.
Ở thời điểm vừa mới bắt đầu ăn dặm, trẻ chỉ ăn được khoảng 1 - 2 muỗng. Nếu trẻ tỏ vẻ hợp tác thì mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn đến khi trẻ có thể ăn được từ 30 - 60ml trong mỗi lần ăn.
Theo như khuyến nghị thì trong 2 tháng đầu, mẹ nên ghi nhớ cho trẻ bắt đầu bằng 1 bữa/ngày, rồi từ từ tăng thêm cho đến khi trẻ có thể ăn được 3 bữa/ngày. Lưu ý, khi trẻ bắt đầu tăng số lần ăn dặm thì lượng sữa trẻ bú sẽ giảm. Tuy nhiên, mẹ cần cho trẻ tiếp tục duy trì nguồn sữa mẹ cho đến khi được 1 tuổi.
Lượng ăn dặm cho bé 6 tháng trong một ngày
Bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là bột được chiết xuất từ các loại rau, củ, quả giàu chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Các loại bột này bổ sung thêm nhiều vitamin A, vitamin B, C, D cùng chất khoáng hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.
Việc lựa chọn cẩn thận một sản phẩm ăn dặm cho những năm đầu đời của bé là điều cực kỳ quan trọng. Thành phần dinh dưỡng in trên bao bì của sản phẩm là điều mà các mẹ nên lưu ý đầu tiên để con mình luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.
Thịt heo, bò, gà là nguồn cung cấp chất đạm lớn nhất dành cho cho các bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, dạ dày của trẻ vẫn đang còn yếu cho nên các mẹ cần phải lưu ý nấu chín, hầm nhừ, lọc bỏ xương, gân mỡ, xay mịn các loại thịt khi chế biến làm đồ ăn cho bé.
Với hệ tiêu hóa còn non yếu, phụ huynh nên bắt đầu cho bé thử ăn những loại trái cây mềm, nhiều nước như chuối, bơ, đu đủ,...
Rau củ là một trong những loại thực phẩm thiết yếu trong thực đơn ăn dặm hàng ngày dành của trẻ. Với hệ tiêu hóa vẫn đang còn yếu của bé mới 6 tháng tuổi, các mẹ nên lựa chọn những loại rau củ điển hình như đậu xanh, khoai lang, bí đỏ, cà rốt,... nghiền để chiến biến thức ăn cho con.
Trong lúc bé tập ăn dặm, các mẹ nên tiếp tục duy trì việc cho con uống sữa mẹ hay các loại sữa bột cho bé bởi sữa một nguồn bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng và không thể thiếu với trẻ nhỏ. Nếu như mẹ bắt đầu cho bé sử dụng sữa công thức thì việc bổ sung các thành phần như GOS, HMO, Probiotic,... giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ là điều rất cần thiết. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé còn rất non nớt, vì vậy mẹ cần đảm bảo trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh để hấp thu tốt, giúp bé phát triển toàn diện.
Dưới đây là một số sản phẩm sữa bột giúp cải thiện tiêu hóa cho bé, từ đó tăng khả năng hấp thu cho bé:
Sữa bột Friso Gold Pro số 4 800g (3 - 6 tuổi)
Mua ngay các sản phẩm sữa bột cho bé ưu đãi hấp dẫn
Đây là nhóm dinh dưỡng cần thiết cho hệ thần kinh trung ương và là nguồn năng lượng thiết yếu để các cơ quan trong cơ thể hoạt động có hiệu quả nhất. Do vậy, mẹ cần bổ sung thêm nhóm chất đường bột như gạo, bột yến mạch, khoai tây,... vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
Bé 6 tháng vừa bắt đầu ăn dặm thì có thể ăn thịt heo, bò, gà và 1/2 lòng đỏ trứng gà. Mẹ lưu ý chưa nên cho bé ăn bồ câu, cá đồng, cá biển, hải sản vì hệ tiêu hoá của bé vẫn chưa hoàn thiện.
Đối với trẻ 6 tháng, mỗi ngày mẹ nên bổ sung 5ml dầu ăn dặm hoặc mỡ động vật cho bé như mỡ heo, mỡ gà, mỡ cá hồi.
Vitamin và khoáng chất giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể bé diễn ra có hiệu quả. Ngoài ra nhóm này còn có công dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và điều hòa lượng cholesterol trong máu. Mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ thông qua các trái cây và rau củ quả.
Nhóm vitamin và khoáng chất cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tuần 4
Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ khi nói về ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm là cho trẻ làm quen với thức ăn loãng, mịn. Điều này giúp cho bé không phản ứng với thức ăn lạ, đồng thời dạ dày còn yếu của trẻ có thể bắt kịp được với quá trình tiêu hóa những đồ ăn phức tạp hơn.
Để tránh cho hệ tiêu hóa còn chưa phát triển của trẻ quá sức khi hoạt động, khi mới cho trẻ học ăn thì các mẹ nên cho bé ăn từ từ khoảng 1 - 2 muỗng, khi bé bắt đầu quen thì tăng lượng thức ăn hàng ngày lên.
Kể cả khi bé ăn rất ngon miệng và hết phần thức ăn dặm đã được chuẩn bị thì mẹ cũng không nên cho trẻ ăn thêm để phòng tránh các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ngay từ khi còn nhỏ.
Bước vào giai đoạn đầu của ăn dặm, mẹ nên cho trẻ làm quen với các thức ăn có vị ngọt trước. Ví dụ như bột ăn dặm có vị sữa sẽ khiến bé thích hơn bởi vị này có phần giống với sữa mẹ.
Sau một thời gian khi bé đã quen thì có thể cho con bắt đầu làm quen các loại bột ăn dặm mặn được chế biến từ thịt, cá, hoặc các loại mì ăn dặm cho bé,... Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn bữa phụ bằng bánh ăn dặm để bổ sung năng lượng.
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ cần phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết. Không những thế, còn phải thường xuyên thay đổi món ăn để kích thích vị giác của bé. Các nhóm thực phẩm quan trọng của các bé 6 tháng tuổi là:
Các chuyên gia khuyến cáo, thận của trẻ khi mới 6 tháng tuổi còn đang yếu cho nên các mẹ không nên cho muối hay mắm, nêm vào đồ ăn dặm dành cho trẻ. Bởi khi thêm gia vị mắm, muối vào thức ăn gây việc quá tải cho thận của bé, làm ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ sau này.
Nếu muốn kích thích vị giác của bé, mẹ cũng có thể cho thêm một ít dầu ăn cho bé khi chế biến thức ăn dặm. Dầu có thể giúp cơ thể bé dễ dàng hấp thụ vitamin D, canxi tốt hơn cũng như tăng khả năng hòa tan các chất khó tiêu nhằm hỗ trợ dạ dày còn đang yếu của trẻ hoạt động hiệu quả.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong những tháng đầu đời. Trẻ trên 6 tháng tuổi vẫn nên bổ sung thêm sữa công thức vào thực đơn hàng ngày để trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Dưới đây là một số trường hợp trẻ cần uống sữa công thức:
Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc lượng ăn dặm cho bé 6 tháng và cách xây dựng những bữa ăn phong phú phù hợp với bé nhà mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (8:00 - 21:30) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn ngay nhé!
Bài viết có hữu ích với bạn không?
Cám ơn bạn đã phản hồi!